Phạt Hợp đồng

Chủ đề   RSS   
  • #2725 27/05/2009

    hoalethanh

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Phạt Hợp đồng

    Công ty tôi cung cấp dịch vụ xây dựng phần mềm (website).

    Chúng tôi có ký Hợp đồng xây dựng phần mềm cho một khách hàng. Hợp đồng có quy định thời gian thực hiện và việc phạt chậm tiến độ thực hiện.

    Theo đó, nếu Công ty tôi thực hiện Hợp đồng bị chậm tiến độ thì sẽ chịu mức phạt 1% của tổng giá trị Hợp đồng cho mỗi (01) tuần quá hạn. Trong quá trình thực hiện, do một số nguyên nhân nên Công ty tôi đã không đảm bảo được tiến độ cam kết; phía khách hàng quyết định phạt vi phạm.

    Tôi được biết, theo quy định tại Điều 301 của Luật Thương mại thì mức phạt vi phạm Hợp đồng do các bên thỏa thuận nhưng không quá 8% giá trị nghĩa vụ phần hợp đồng bị vi phạm.

    1. Vậy dịch vụ phần mềm Công ty tôi cung cấp có phải là một trong các dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật thương mại không? Căn cứ?

    2.  Trong trường hợp cụ thể như tôi vừa nêu, việc phạt vi phạm Hợp đồng sẽ thực hiện theo thỏa thuận giữa hai bên tại Hợp đồng (1% tổng giá trị hợp đồng/ tuần) hay là theo quy định của Luật. Nếu mức phạt hợp đồng thực hiện theo quy định  của Luật thì sẽ do Luật nào điều chỉnh? Tại sao? Các căn cứ?

    Xin luật sư tư vấn và giải đáp giúp tôi các vấn đề trên.

    Cảm ơn luật sư rất nhiều.
    Cập nhật bởi LawSoft05 ngày 21/09/2010 10:42:25 AM
     
    12664 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #2726   27/05/2009

    Lg_NguyenTienDung
    Lg_NguyenTienDung

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/09/2008
    Tổng số bài viết (91)
    Số điểm: 482
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Chào anh!

    Dịch vụ phần mềm cũng thuộc phạm vi điều chỉnh của #0070c0;">luật thương mại Việt Nam#0070c0;">.

    Trong hợp đồng các bên có thể thỏa thuận điều khoản phạt vi phạm do việc chậm thực hiện nghĩa vụ, tỉ lệ mức phạt có thể trên đơn vị ngày/tuần/tháng cho thời gian trể hạn, nhưng tổng mức phạt tối đa không được vượt quá 8% giá trị hợp đồng.

    Thân mến.

     
    Báo quản trị |  
  • #2741   12/06/2009

    ls_nguyenhuong
    ls_nguyenhuong

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2009
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Nếu tổng mức phạt tính theo thoả thuận trong hợp đồng nhở hơn nhỏ hơn 8% giá trị hợp đồng thì áp dụng thoả thuận trong hđ, nếu tổng múc phat lớn hơn 8% thì  cty bạn được quyền áp dụng #0070c0;">điều 301 Luật thương mại#0070c0;">
     
    Báo quản trị |  
  • #2742   12/06/2009

    Lg_NguyenTienDung
    Lg_NguyenTienDung

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/09/2008
    Tổng số bài viết (91)
    Số điểm: 482
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Chào bạn!

    Bạn đã hiểu sai văn bản luật. #0070c0;">Điều 301, luật TM#0070c0;"> ghi rõ:

    "Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này."

    Trừ trường hợp quy định tại Điều 266, là đối với dịch vụ giám định, "..... mức phạt do các bên thỏa thuận, nhưng không vượt quá mười lần thù lao dịch vụ giám định..."

    Bạn chịu rõ đọc và phân tích văn bản cẩn thận nhé.

    Thân mến.

     
    Báo quản trị |  
  • #128655   07/09/2011

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Câu hỏi của bạn tôi xin trả lời như sau:
    1. Theo quy định tại Điều 1 và Điều 2 Luật thương mại 2005 thì: "Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

    1. Hoạt động thương mại thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà x• hội chủ nghĩa Việt Nam.

    2. Hoạt động thương mại thực hiện ngoài l•nh thổ nước Cộng hoà x• hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp các bên thoả thuận chọn áp dụng Luật này hoặc luật nước ngoài, điều ước quốc tế mà Cộng hoà x• hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng Luật này.

    3. Hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với thương nhân thực hiện trên l•nh thổ nước Cộng hoà x• hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi đó chọn áp dụng Luật này.

    Điều 2. Đối tượng áp dụng

    1. Thương nhân hoạt động thương mại theo quy định tại Điều 1 của Luật này.

    2. Tổ chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại.

    3. Căn cứ vào những nguyên tắc của Luật này, Chính phủ quy định cụ thể việc áp dụng Luật này đối với cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh."
    Như vậy nếu khách hàng của bạn ký kết hợp đồng nhằm mục đích sinh lợi thì Hợp đồng đó sẽ thuộc phạm vi điều chỉnh của luật thương mại. Còn nếu khách hàng đó ký kết hợp đồng mà không nhằm mục đích sinh lợi thì có thể áp dụng luật Dân sự nếu người khởi kiện là khách hàng đó.

    Thạc sĩ, luật sư: ĐẶNG VĂN CƯỜNG - ĐT: 0977999896 - http://trungtamtuvanphapluat.vn

    Địa chỉ: Văn phòng luật sư Chính Pháp, Số 65b phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội.

    - Điện thoại/Fax:0437.327.407

    -Gmail: LuatsuChinhPhap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - https://www.facebook.com/luatsuchinhphap

    I. DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP:

    Tranh tụng + Tư vấn + Đại diện ngoài tố tụng + Soạn thảo văn bản. Cụ thể như sau:

    1. Luật sư bào chữa, tranh tụng trong các vụ án: Hình sự, Dân sự, Lao động, Hành chính, Kinh doanh, thương mại;

    2. Luật sư thay mặt khách hàng: làm người đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng và Đại diện ngoài tố tụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực pháp lý; Thương thuyết, Đàm phán hợp đồng; Thu hồi các khoản nợ khó đòi...

    3. Luật sư tư vấn pháp luật: Trực tiếp, bằng văn bản hoặc Email cho các tố chức, cá nhân đối với mọi lĩnh vực pháp luật. Tư vấn theo vụ việc hoặc tư vấn pháp luật thường xuyên cho Doanh nghiệp. Tư vấn thường xuyên cho các Báo điện tử trong mục Giải đáp pháp luật và Dịch vụ luật sư riêng.

    4. Luật sư thực hiện thủ tục hành chính trọn gói: Đăng ký kinh doanh; Xin cấp GCN QSD đất lần đầu, Khai nhận di sản thừa kế, Đăng ký sang tên khi mua bán, chuyển nhượng BĐS, Chuyển mục đích sử dụng đất...

    5. Luật sư soạn thảo: Hợp đồng, Di chúc, Đơn thư và các văn bản pháp lý khác theo yêu cầu.

    II. TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ cho mọi đối tượng (Liên hệ ngoài giờ hành chính):

    1. Hình thức tư vấn miễn phí:

    Luật sư Đặng Văn Cường thường xuyên tư vấn pháp luật miễn phí qua 3 hình thức:

    - Điện thoại: 0977.999.896

    - Gmail: Luatsuchinhphap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - Website: http://trungtamtuvanphapluat.vn

    - https://www.facebook.com/cuongluatsuchinhdai

    2. Thời gian tư vấn pháp luật miễn phí: Từ 19h-21h hàng ngày và cả ngày Thứ 7 + Chủ nhật

    III. BÀO CHỮA MIỄN PHÍ:

    Ths. Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội thường xuyên bào chữa miễn phí cho các đối tượng là: Người chưa thành niên; Người nghèo, Thân nhân liệt sĩ và Người có công với cách mạng.

    Văn phòng luật sư Chính Pháp cần tuyển dụng: Luật sư và Cộng tác viên làm việc tại Hà Nội và trưởng Chi nhánh ở các tỉnh Phía Bắc.

     
    Báo quản trị |  
  • #222354   26/10/2012

    Doang
    Doang

    Sơ sinh


    Tham gia:26/10/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin chào. Khách hàng của chúng tôi vi phạm hợp đồng và họ đã chấp nhận chịu phạt số tiền đặt cọc theo như hợp đồng đã ký. Nay tôi muốn làm biên bản phạt vi phạm hợp đồng nhưng chưa biết phải làm thế nào. Tôi muốn xin mẫu biên bản phạm vi phạm hợp đồng để làm cho chính xác. Xin mọi người giúp đỡ gấp. Tôi xin chân thành cảm ơn.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau: