Theo dõi, thực hiện hợp đồng của bộ phận kế toán chỉ là một phần của cái gọi là "quản lý hợp đồng"; tôi thấy nhiều công ty hay để cho bộ phận Kế hoạch soạn thảo hợp đồng, và có vẻ như một số Công ty họ soạn thảo chưa thực sự đảm bảo đúng đắn như: khi có điều khoản cần thay đổi của hợp đồng đã ký kết thì họ cùng nhau soạn một cái gọi là "Phụ lục hợp đồng" trong khi khái niệm phụ lục hợp đồng trong Luật dân sự như sau:
Điều 408. Phụ lục hợp đồng
1. Kèm theo hợp đồng có thể có phụ lục để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng.
2. Trong trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trong trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.
Theo tinh thần Đ408 trên khái niệm PLHĐ chính là chi tiết hóa điều khoản nào đó của hợp đồng chứ không phải là sửa đổi, bổ sung các điều khoản. Như vậy khi cần sửa đổi điều khoản nào đó trong HĐ thì đáng nhẽ phải làm hợp đồng sửa đổi, bổ sung chứ không phải là làm PLHĐ; việc này sẽ có người nghĩ là không quan trọng miễn sao 2 bên đồng ý và ký kết...là được. Cũng đúng... nhưng cái tiếp theo là nhiều điều khoản trong hợp đồng cần làm phụ lục như các điều khoản về thông số kỹ thuật của hàng hóa chẳng hạn...nhưng có khi lại chỉ soạn thành những tờ giấy thông thường mà không có ký kết của người đại diện theo pháp luật của các bên (như vậy tờ giấy thông số kỹ thuật đó có thể dễ dàng bị thay đổi)... những điều này có thể là những rủi ro pháp lý cho Công ty, là nguyên nhân của những tranh chấp...
Chính vì thế phải có sự "quản lý hợp đồng"; hơn nữa đã nói đến quy chế của Công ty ban hành ra thì có nghĩa là vì lợi ích chung của công ty rồi chứ có phân biệt gì là người của kế toán họ phải theo dõi hay không đâu...
3 điều làm nên giá trị con người: Siêng năng – Chân thành – Thành đạt