Quy tắc đọc/viết “điều luật”

Chủ đề   RSS   
  • #343383 09/09/2014

    HuyenVuLS
    Top 150
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (575)
    Số điểm: 30553
    Cảm ơn: 141
    Được cảm ơn 800 lần
    SMod

    Quy tắc đọc/viết “điều luật”

    Nhiều thành viên Dân Luật thắc mắc về thứ tự sắp xếp (điểm, khoản, điều, luật) khi nêu ra căn cứ pháp luật như thế nào cho đúng?

    Trả lời:

    Hiện tại, không có văn bản pháp luật nào đề cập đến quy tắc này. Tuy nhiên, thực tế thường diễn ra hai cách sắp xếp thứ tự căn cứ pháp luật như sau:

    - Thứ nhất, trật tự từ nhỏ đến lớn

    Ví dụ 1: Điểm a, khoản 2, điều 28, Bộ luật Dân sự năm 2005 (Cách này được đa số người dùng sử dụng).

    Tuy nhiên, cách này tồn tại hạn chế là phải đọc hết căn cứ pháp luật mới xác định được văn bản luật.

    - Thứ hai, trật tự từ lớn đến nhỏ

    Ví dụ 2: Bộ luật Dân sự năm 2005, điều 28, khoản 2, điểm a.

    Cách viết này sẽ hạn chế tồn tại của cách thứ nhất, đọc đến đâu sẽ khoanh vùng nội dung đến đó.

    P/s: Bài viết mang quan điểm cá nhân, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ quý thành viên.

     
    197731 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn HuyenVuLS vì bài viết hữu ích
    quytan2311 (26/09/2017) Toanhuynhlaw (09/09/2014)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #343478   10/09/2014

    anhminhhh
    anhminhhh
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/10/2013
    Tổng số bài viết (192)
    Số điểm: 3407
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 60 lần


    1/ Tuy k có văn bản nào quy định cách sắp xếp chung, nhưng pháp luật chuyên ngành có quy định một số lúc cần tuân theo trính tự thứ tự. Ví dụ trong Luật Tố tụng hành chính,

    Điều 164: "4. Trong phần nội dung vụ án và nhận định của Toà án phải ghi yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện; đề nghị của người bị kiện; đề nghị, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; nhận định của Toà án; điểm, khoản, điều của văn bản quy phạm pháp luật mà Toà án căn cứ để giải quyết vụ án.

    Điều 206: "4. Trong phần nội dung vụ án, kháng cáo, kháng nghị, nhận định phải tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm; nội dung kháng cáo, kháng nghị; nhận định của Hội đồng xét xử phúc thẩm; điểm, khoản và điều của văn bản quy phạm pháp luật mà Hội đồng xét xử phúc thẩm căn cứ để giải quyết vụ án."

    Điều 229, khoản 2: "i) Điểm, khoản, điều của Luật tố tụng hành chính mà Hội đồng giám đốc thẩm căn cứ để ra quyết định;"

    ...

    Khi văn bản liên quan đã chỉ đích danh trật tự áp dụng thì ta cần tôn trọng trật tự đó. Đối với trường hợp ngược lại thì ta đảo lại. Đây là lí do vì sao mà trong các bản án, cả bên hành chính, dân sự lẫn hình sự đều có cách đọc theo trật tự như cách Thứ nhất mà HuyenVuLS nêu.

    2/ Chữ 'Điều' viết hoa. Ví dụ: Căn cứ điểm i, khoản 2, Điều 2 của Luật ...

    3/ Không nên dùng từ 'Bộ luật Dân sự năm 2005'. Ta dùng đơn giản là 'Bộ luật Dân sự' thôi, mà chuẩn nhất là dùng từ: 'Luật số 33/2005/QH11'.

    Ví dụ: Luật số 33/2005/QH11, Điều 3, khoản 9, điểm b; hoặc: điểm b, khoản 9, Điều 3 của Luật số 33/2005/QH11.
     
    Báo quản trị |  
    5 thành viên cảm ơn anhminhhh vì bài viết hữu ích
    phuonguyen2503 (01/10/2017) thanhvien123123 (24/03/2018) Knimare (31/10/2020) Ms.cl (03/11/2020) Law4u (21/07/2021)
  • #468652   25/09/2017

    Mình hỏi thêm vậy dưới điều khoản điểm là gì?

    Ví dụ:

    Điều 1:..........

    1. Trách nhiệm

    a. Của chủ

    - Được........

    - Được..........

    b. Của khách

    - Được.....

    - Được.....

    Ở đây, Điều 1, khoản 1, điểm b... còn 2 cái gạch đầu dòng thứ nhất và thứ thì mình gọi bằng gì?

     
    Báo quản trị |  
  • #468653   25/09/2017

    vytran92
    vytran92
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/06/2016
    Tổng số bài viết (440)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 32
    Được cảm ơn 72 lần


    darksumon viết:

    Mình hỏi thêm vậy dưới điều khoản điểm là gì?

    Ví dụ:

    Điều 1:..........

    1. Trách nhiệm

    a. Của chủ

    - Được........

    - Được..........

    b. Của khách

    - Được.....

    - Được.....

    Ở đây, Điều 1, khoản 1, điểm b... còn 2 cái gạch đầu dòng thứ nhất và thứ thì mình gọi bằng gì?

    Theo mình thì vẫn gọi là "Gạch đầu dòng thứ nhất, điểm..., khoản ..., Điều ..."; trong trường hợp không có gạch đầu dòng, chỉ có từng đoạn thì có thể gọi là "Đoạn thứ nhất, điểm..., khoản ..., Điều ...". Không biết cách gọi tên và đặt như vậy đúng chưa, mong mọi người cho ý kiến.

     
    Báo quản trị |  
  • #468659   25/09/2017

    pukachi_kw
    pukachi_kw

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/08/2017
    Tổng số bài viết (112)
    Số điểm: 995
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 34 lần


    Việc trích dẫn sẽ tùy thuộc vào kinh nghiệm trình bày văn bản của mỗi người. Tuy nhiên, về nguyên tắc, để đảm bảo được vai trò của văn bản làm căn cứ thì việc trích dẫn văn bản pháp luật cần phải ngắn gọn và dễ hiểu, để người đọc dễ dàng tìm kiếm nội dung của quy định đó.

     
    Báo quản trị |  
  • #468672   25/09/2017

    thanhtamlkt
    thanhtamlkt
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/11/2014
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 1228
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 32 lần


    Mình thấy đa số các thầy cô, các bạn sinh viên và những người sử dụng luật đều đọc luật theo cách thứ nhất (theo thứ tự từ nhỏ đến lớn). Bản thân mình thì thấy cách đọc thứ hai (theo thứ tự từ lớn đến nhỏ) dễ tìm nội dung điều luật hơn, chứ theo cách thứ nhất thì đọc đến luật nào thì lại quên mất đang cần tìm điểm nào, khoản nào luôn rồi.

     
    Báo quản trị |  
  • #468679   25/09/2017

    Sensen93
    Sensen93
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (291)
    Số điểm: 3005
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 155 lần


    Hiện nay đa số chúng ta đều đang sử dụng cách viết thứ nhất, tức là liệt kê điều luật theo thứ tự từ nhỏ đến lớn. Tuy nhiên, cá nhân mình vẫn thích cách viết thứ 2 hơn. Mình cảm giác viết theo kiểu này dễ hệ thống hơn với lại chúng ta dễ khoanh vùng được nội dung luật, bộ luật nào mình đang muốn áp dụng.

    Everything happens for a reason...

     
    Báo quản trị |  
  • #468683   25/09/2017

    haianh1648
    haianh1648
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2017
    Tổng số bài viết (267)
    Số điểm: 1821
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 44 lần


    Mình thấy cách thứ nhất vẫn dễ sử dụng hơn. Chắc do thói quen trước giờ vẫn hay sử dụng cách đó. Khi liệt kê thì cách thứ hai mình vẫn thấy đúng. Tuy nhiên, mình vẫn sử dụng cách viết thứ nhất do đọc thuận miệng, nên viết như vậy luôn.

     
    Báo quản trị |  
  • #468694   25/09/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    Hiện nay mới xuất hiện thêm 1 cách viết rất "ngắn gọn", ví dụ điểm a, khoản 1, điều 100 Bộ luật dân sự 2015 thì viết : "điều 100.1.a bộ luật dân sự 2015". Cách viết này đã xuất hiện trong Slide bài giảng của nhiều giảng viên trong các cơ sở đào tạo Cử nhân Luật.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #484583   07/02/2018

    giangmoom
    giangmoom
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (345)
    Số điểm: 6481
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 136 lần


     

    TranTamDuc.1973 viết:

     

    Hiện nay mới xuất hiện thêm 1 cách viết rất "ngắn gọn", ví dụ điểm a, khoản 1, điều 100 Bộ luật dân sự 2015 thì viết : "điều 100.1.a bộ luật dân sự 2015". Cách viết này đã xuất hiện trong Slide bài giảng của nhiều giảng viên trong các cơ sở đào tạo Cử nhân Luật.

     



    Cách này có thể dùng nhưng không phổ biến bởi nếu không phải là người học luật, không phải là người biết luật và từng biết qua cách viết này thì không thể xác định được dãy số này là cái gì, tìm hoài không thấy cái điều "100.1.a" ở đâu, rất phiền phức và hạn chế cho những người không biết luật hay học luật tìm hiểu pháp luật. Theo quan điểm cá nhân mình vẫn muốn sử dụng cách thức thứ 1. (Đầy đủ chi tiết rõ ràng chưa chắc đã tìm được chứ chưa nói đến bỏ hết thay bằng dấu chấm như trên)

     

    Cập nhật bởi giangmoom ngày 07/02/2018 02:52:41 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #468721   25/09/2017

    thuytrangak
    thuytrangak
    Top 75
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (940)
    Số điểm: 7910
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 175 lần


    Cả 4 năm đại học mình đều đọc theo quy tắc chung của thấy cô là điểm...khoản... Điều. Và từ Điều đều phải viết in hoa chữ cái đầu tiên. Bây giờ mình cũng thấy đây là cách đọc phổ biến nhất. Cũng có những cách đọc khác, nhưng có lẽ là tùy thuộc vào kỹ năng trình bày văn bản của mỗi người.

     
    Báo quản trị |  
  • #468731   25/09/2017

    hkhduy
    hkhduy
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:23/11/2014
    Tổng số bài viết (304)
    Số điểm: 7238
    Cảm ơn: 186
    Được cảm ơn 139 lần


    Mình thấy thông dụng nhất vẫn là dùng theo trật từ từ nhỏ tới lớn. Có lẽ đây là do thói quen của người sử dụng, một số thứ khác chúng ta vẫn liệt kê theo thứ tự từ nhỏ tới lớn như ngày tháng năm, địa chỉ nhà,...Mình nghĩ dần dần nên thay đổi dùng điều luật theo thứ tự lớn tới nhỏ sẽ hay và thuận tiện hơn.

    Cập nhật bởi hkhduy ngày 26/09/2017 07:58:03 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #468749   26/09/2017

    lamthanhtruc
    lamthanhtruc
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (278)
    Số điểm: 2015
    Cảm ơn: 42
    Được cảm ơn 64 lần


    Cá nhân mình từ đó đến giờ vẫn cứ viết theo cách thứ nhất là điểm - khoản - điều - luật. Tuy nhiên vẫn có nhiều người dùng cách viết khác. Mình nghĩ việc liệt kê như thế nào cũng không quan trọng, quan trọng là nêu được căn cứ pháp lý làm cơ sở để chứng minh cho điều mình nói.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lamthanhtruc vì bài viết hữu ích
    KSVMN (10/09/2020)
  • #468751   26/09/2017

    quytan2311
    quytan2311
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2016
    Tổng số bài viết (513)
    Số điểm: 4889
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 157 lần


    Cách đọc thông dụng và dễ hiểu nhất vẫn là điểm, khoản, Điều. bởi một điều luật thì thông thường nhiều nội dung sẽ có đầy đù các mục trên. Như vậy, cách đọc thông dụng điểm, khoản, điều là hay nhất và dễ hình dung.Bên cạnh đó, đói với trường hợp như có đề cập có gạch đầu dòng thì đọc sao, tùy mỗi người thì có thêm từ gạch đầu dòng tuy nhiên thông thường sẽ có trích dẫn nội dung đó nên chỉ cần trích nội dung và nói là tại điểm, khoản, điều....

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn quytan2311 vì bài viết hữu ích
    DaoTienNgoc (12/05/2020)
  • #468785   26/09/2017

    yenlinh2010
    yenlinh2010
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:12/04/2017
    Tổng số bài viết (309)
    Số điểm: 2473
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 56 lần


    Trước giờ mình sử dụng cách một là điểm khoản điều quen rồi thấy dễ hơn, cũng thấy đa phần mọi người sử dụng cách đó, nhưng mà thấy cách hai cũng hợp lý nói chung là tùy thuộc vào thói quen của mỗi người thôi, chọn cách nào dễ xem là được 

     
    Báo quản trị |  
  • #469092   28/09/2017

    hoatuyetly152
    hoatuyetly152
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2011
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 2979
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 85 lần


    Mình cũng có cùng suy nghĩ với bạn. Đúng là cách đọc từ nhỏ đến lớn đã và đang rất thông dụng. Nhưng không phải vì vậy mà nó tỏ ra hiệu quả. Nếu được mình mong muốn mọi người có thể thay đổi qua cách thứ hai để việc tra cứu và tìm kiếm thuận tiện và mau chóng hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #469513   01/10/2017

    Nhiều văn bản sẽ trình bày theo thể thức là Điểm, Khoản, Điều tuy nhiên, cũng còn có một số văn bản được ban hành khá lâu, không trình bày theo thể thức này. Ví dụ như Thông tư 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT, hay Thông tư 09/2005/TT-BNV, thì nên trích dẫn như thế nào là đúng?

    Cập nhật bởi phuonguyen2503 ngày 01/10/2017 02:23:08 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #471316   17/10/2017

    danghaa_
    danghaa_
    Top 500
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (380)
    Số điểm: 5521
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 112 lần


    Re

    Xưa giờ đi học thì được hướng dẫn trình bày là điểm, khoản, điều. Nhưng khi tiếp xúc với một số bài viết và một số người trong nghề thì được khuyên là viết điều, khoản, điểm bởi khi tìm luật sẽ tìm từ điều trước mới đến khoản và điểm. Nếu viết ngược lại thì người không học luật sẽ khó tìm được căn xứ
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn danghaa_ vì bài viết hữu ích
    KSVMN (10/09/2020)
  • #471319   17/10/2017

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13688
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 256 lần


    Mình suốt thời gian học Đại học đều áp dụng theo cách 1, riết dần thành quen. Giờ thử đọc theo cách hai thấy rất ngượng. Đi từ tiểu tiết tới cái lớn hơn để dẽ hình dung nôi dung Điều luật. Một số khác lại thích cách 2 hơn khi cách đó giúp các bạn dễ dàng trong việc tìm kiếm luật. Cách nào cũng tốt cả, miễn sao ngắn gọn, súc tích để đọc lại là biết chúng ta đáng nhắm đến nội dung chính là gì.

     
    Báo quản trị |  
  • #471330   18/10/2017

    thuyhanh2512
    thuyhanh2512
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/06/2017
    Tổng số bài viết (217)
    Số điểm: 3310
    Cảm ơn: 33
    Được cảm ơn 92 lần


    Mình cũng sử dụng theo cách thứ nhất, vì thầy cô dạy lúc nào cũng đọc đi đọc lại làm mình cũng mặc nhiên học theo cách đó, lâu dần thành quen nó trở thành điều mặc định đúng đối với mình. Mình không có suy nghĩ sẽ đọc theo 1 kiểu khác nào đó, vì sử dụng như vậy cũng quen.

     
    Báo quản trị |  
  • #471333   18/10/2017

    Mình nghĩ sử dụng như thế nào cũng được, miễm là người đọc hiểu được đang nói đến vị trí đó trong văn bản là được, nhưng mình thường thấy cơ quan nhà nước thường gọi từ nhỏ đến lớn. ít khi thấy mấy văn bản hướng dẫn mà gọi từ lớn đến nhỏ lắm nên tốt nhất nên gọi từ nhỏ đến lớn cho chắc đi bạn.

     
    Báo quản trị |