Quy tắc đọc/viết “điều luật”

Chủ đề   RSS   
  • #343383 09/09/2014

    HuyenVuLS
    Top 150
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (575)
    Số điểm: 30478
    Cảm ơn: 101
    Được cảm ơn 799 lần
    SMod

    Quy tắc đọc/viết “điều luật”

    Nhiều thành viên Dân Luật thắc mắc về thứ tự sắp xếp (điểm, khoản, điều, luật) khi nêu ra căn cứ pháp luật như thế nào cho đúng?

    Trả lời:

    Hiện tại, không có văn bản pháp luật nào đề cập đến quy tắc này. Tuy nhiên, thực tế thường diễn ra hai cách sắp xếp thứ tự căn cứ pháp luật như sau:

    - Thứ nhất, trật tự từ nhỏ đến lớn

    Ví dụ 1: Điểm a, khoản 2, điều 28, Bộ luật Dân sự năm 2005 (Cách này được đa số người dùng sử dụng).

    Tuy nhiên, cách này tồn tại hạn chế là phải đọc hết căn cứ pháp luật mới xác định được văn bản luật.

    - Thứ hai, trật tự từ lớn đến nhỏ

    Ví dụ 2: Bộ luật Dân sự năm 2005, điều 28, khoản 2, điểm a.

    Cách viết này sẽ hạn chế tồn tại của cách thứ nhất, đọc đến đâu sẽ khoanh vùng nội dung đến đó.

    P/s: Bài viết mang quan điểm cá nhân, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ quý thành viên.

     
    193385 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn HuyenVuLS vì bài viết hữu ích
    quytan2311 (26/09/2017) Toanhuynhlaw (09/09/2014)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #484558   07/02/2018

    HocVienTuPhap
    HocVienTuPhap

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/04/2016
    Tổng số bài viết (60)
    Số điểm: 765
    Cảm ơn: 105
    Được cảm ơn 21 lần


    dễ với người TÌM điều luật thôi bạn, còn người trích luật - khi nhìn vào một điều luật để nói lại cho người khác tìm ở điều khoản nào - thì bao giờ thể hiện điểm từ nhỏ đến lớn sẽ dễ < nhìn> hơn để trích

    Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ đến với bạn.

    Hotline: 0989.422.798/ 0924.848.535. Luật sư - Hãng luật Đại An Phát. Lya BuilDing, phòng 12 A, Chung cư Viện chiến lược Bộ Công An, Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội.

    Website: http://luatdaianphat.com

     
    Báo quản trị |  
  • #484599   07/02/2018

    ha2308
    ha2308
    Top 500
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (122)
    Số điểm: 772
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 19 lần


    Cái này trước đây mình đi học Đại Học thầy cô có quy định cho sinh viên viết theo kiểu từ Điểm, Khoản đến lớn hơn. Nhưng mình thấy thì cách viết nào còn tùy thuộc vào người tiếp xúc với văn bản đó, ví dụ như mình là người trích luật ra thì để khỏi lộn thì cứ viết từ nhỏ tới lớn (Cách 1), còn nếu là người đang đọc đọan trình bày mình lại thích người khác ghi từ lớn đến nhỏ (Cách 2) cho khỏi tìm nhầm.

     
    Báo quản trị |  
  • #484600   07/02/2018

    thambui94
    thambui94
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/12/2017
    Tổng số bài viết (252)
    Số điểm: 3162
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 35 lần


    Mình trước giờ vẫn đọc điều luật theo quy tắc từ nhỏ đến lớn, thấy như thế nó sẽ xuôi hơn và cũng quen rồi. Tuy nhiên, đúng là đọc theo cách đó thì có mặt hạn chế đọc đến cuối cùng mới khoanh vùng được cái văn bản mà mình cần coi là gì. Nhưng trên thực tế, mình cũng thấy cơ quan nhà nước, đặc biệt là Toà án cũng đọc theo cách từ nhỏ đến lớn. Với lại thực ra nhìn lướt là sẽ tới ngay cái văn bản được nêu ra rồi. 

     
    Báo quản trị |  
  • #484664   08/02/2018

    hoatuyetly152
    hoatuyetly152
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2011
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 2979
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 84 lần


    Hai quy tắc chỉ là khác nhau ở góc nhìn người trích luật và người tìm điều luật thôi. Người trích luật thì theo thứ tự viết văn bản sẽ trích điểm – khoản – điều – luật, còn người tìm điều luật vẫn thích thứ tự luật – điều – khoản – điểm. Mà vấn đề này cũng phải tuân theo một nguyên tắc luật định nào thì mình nghĩ cứ nên dùng linh hoạt thôi. Cách nào cũng đúng nên dùng thế nào cũng được.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hoatuyetly152 vì bài viết hữu ích
    trongnguyen2002111@gmail.com (04/12/2022)
  • #503530   28/09/2018

    ngocanh2902
    ngocanh2902

    Female
    Sơ sinh

    Quảng Bình, Việt Nam
    Tham gia:29/02/2016
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Nếu khi đọc thì cách thứ 2 dễ khoanh vùng hơn. Tuy nhiên khi viết viết thì cách thứ nhất sẽ tiện hơn. Vì khi tra căn cứ luật để trình bày thành văn bản, người viết sẽ tra ngược từ "điểm, khoản, Điều, Luật". Với chắc do thói quen khi đi học nên cảm thấy cách vết từ nhỏ đến lớn thuận hơn

     
    Báo quản trị |  
  • #503796   02/10/2018

    TruongMinhToan
    TruongMinhToan
    Top 150
    Male
    Lớp 7

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2016
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 9874
    Cảm ơn: 170
    Được cảm ơn 190 lần


    Việc trích dẫn, đọc điều luật như thế nào mình chưa thấy có quy định, nhưng tùy thuộc vào từng người, miễn sao là người đọc, người nghe hiểu và có thể tìm thấy quy định chính xác, điều khó là hiện nay nhiều quy định bị sửa đổi, bổ sung, người hay đọc luật còn rối nói chi là người dân lâu lâu còn tham khảo.

     
    Báo quản trị |