QSDĐ có phải là tài sản hình thành trong tương lai?

Chủ đề   RSS   
  • #598964 23/02/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    QSDĐ có phải là tài sản hình thành trong tương lai?

    Tài sản hình thành trong tương lai hay là nhà ở, khu đô thị, chung cư đang mọc lên với tốc độ phát triển rất nhanh và được nhiều người lựa chọn đặt mua từ trước khi hoàn thiện công trình và bàn giao chúng.
     
    Với khái niệm nhà ở hình thành trong tương lai thì ta có thể biết được những căn nhà chỉ mới trên bản vẽ hoặc đang trong quá trình thi công vẫn có thể giao dịch được, vậy quyền sử dụng đất (QSDĐ) có được xem là tài sản hình thành trong tương lai?
     
    qsdd-co-phai-la-tai-san-hinh-thanh-trong-tuong-lai?
     
    1. Bất động sản hình thành trong tương lai là gì?
     
    Tại khoản 2 Điều 108 Bộ luật Dân sự 2015 có giải thích tài sản hình thành trong tương lai bao gồm 2 loại tài sản sau đây:
     
    - Tài sản chưa hình thành.
     
    - Tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch.
     
    Cụ thể hóa hơn thuật ngữ bất động sản hình thành trong tương lai thì khoản 19 Điều 3 Luật Nhà ở 2014 quy định nhà ở hình thành trong tương lai là nhà ở đang trong quá trình đầu tư xây dựng và chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng.
     
    Qua các quy định trên có thể thấy nhà ở, công trình xây dựng hoàn toàn được xem là bất động sản hình thành trong tương lai nếu vẫn đang trong quá trình đầu tư và chưa được nghiệm thu sử dụng.
     
    2. Bất động sản hình thành trong tương lai bao gồm những loại nào?
     
    - Nhà ở hình thành trong tương lai: 
     
    Là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân, đang trong quá trình xây dựng và chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng.
     
    - Căn hộ, nhà chung cư hình thành trong tương lai: 
     
    Là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh, đang trong quá trình xây dựng và chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng.
     
    - Công trình xây dựng hình thành trong tương lai: 
     
    Là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế, đang trong quá trình xây dựng và chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng. 
     
    Công trình xây dựng bao gồm công trình dân dụng, công trình công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình khác…
     
    Các hình thức bất động sản hình thành trong tương lai khác như: Condotel, nhà thương mại, khu phức hợp, resort nghỉ dưỡng, nhà riêng lẻ,….
     
    3. Có được thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai?
     
    Người có tài sản hình thành trong tương lai muốn thế chấp thì căn cứ theo Điều 8 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm các loại tài sản sau:
     
    - Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự 2015, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm.
     
    - Tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu.
     
    - Tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ.
     
    - Tài sản thuộc sở hữu toàn dân trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định.
     
    Tuy nhiên, theo khoản 4 Điều 10 Nghị định 21/2021/NĐ-CP lại không cho thực hiện bảo đảm nghĩa vụ bằng tài sản hình thành trong tương lai bằng quyền sử dụng đất.
     
    Do đó, nhà ở hình thành trong tương lai vẫn được thế chấp theo quy định tài sản hình thành trong tương lai còn QSDĐ thì không được xem là tài sản hình thành trong tương lai.
     
    4. Điều kiện để thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai
     
    Để xây dựng nhà ở hình thành trong tương lai trên thửa đất ở hợp pháp của mình được thế chấp tại các tổ chức tín dụng cần đáp ứng được các điều kiện dựa theo khoản 3 Điều 7 Thông tư 26/2015/TT-NHNN bao gồm:
     
    - Có giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất ở hợp pháp theo quy định của pháp luật về đất đai.
     
    - Có Giấy phép xây dựng nếu thuộc diện phải có giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật có liên quan.
     
    - Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu.
     
    - Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
     
    - Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
     
    Như vậy, từ các phân tích trên cho thấy QSDĐ không phải là tài sản hình thành trong tương lai và không thể thực hiện thế chấp theo quy định thế chấp tài sản hình thành trong tương lai.
     
    1506 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (28/02/2023) ThanhLongLS (23/02/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #598987   23/02/2023

    Hong312
    Hong312
    Top 75
    Lớp 6

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (878)
    Số điểm: 7537
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 137 lần


    QSDĐ có phải là tài sản hình thành trong tương lai?

    Cảm ơn bài viết của bạn, như vậy, quyền sử dụng đất không được coi là tài sản hình thành trong tương lai và đối với mảnh đất mua tại khu đô thị mới mà chủ đầu tư đang trong quá trình xin cấp QSDĐ thì không thể thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với mảnh đất.

     
    Báo quản trị |  
  • #599395   28/02/2023

    banhquecute
    banhquecute
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam
    Tham gia:29/05/2022
    Tổng số bài viết (304)
    Số điểm: 2840
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 55 lần


    QSDĐ có phải là tài sản hình thành trong tương lai?

    Cảm ơn những thông tin hữu ích mà tác giả đã chia sẻ. Ngoài ra, mình xin bổ sung thêm thông tin về hồ sơ thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai của tổ chức, cá nhân xây dựng trên thửa đất ở hợp pháp của mình bao gồm:

    - Giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất ở hợp pháp theo quy định của pháp luật về đất đai.

    - Giấy phép xây dựng nếu thuộc diện phải có Giấy phép xây dựng.

    - Hợp đồng thế chấp.

    - Các giấy tờ khác (nếu có).

    (khoản 4 Điều 9 Thông tư 26/2015/TT-NHNN)

     

     
    Báo quản trị |  
  • #599413   28/02/2023

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1359)
    Số điểm: 11357
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 201 lần


    QSDĐ có phải là tài sản hình thành trong tương lai?

    Cảm ơn thông tin hữu ích mà bạn đã chia sẻ. Hiện nay pháp luật chưa có phép thỏa thuận mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong tương lai nên các bên chưa thể kí kết loại hợp đồng này được. Nếu muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì phải đáp ứng điều kiện tạo Điều 188 Luật đất đai 2013, trong đó có một điều kiện là đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.  

     

     
    Báo quản trị |  
  • #599417   28/02/2023

    QSDĐ có phải là tài sản hình thành trong tương lai?

    Cảm ơn bài viết của bạn

    Vì tài sản đảm bảo là tài sản hình thành trong tương lai có những đặc điểm đặc thù riêng, do vậy khi ta đem tài sản này ra bảo đảm bên bảo đảm cần được có những quyền nhất định với tài sản đó.

     
    Báo quản trị |  
  • #600589   27/03/2023

    maithuan415
    maithuan415
    Top 150
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/06/2020
    Tổng số bài viết (561)
    Số điểm: 5031
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 62 lần


    QSDĐ có phải là tài sản hình thành trong tương lai?

    Cảm ơn bài viết của bạn. Hiện nay không có quy định đề cập đến quyền sử dụng đất được xem là tài sản hình thành trong tương lai. Do Khi chủ thể xác lập quyền sử dụng đất thì ngay lập tức quyền sở hữu tài sản là quyền sử dụng đất sẽ được hình thành cùng lúc khi xác lập giao dịch. Vì vậy, để bảo đảm quyền lợi không nên nhận chuyển nhượng mảnh đất trên khi chủ đầu tư chưa làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho mảnh đất đó.
     
     
    Báo quản trị |  
  • #601016   30/03/2023

    vantienggg2000
    vantienggg2000

    Sơ sinh

    Vietnam --> Quảng Ngãi
    Tham gia:21/03/2023
    Tổng số bài viết (59)
    Số điểm: 400
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    QSDĐ có phải là tài sản hình thành trong tương lai?

    Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai

    Thông qua việc tìm hiểu các quy định tại Điều 302 Bộ luật Dân sự 2015, Điều 53, Điều 55 và Điều 57 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP, tác giả rút ra được một số nhận xét về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai như sau:

    Thứ nhất, bên nhận bảo đảm được quyền khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm hoặc cho phép bên bảo đảm hoặc ủy quyền cho người thứ ba khai thác, sử dụng tài snr bảo đảm theo đúng tính năng và công dụng của tài sản. Việc cho phép hoặc ủy quyền khai thác, phương thức khai thác và việc xử lý hoa lợi, lợi tức thu được phải được lập thành văn bản.

    Thứ hai, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ việc khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm được dùng để thanh toán cho nghĩa vụ được bảo đảm cho bên nhận bảo đảm say khi trừ các.

    Thứ ba, bên nhận bảo đảm có quyền chuyển nhượng hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng khác về xác lập quyền đối với tài sản hình thành trong tương lai, nhận chính tài snr bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ đuọc bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm hoặc bán tài sản hình thành trong tương lai.

    Thứ tư, bên nhận bảo đảm có thể nhận chính tài sản này để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm hoặc xử lý theo quy định chung về xử lý tài sản bảo đảm đối với tài sản hiện có.

    Thứ năm, bên bảo đảm được quyền nhận lại tài sản bảo đảm khi hoàn thành các nghĩa vụ, tài sản bảo đảm được thay thế được trao đổi bằng tài sản khác, nghĩa vụ được bảo đảm được thanh toán bằng phương thức bù trừ nghĩa vụ.

     
    Báo quản trị |