1/ Tuy k có văn bản nào quy định cách sắp xếp chung, nhưng pháp luật chuyên ngành có quy định một số lúc cần tuân theo trính tự thứ tự. Ví dụ trong Luật Tố tụng hành chính,
Điều 164: "4. Trong phần nội dung vụ án và nhận định của Toà án phải ghi yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện; đề nghị của người bị kiện; đề nghị, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; nhận định của Toà án; điểm, khoản, điều của văn bản quy phạm pháp luật mà Toà án căn cứ để giải quyết vụ án.
Điều 206: "4. Trong phần nội dung vụ án, kháng cáo, kháng nghị, nhận định phải tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm; nội dung kháng cáo, kháng nghị; nhận định của Hội đồng xét xử phúc thẩm; điểm, khoản và điều của văn bản quy phạm pháp luật mà Hội đồng xét xử phúc thẩm căn cứ để giải quyết vụ án."
Điều 229, khoản 2: "i) Điểm, khoản, điều của Luật tố tụng hành chính mà Hội đồng giám đốc thẩm căn cứ để ra quyết định;"
...
Khi văn bản liên quan đã chỉ đích danh trật tự áp dụng thì ta cần tôn trọng trật tự đó. Đối với trường hợp ngược lại thì ta đảo lại. Đây là lí do vì sao mà trong các bản án, cả bên hành chính, dân sự lẫn hình sự đều có cách đọc theo trật tự như cách Thứ nhất mà HuyenVuLS nêu.
2/ Chữ 'Điều' viết hoa. Ví dụ: Căn cứ điểm i, khoản 2, Điều 2 của Luật ...
3/ Không nên dùng từ 'Bộ luật Dân sự năm 2005'. Ta dùng đơn giản là 'Bộ luật Dân sự' thôi, mà chuẩn nhất là dùng từ: 'Luật số 33/2005/QH11'.
Ví dụ: Luật số 33/2005/QH11, Điều 3, khoản 9, điểm b; hoặc: điểm b, khoản 9, Điều 3 của Luật số 33/2005/QH11.