quyền được nuôi con

Chủ đề   RSS   
  • #347377 29/09/2014

    trananh1985

    Male
    Sơ sinh

    Ninh Bình, Việt Nam
    Tham gia:29/07/2014
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 335
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 0 lần


    quyền được nuôi con

    Thưa luật sư.tôi có môt bé trai được 8tháng tuổi.giờ tôi muốn li hôn thì tôi có được nuôi con không.vì nay con tôi chưa có công việc ổn định vẫn ở nhà chăm con.xin luật sư tư vấn giúp tôi vì tôi tìm. Hiểu thì được biết nếu tôi muốn được nuôi con thì phải có việc làm thì mới được nuôi.trong trường hợp của tôi thì tôi có quyền nuôi con không.tôi xin cảm ơn va mong luât sư tư bấn giúp
     
    4938 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #347380   29/09/2014

    khoathads
    khoathads
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/07/2010
    Tổng số bài viết (794)
    Số điểm: 7154
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 419 lần


     

    trananh1985 viết:
    Thưa luật sư.tôi có môt bé trai được 8tháng tuổi.giờ tôi muốn li hôn thì tôi có được nuôi con không.vì nay con tôi chưa có công việc ổn định vẫn ở nhà chăm con.xin luật sư tư vấn giúp tôi vì tôi tìm. Hiểu thì được biết nếu tôi muốn được nuôi con thì phải có việc làm thì mới được nuôi.trong trường hợp của tôi thì tôi có quyền nuôi con không.tôi xin cảm ơn va mong luât sư tư bấn giúp

     

    Chào bạn!

    Căn cứ theo quy định tại Điều 85 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 thì bạn có quyền gửi đơn đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi chồng bạn có hộ khẩu thường trú (hoặc đang tạm trú) để được giải quyết ly hôn.

    Theo quy định tại Điều 92 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, cụ thể:

    "Điều 92: Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn

    1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

    2. Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác."

    Như vậy khi yêu cầu ly hôn, Tòa án sẽ căn cứ vào tuổi của con bạn (08 tháng) và nguyên tắc tại điều 92 nêu trên để giao con cho người mẹ nuôi và người cha phải có nghĩa vụ cấp dưỡng (trừ trường hợp các bên thỏa thuận không cần cấp dưỡng). Tuy nhiên, trong tương lai (khi con đủ 03 tuổi trở lên hoặc bạn không có khả năng chăm sóc tốt cho bé) thì người cha vẫn có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi quyền nuôi con từ mẹ sang cha.

    Nói tóm lại, hãy suy nghĩ cho kỹ trước khi quyết định ly hôn vì điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của bé về sau.

     

     

    Cập nhật bởi khoathads ngày 29/09/2014 03:32:11 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn khoathads vì bài viết hữu ích
    trananh1985 (29/09/2014)
  • #347668   30/09/2014

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần
    Lawyer

    Khi con dưới 12 tháng tuổi thì chỉ người vợ mới có quyền ly hôn. và con dưới 36 tháng tuổi thì giao cho người vợ nuôi.

    Việc chứch minh quyền nuôi con chỉ khi có tranh chấp về quyền nuôi con và con ở độ tuổi từ 36 tháng tuổi trở lên và các điều kiện khác nhau để chứng minh quyền nuôi con, kinh tế chỉ là 1 điều kiện rất nhỏ. Bạn vào www.luatdoanhgia.vn tìm hiểu thêm về điều kiện nuôi con.

    Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

    LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

    Email: luatsungothethem@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatsungothethem vì bài viết hữu ích
    trananh1985 (09/10/2014)
  • #347762   01/10/2014

    domanhhlu
    domanhhlu

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:29/09/2014
    Tổng số bài viết (30)
    Số điểm: 150
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 11 lần


    Luật hôn nhà và gia đình quy định về quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn và Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn như sau:

    Điều 85. Quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn

    1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn.

    2. Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn.

    Điều 92. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn

    1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

    2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác.

    Điểm d mục 11 Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao số 02/2000/NĐ-HĐTP ngày 23 tháng 12 năm 2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 có quy định cụ thể về vấn đề trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn như sau:

    “d. Trong trường hợp vợ, chồng không thoả thuận được về người trực tiếp nuôi con thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần. Nếu con từ đủ chín tuổi trở lên, thì trước khi quyết định, Toà án phải hỏi ý kiến của người con đó về nguyện vọng được sống trực tiếp với ai.

    Về nguyên tắc, con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi con, nếu các bên không có thoả thuận khác”.

    Trong trường hợp trên cháu bé mới được 8 tháng tuổi mà theo quy định tại Điều 85 thì đối với trường hợp con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu ly hôn, chỉ người vợ mới có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn.

    Về nguyên tắc vợ chồng bạn khi ly hôn có thể thoả thuận về người trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Tuy nhiên, do cháu bé hiện mới 8 tháng tuổi nên khi khi ly hôn bạn vẫn được Toà án xem xét cho phép được quyền trực tiếp nuôi con nếu bạn mong muốn được nuôi con và vợ chồng bạn không có thoả thuận nào khác.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn domanhhlu vì bài viết hữu ích
    trananh1985 (09/10/2014)