Câu hỏi của bạn tưởng đơn giản nhưng trả lời đầy đủ hơi khó. Theo mình công việc của chuyên viên pháp chế doanh nghiệp phải tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp, ngành nghề... Tuy nhiên cũng có thể kể ra một số việc cơ bản như: Kiểm soát nội dung và tính pháp lý của các quy chế quản lý nội bộ của doanh nghiệp (hình thức kiểm soát có thể là được giao soạn thảo trực tiếp; có thể được giao đóng góp ý kiến để bộ phận khác soạn thảo; có thể được giao rà soát đối chiếu với các quy định của pháp luật xem có đúng không, có gì trái luật không...); Công việc tiếp là Kiểm soát tính pháp lý và nội dung của các hợp đồng trong kinh doanh (hình thức kiểm soát tùy doanh nghiệp có thể soạn thảo, hoặc chỉ thẩm định, góp ý... và có thể cả khâu đàm phán hợp đồng...); Công việc tiếp là tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong doanh nghiệp, công việc này thường chỉ có ở pháp chế các doanh nghiệp nhà nước, công việc này đôi khi rất hình thức nhưng vẫn phải có do có rất nhiều quy định phải thực hiện của cấp trên; Công việc tiếp là Tư vấn giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh trong doanh nghiệp (hình thức tư vấn có thể trực tiếp hoặc soạn văn bản báo cáo...), giả dụ như có người lao động kiện tụng người sử dụng lao động ra trước tòa thì phải chủ trì hoặc phối hợp với bộ phận nhân sự giải quyết sao cho đúng luật; Các việc khác...
3 điều làm nên giá trị con người: Siêng năng – Chân thành – Thành đạt