Khi Bộ luật hình sự 2015 được ban hành, nhiều người đã đặt câu hỏi "Liệu Dương Chí Dũng có thoát án tử hình hay không?"
Khi đó, có rất nhiều ý kiến trái chiều liên quan đến vụ việc này. Tuy nhiên, sau khi Nghị quyết hướng dẫn thi hành Bộ luật hình sự 2015 được ban hành thì câu trả lời đã rõ. Dương Chí Dũng "Có thể" thoát án tử hình nếu bị án và gia đình đã nộp 3/4 số tiền tham ô ( số tiền bị buộc phải bồi thường), tức đã nộp khoảng 83 tỷ đồng thì sẽ được Chánh án TANDTC sẽ quyết định chuyển từ hình phạt tử hình sang Tù chung thân.
Trích nghị quyết "Người đã bị kết án tử hình vệ tội tham ô tài sản và tội nhận hối lộ trước 18/12/2015 và bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng chưa thi hành án mà chủ động nộp lại ít nhất ¾ tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với CQĐT hoặc lập công lớn thì Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm báo cáo ngay Chánh án TANDTC ra quyết định chuyển hình phạt tử hình sang tù chung thân".
Việc giao nộp ít nhất ¾ tài sản tham nhũng chỉ là yếu tố “cần” chứ chưa “đủ”. Vì để được chuyển từ án tử hình sang hình phạt tù chung thân thì còn phải có thêm một trong những điều kiện nữa mới đủ…”
Ngày 7/5/2014, HĐXX TAND Tối cao tại Hà Nội phiên phúc thẩm đã tuyên y án Sơ thẩm với Dương Chí Dũng là hình phạt tử hình về tội tham ô và 18 năm tù về tội cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, tổng hợp hình phạt là tử hình.
PV: Thưa Luật sư Tuấn, dư luận hiện đang rất băn khoăn với việc thông qua BLHS 2015, nhiều tội danh sẽ không còn, và 7 tội danh sẽ không còn án tử hình. Điều đáng nói với những người tham nhũng như Dương Chí Dũng nếu nộp 3/4 tiền tham ô sẽ được chuyển sang chung thân. Luật sư có quan điểm ra sao về vấn đề này?
LS. Nguyễn Văn Tuấn: Đây là điểm mới thể hiện rất đúng tinh thần Nghị quyết 49 của Đảng, tính nhân đạo trong chính sách hình sự của Nhà nước ta. Tôi nghĩ việc giảm áp dụng và thi hành hình phạt tử hình không hề giảm nhẹ vai trò trong phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm của Bộ luật Hình sự.
Việc bỏ hình phạt tử hình ở một số tội danh là phù hợp, bởi trên thực tế từ trước tới nay rất ít áp dụng và điều này cũng tốt trong xu thế Việt Nam hội nhập với thế giới.
Những tội đặc biệt nghiêm trọng, phổ biến như giết người, ma tuý... cần giữ lại hình phạt tử hình trong bối cảnh Việt Nam. Với tội tham ô, nhận hối lộ vẫn còn hình phạt tử hình nhưng có cách đối xử khác.
PV: Trường hợp bị cáo Dương Chí Dũng- nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines bị tuyên tử hình vì tham ô 10 tỷ đồng, giờ nộp lại hơn 7 tỷ đồng theo quy định thì có được giảm xuống án chung thân không, thưa luật sư?
LS. Nguyễn Văn Tuấn: Chúng ta nên nhớ, quy định về việc giao nộp ít nhất ¾ tài sản tham nhũng chỉ là yếu tố “cần” chứ chưa “đủ”. Vì để được chuyển từ án tử hình sang hình phạt tù chung thân thì còn phải có thêm một trong những điều kiện nữa mới đủ. Đó là, người bị kết tội tham nhũng phải “hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn”.
Như vậy, hiện nay dù ông Dương Chí Dũng có nộp lại ¾ tài sản tham nhũng thì cũng chưa thể được xem là thoát án tử hình. Căn cứ điểm b, khoản 2, điều 1 Nghị quyết thi hành BLHS thì “…các quy định khác có lợi cho người phạm tội thì được áp dụng đối với cả những hành vi phạm tội xảy ra trước 0 giờ 00 ngày 01 tháng 7 năm 2016. Do đó, nếu Dương Chí Dũng thỏa mãn được các điều kiện “cần” và “đủ” như tôi đã nói ở trên thì ông ấy có thể được chuyển từ hình phạt tử hình sang hình phạt chung thân.
PV: Hình phạt tử hình chỉ là một phần, còn quan trọng hơn muốn phòng, chống tham nhũng phải bằng nhiều chính sách khác?
Luật sư. Nguyễn Văn Tuấn: Đúng vậy. Thứ nhất để “không cần tham nhũng” thì người có năng lực, cống hiến tốt cho xã hội phải được đối đãi, trả lương xứng đáng để họ lo cho cuộc sống bản thân và gia đình.
“Không muốn tham nhũng” phải thông qua giáo dục về đạo đức, lòng tự trọng
Muốn “không thể tham nhũng” thì Nhà nước phải quản lý thật chặt để người ta có muốn cũng không thực hiện được. Ví dụ chính sách quản lý kinh tế như kiểm soán các nguồn thu- chi qua thẻ tín dụng thì rất khó tham nhũng.
Cuối cùng là “không dám tham nhũng”, tức là sợ pháp luật trừng trị. Cái “không dám này” phải là cuối cùng chứ không phải đứng đầu tiên.
PV: Nếu đánh giá chung nhất, nhiều người cho rằng BLHS mới thông qua có nhiều điểm tiến bộ, quan điểm của luật sư như thế nào?
LS. Nguyễn Văn Tuấn: Tôi thấy quan điểm này là đúng, vì lần đầu tiên trong hoạt động lập pháp của Việt Nam, chủ thể là “pháp nhân” đã được đưa vào bộ luật hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự về một số phạm pháp trong hoạt động kinh tế và môi trường.
Điều đặc biệt là những trẻ chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ chịu trách nhiệm hình sự với một số tội danh được cụ thể hóa hơn bộ luật hình sự hiện nay.
Ngoài ra, việc bỏ một số tội danh “có cũng như không” hoặc bỏ án tử hình đối với một số tội danh cũng là sự tiến bộ trong quá trình lập pháp vừa rồi của Quốc hội.
Xin cảm ơn luật sư!