Phần thưởng thuộc về ai đây? / Bài dự thi số 3 của Dinhlex

Chủ đề   RSS   
  • #70955 29/11/2010

    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 151 lần


    Phần thưởng thuộc về ai đây? / Bài dự thi số 3 của Dinhlex

    Cho mình xin ý kiến về tình huống này nha các bạn.

    Mình đang học Luật Dân sự, gặp phải tình huống éo le, mong các anh chị giải đáp giúp.


    A mời B đi nhậu, B lại mời thêm C. 3 người đến quán nhậu. C khui bia thì phát hiện bia có trúng thưởng 01 xe máy. thế là 3 người tranh nhau về phần thưởng này.

    A nói A là người mời đi nên phần thưởng đó phải thuộc về A.

    B nói B là người mời C đi nên B phải có phần trong đó.

    C nói C là người khui trúng nên phần thưởng đó phải thuộc về C.

    Vậy theo bạn trong trường hợp trên phần thưởng đó thuộc quyền sở hữu của ai.
    Cập nhật bởi BeToan89 ngày 29/11/2010 11:42:09 PM

    Betoan1989@yahoo.com

    *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

     
    24330 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #70958   30/11/2010

    Dinhlex
    Dinhlex
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2009
    Tổng số bài viết (332)
    Số điểm: 5200
    Cảm ơn: 80
    Được cảm ơn 184 lần


    [Nếu "Dân luật Cùng vui" ko giới hạn bài dự thi - thì đây là Bài dự thi số 3 của Dinhlex]

    [Nếu bài dự thi bị giới hạn, Dinhlex xin phép rút bài này khỏi bài dự thi nhé - :D - thanks admin]


    Câu hỏi rất hay, mình xin góp vui mấy cách trả lời sau:

    1. Cách 1: trả lời ko suy nghĩ:
    Phần thưởng sẽ thuộc về người trực tiếp cầm chiếc vỏ chai bia/lắp chai trúng thưởng đến gặp Nhà tổ chức thưởng. => Ai cầm lên thì Tất yếu Nhà sản xuất sẽ trả thưởng người ấy.


    2. Cách 2: Suy nghĩ 1 chút:  Phần thưởng sẽ thuộc về người khui được phần thưởng - anh C.

    Bởi vì:

    - Thứ 1: A ko phản đối viiệc C đến uống bia, và mặc nhiên cho phép C được chọn bất cứ chai bia nào để uống, C đã chọn được chai trúng thưởng. Từ thời điểm C chọn chai bia trúng thưởng đó, A ko còn bất cứ quyền gì đối với chai bia trúng thưởng nữa.

    - Thứ 2:.B rủ C đến uống bia cùng nhưng vẫn phải được sự đồng ý của A, đồng thời bản thân B từ trước và sau đều ko có quyền gì đối với chai bia kia cả.

    - Thứ 3: C là chủ sở hữu hợp pháp của chai bia trúng thưởng kể từ thời điểm C lấy chai bia trúng thưởng để uống.

    Chai bia trước khi được C cầm lên mở lắp uống thì thuộc quyền sở hữu của A, sau khi C cầm chai bia lên và mở để uống thì chai bia thuộc quyền sở hữu của C.

    Như vậy, C có đầy đủ các yếu tố để chứng minh Phần thưởng đó thuộc về mình.
    =================
    Một vài góp ý sơ sài

    Chúc bạn học tốt

    Dinhlex
    DAZPRO LAWFIRM
    389 Phố Thụy Khuê, Tây Hồ, HN
    P: 0915.241.373 l E: dinhlex@gmail.com
    Cập nhật bởi Dinhlex ngày 30/11/2010 01:11:59 AM Cập nhật bởi Dinhlex ngày 30/11/2010 01:06:25 AM Cập nhật bởi Dinhlex ngày 30/11/2010 01:04:04 AM

    Ls.Đỗ Hữu Đĩnh - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)

    ĐT: (024)32.899.888 - E: info@vietkimlaw.com - Www.vietkimlaw.com

     
    Báo quản trị |  
  • #70962   30/11/2010

    BeToan89
    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 151 lần


    Trương hợp này mình đọc được trên mạng không biết phải giải quyết phần thưởng như thế nào, nên mình mới gửi bài lên để xin ý kiến về tình huống này.Bạn giải thích theo suy nghĩ của bạn ? bạn có thể nêu ra căn cứ pháp lý để thuyết phục hơn không.

    Xin lỗi vì không biết đây là bài dự thi của bạn và cảm ơn bạn vì câu trả lời.

    Betoan1989@yahoo.com

    *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

     
    Báo quản trị |  
  • #70973   30/11/2010

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào các bạn,

    Mình không có ý định phản bác lại ý kiến của Dinhlex nhưng đây là một vụ tranh chấp thực tế đã xảy ra liên quan đến chương trình khuyến mãi của bia Tiger, nên đối với vụ này còn có ý kiến trái chiều như sau:


    A đồng ý để C uống bia (phần nước) xem như không có gì để bàn cãi nhưng vấn đề là A đã không có hành động nào cho thấy mình từ bỏ quyền tham gia chương trình khuyến mãi của công ty đối với người
    mua sản phẩm của công ty. Xin nhấn mạnh ở đây là người mua sản phẩm của công ty chứ không phải người dùng sản phẩm của công ty. Vì thế cho nên giá trị khuyến mãi vẫn phải thuộc về A.

    Lập luận của quan điểm này là nếu như khuyến mãi là sản phẩm cụ thể đi kèm, ví dụ như mua 1 thùng bia được một cái nón. Thì cái nón phải thuộc về người mua và việc cho cái nón đó cho ai thì người mua phải thể hiện thông qua hành động cụ thể của mình.


    Trong trường hợp trên thì việc có nhận được sản phẩm khuyến mãi hay không chỉ mang tính chất may rủi chứ nó không làm mất đi quyền sở hữu đối với sản phẩm khuyến mãi của người mua.


    Lý luận là thế nhưng hình như sau một hồi tranh luận chán chê thì hai bên đồng ý cưa đôi thì phải.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #70976   30/11/2010

    Dinhlex
    Dinhlex
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2009
    Tổng số bài viết (332)
    Số điểm: 5200
    Cảm ơn: 80
    Được cảm ơn 184 lần


    Về căn cứ xác lập quyền sở hữu của C đối với chai bia, có thể dựa trên các căn cứ sau:

    - Thứ 1: Căn cứ pháp lý


    Căn cứ Đ170 BLDS thì căn cứ xác lập quyền sở hữu:

    "Quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản trong các trường hợp sau đây:

    2. Được chuyển quyền sở hữu theo thoả thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;"

    - Thứ 2: Căn cứ thực tế: Đã có sự thỏa thuận chuyển quyền sở hữu chai bia

    a) Những chai bia ban đầu là thuộc quyền sở hữu của A


    Những trai bia mà A cho C là thuộc quyền sở hữu của A tại thời điểm A gọi bia và được chủ quán mang bia tới.

    Hành động "gọi bia" của A là 1 "Đề nghị giao kết hơp đồng" với chủ quán. Hành động mang bia ra được coi là 1 "Chấp thuận đề nghị giao kết hợp đồng" mua bán bia.


    Việc chuyển Quyền sở hữu tài sản (chai bia) có hiệu lực kể từ thời điểm tài sản (chai bia) được chuyển giao.


    b) Đã có sự thỏa thuận giữa A và C về việc chuyển giao quyền sở hữu chai bia - thông qua hợp đồng dạng tặng cho

    - A đã có "Đề nghị giao kết hợp đồng":

    Thực tế, A đã chấp thuận cho B được mời C đến uống bia - cũng có nghĩa là A đã mời C uống bia.


    Hành vi của A "mời C uống bia" - chính là 1 "Đề nghị giao kết hợp đồng"


    Việc "mời" ở đây được hiểu là A sẽ "cho" C bia để uống. Cũng có nghĩa rằng, đây là 1 Đề nghị giao kết hợp đồng tặng cho tài sản (bia).


    - C đã có sự "Chấp thuận giao kết hợp đồng"


    Về phía C: C cũng nhận lời mời của B và ko có ý kiến phản đối j về việc bữa tiệc là do A tổ chức - chứng tỏ C cũng chấp thuận lời mời của A.


    C chấp thuận lời mời của A, sự chấp thuận này thể hiện rõ nhất tại thời điểm C cầm chai bia lên để mở lắp và uống => Sự chấp thuận này chính là" Sự chấp thuận giao kết hợp đồng"


    => Như vậy:
    Hợp đồng giữa A và C đã được giao kết kể từ thời điểm có sự chấp thuận của C - bên được đề nghị.

    Và đồng thời, quyền sở hữu Chai bia đã được chuyển cho C kể từ thời điểm tài sản được chuyển giao - lúc C cầm chai bia (để mở lắp và uống).

    -----------------------
    Như vậy, hoàn toàn có đủ căn cứ Thực tế và Pháp lý để chứng minh: Quyền sở hữu chai bia có thưởng thuộc quyền sở hữu của C.

    Và tất nhiên, phần thưởng cũng sẽ thuộc về chủ sở hữu chai bia có thưởng.

    ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    Xin góp thêm mấy ý như vậy.

    Trân trọng


    Dinhlex

    DAZPRO LAWFIRM
    389 Phố Thụy Khuê, Tây Hồ, HN
    P: 0915.241.373 l E: dinhlex@gmail.com

    Ls.Đỗ Hữu Đĩnh - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)

    ĐT: (024)32.899.888 - E: info@vietkimlaw.com - Www.vietkimlaw.com

     
    Báo quản trị |  
  • #70991   30/11/2010

    Dinhlex
    Dinhlex
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2009
    Tổng số bài viết (332)
    Số điểm: 5200
    Cảm ơn: 80
    Được cảm ơn 184 lần


    Bài mình vừa gửi là chưa kịp đọc bài của Unjustice,

    Vậy nên mình xin có 1 vài ý kiến trao đổi thêm với ý của Unjustice như sau:

    - Thứ nhất: Không thể nói rằng A chỉ đồng ý cho C phần "nước"

    Bởi, có thể hiểu rằng: "nước" là "vật chính", còn vỏ chai là "vật phụ", đồng thời "quyền tham gia khuyến mại" sẽ là "vật phụ" luôn đi kèm "sản phẩm"

    Vấn đề ở đây là: chai bia được tặng cho - được hiểu là "1 chai bia thông thường", hay là "1 Sản phẩm có quyền tham gia chtr khuyến mại".

    Theo tôi, sẽ nên phải hiểu nó theo 1 trong hai cách tương ứng với 2 trường hợp sau:

    a) Trường hợp 1: 
    Khi phần thưởng đã xác định rõ.

    Khi phần thưởng đã được xác định rõ,  tức là chai bia và phần thưởng đã tách bạch, thì Chai bia được tặng cho chỉ là 1 chai bia thông thường.

    Phần thưởng sẽ ko thể coi là "vật phụ" của 1 chai bia được tặng cho

    Điều này giải thích cho lập luận về phần thưởng là "cái nón" của bạn Unjustice.

    b) Trường hợp 2: khi phần thưởng chưa đc xác định

    Khi phần thưởng là chưa được xác định, mà chỉ là "quyền tham gia chương trình khuyến mại" như trên, thì: Chai bia được tặng cho chính 1 Sản phẩm đang trong chtr KM.

    "Quyền tham gia chtr khuyến mại" lúc này sẽ là 1 vật phụ của chai bia tặng cho.

    - Thứ 2: Về người mua sản phẩm -hay- người dùng sản phẩm

    Người mua sản phẩm có quyền tham gia chtr khuyến mại, nhưng đồng thời, họ có quyền chuyển giao cái quyền này cho người khác. Điều này là hoàn toàn hợp pháp.

    Việc người dùng sản phẩm được người mua sản phẩm chuyển giao sản phẩm kèm theo chuyển giao quyền tham gia khuyến mại là chuyện bình thường và cũng hoàn toàn hợp pháp.

    Do đó, ko thể giải thích chỉ người mua sản phẩm mới có quyền tham gia chtr KM, mà người dùng sp cũng có quyền tham gia nếu họ được người mua sản phảm chuyển giao quyền này.

    --------------------
    Một vài góp ý thêm

    Dinhlex
    DAZPRO LAWFIRM
    389 Phố Thụy Khuê, Tây Hồ, HN
    P: 0915.241.373 l E: dinhlex@gmail.com

    Ls.Đỗ Hữu Đĩnh - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)

    ĐT: (024)32.899.888 - E: info@vietkimlaw.com - Www.vietkimlaw.com

     
    Báo quản trị |  
  • #70998   30/11/2010

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần



    Chào Dinhlex,

    Mình không có ý định tranh luận xa hơn nhưng nếu bạn lý luận rằng quyền tham gia khuyến mại là vật phụ thì chưa ổn vì theo Điều 176 của BLDS 2005


    " Vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, là một bộ phận của vật chính, nhưng có thể tách rời vật chính".

    Ở đây không thể nói quyền tham gia khuyến mãi là vật phụ vì nó
    không trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính

    Quyền tham gia khuyến mại gắn liền với chai bia nhưng chủ sở hữu có quyền tách rời quyền đó ra khỏi chai bia (nếu muốn) khi cho tặng chai bia (thật ra là tặng phần nước của chai bia vì vỏ chai bia thuộc sở hữu của nhà máy Tiger). Nếu muốn chủ sở hữu phải nêu rõ mời bia nhưng mọi giải thưởng nếu có vẫn thuộc về chủ sở hữu và do chủ sở hữu định đoạt (Thực tế thì ít ai mời bia lại làm vậy).


    Vì vậy vấn đề ở đây là ý định của chủ sở hữu khi mời bia thì có tặng luôn quyền tham gia khuyến mãi hay không. Chủ sở hữu đã không thể hiện rõ ý chí của mình vậy thì có thể hiểu là có, có thể hiểu là không. Việc hiểu có hay không là tùy quan điểm của mỗi người, thế thôi. Còn riêng quan điểm của mình cưa đôi là ổn, bảo đảm duy trì tình bạn nhậu.
    .



    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #71163   01/12/2010

    Dinhlex
    Dinhlex
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2009
    Tổng số bài viết (332)
    Số điểm: 5200
    Cảm ơn: 80
    Được cảm ơn 184 lần


    Cảm ơn bạn Unjustice nhiều, ý kiến của bạn cũng rất có căn cứ, mình sẽ lưu ý thêm ý kiến này.

    Ngoài ra, mình cũng có thêm ý này nữa, có j xin bạn cho ý kiến:

    Vấn đề mình thấy nên xác định rõ là:

    "Quyền tham gia chtr KM gắn với Người mua sản phẩm/người dùng sản phẩm?"

    hay:  "Quyền tham gia chtr Khuyến mại là gắn với sản phẩm - chai bia?"
    ---------------

    - Trường hợp 1: Nếu khi mua SP, người mua được phát phiếu ghi danh tham gia chtr KM thì ko phải bàn cãi - ai ghi danh trong phiếu là người đó được tham gia chtr KM và nhận giải khi trúng.

    => Đây là trường hợp: Quyền tham gia chtr KM gắn với Người mua SP

    (Trường hợp này giống như khi SP có hàng KM cụ thể rùi, rõ ràng và tách biệt với SP có KM)

    - Trường hợp 2: Nếu khi mua SP ko có phiếu ghi danh, dạng như chỉ đưa ra thông báo về nội dung chtr, và in hình giải thưởng xuống đáy lắp chai bia, thì có thể giải thích rằng:  Người nào cầm được chiếc lắp có in hình giải thưởng, thì người này được quyền hưởng giải thưởng đó.

    => Đây là trường hợp: Quyền tham gia chtr KM gắn với Sản phẩm

    (
    ko cần biết người có chiếc lắp trúng thưởng trực tiếp mua bia hay được người khác cho bia).

    Như vậy, khi Quyền thg chtr KM đã gắn với SP, thì việc cho SP đương nhiên phải đi kèm chtr KM
    --------------
    Những nội dung trình bày này của mình nhằm giải thích bổ sung cho phần đã nêu về: A chuyển quyền sở hữu chai bia cho C - thông qua hành vi "mời" C uống bia.

    Thân
    ---------------------
    Dinhlex
    DAZPRO LAWFIRM
    389 Phố Thụy Khuê, Tây Hồ, HN
    P: 0915.241.373 l E: dinhlex@gmail.com


    Ls.Đỗ Hữu Đĩnh - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)

    ĐT: (024)32.899.888 - E: info@vietkimlaw.com - Www.vietkimlaw.com

     
    Báo quản trị |  
  • #72545   09/12/2010

    phuhd
    phuhd

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/12/2009
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 85
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4 lần


    Theo mình cả ba người đều cùng cộng tác nhau để thực hiện việc có thưởng vì A mời B, B mời C, C khui trúng thướng. Nếu không có A thi không có bữa nhậu, nếu không có B thì C không có mặt tại bữa nhậu, C khui trúng thướng là người may mắn.

     Trúng thướng này là sự công tác của 3 người, do đó nên chia  phần thưởng tương ứng theo công đáng góp của từng người theo #0070c0;">KHOẢN 4 điều 592 BLDS 2005
    #0070c0;">:

    #0000ff;">
    Điều 592.
    Trả thưởng

    #0000ff;" class="normal-h1">1. Trong trường hợp một công việc được hứa thưởng do một người thực hiện thì khi công việc hoàn thành, người thực hiện công việc đó được nhận thưởng.

    #0000ff;" class="normal-h1">2. Khi một công việc được hứa thưởng do nhiều người cùng thực hiện nhưng mỗi người thực hiện độc lập với nhau thì người hoàn thành đầu tiên được nhận thưởng.

    #0000ff;" class="normal-h1">3. Trong trường hợp nhiều người cùng hoàn thành công việc được hứa thưởng vào cùng một thời điểm thì phần thưởng được chia đều cho những người đó.

    #0000ff;" class="normal-h1">4. Trong trường hợp nhiều người cùng cộng tác để thực hiện công việc được hứa thưởng do người hứa thưởng yêu cầu thì mỗi người được nhận một phần của phần thưởng, tương ứng với phần đóng góp của mình.

    Trường hợp không xác định được công đóng góp từn người thì tốt nhất chia đều 3 người vì 3 người đều có công cả (dĩ nhiên tiền bữa nhậu phải trả chung cả ba người).

    Trân trọng,

       

    LAWYER VN NET - LUẬT SƯ VIỆT NAM tel: (84)918171098 (viber)

    http://www.lawyervn.net ; skype: hoangcounsel; email: hoangducphu72@gmail.com

    Lawyervn.net cung cấp các giải pháp pháp lý và kinh doanh tại Việt Nam

     
    Báo quản trị |  
  • #72846   11/12/2010

    hocnua_hocmai
    hocnua_hocmai

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/12/2010
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 120
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Các bạn có nghĩ là bán cái xe đó đi thì tốt hơn không?

    Mình nghĩ số tiền đó xẽ để vào quỹ đen cho cả ba người .sau này đi nhậu nữa thì lấy quỹ đó đi,lỡ có chúng thưởng nữa thì lại cho vào quỹ.

    Vẹn cả nhiều đường.bạn bè không thể thiếu nhau.

    !

     
    Báo quản trị |  
  • #72855   11/12/2010

    ngonhi90_hslaw
    ngonhi90_hslaw

    Mầm

    Bắc Giang, Việt Nam
    Tham gia:31/12/2009
    Tổng số bài viết (41)
    Số điểm: 590
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Hihi...vui đây! tình huống này bọn mình cũng đc tranh luận thực tế khi học môn luật dân sự. Thầy giáo còn phân cho 3 nhóm lớp mình mỗi lớp đứng ra bảo vệ quyền lợi cho một người.

    Mình đã đọc các cách giải quyết của các bạn ở trên, cùng với những tranh luận các bạn ở lớp và ý kiến của thày giáo mình xin đóng góp ý kiến như sau:

    - Nếu chương trình khuyến mại nêu rõ: "giật nắp trúng thưởng" thì người nhận được phần thưởng đương nhiên  thuộc về C vì C là người giật nắp. (tuy nhiên, C cần thỏa thuận và chia sẻ phần thưởng với A mới hợp tình ko nên tham quá hihi...)


    - Nếu chương trình khuyến mại nêu "mua hàng trúng thưởng" thì người mua hàng là người nhận được phần thưởng, vì vậy phần thưởng thuộc về A. Tuy nhiên, A phải chứng minh được mình là người mua hàng, là người sở hữu chai bia đó (qua hóa đơn thanh toán, sự làm chứng của người bán hàng...).


    Bạn Unjustice nói cũng có ý rất hợp lý đó. Thầy giáo mình cũng lý giải vấn đề này. Xuất phát từ mục đích khuyến mại của nhà sản xuất nhằm "xúc tiến thương mại", đưa ra lợi ích để khuyến khích người tiêu dùng mua sản phẩm của họ. vì vậy, trong trường hợp này A hoàn toàn có căn cứ để đòi lại quyền nhận phần thưởng đó của mình.


    Tuy nhiên, cơ hội thắng của các bên là tương đương nếu họ biết cách đưa ra những lập luận chứng minh được vấn đề và...có thể mời được một luật sư giỏi thì cơ hội thắng đều ngang nhau. :) những tình huống như thế này thì những ng học luật mới có việc làm chứ hihi...
     
    Báo quản trị |  
  • #73361   14/12/2010

    BeToan89
    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 151 lần


    Cứ như ý kiến của bạn hocnua_hocmai là thích nhất. như thế mới được đi nhậu nhiều mà lại không làm mất tình bạn nhậu nứa chứ.

    Tranh chấp làm gì cho mất tình cảm bạn nhậu, cùng nhau nhậu tiếp là hợp tình hợp lý nhất. còn về phương diện luật thì tranh cãi nhiêu quá mà cúng chẳng ai phục cả.

    Nên tốt nhất là của cả ba người rồi để đi nhậu cho vui. khè khè
    Cập nhật bởi BeToan89 ngày 14/12/2010 09:47:11 PM

    Betoan1989@yahoo.com

    *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

     
    Báo quản trị |  
  • #73373   14/12/2010

    Dinhlex
    Dinhlex
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2009
    Tổng số bài viết (332)
    Số điểm: 5200
    Cảm ơn: 80
    Được cảm ơn 184 lần


    Re Phudh:  Nếu cả 3 người chấp thuận việc chia 3 phần thưởng thì cách giải thích đơn giản và phù hợp nhất đó là dùng dẫn chiếu Luật của anh Phudh, và khi đó thì ko còn j phải bàn cãi nữa. Nhưng thực tế thì ko như vậy.

    Theo tôi nghĩ, trước hết, cả A, B và C luôn muốn mình phải có phần trong phần thưởng đó, tiếp sau là còn muốn phần về mình nhiều hơn. Đặc biệt là C, ít nhất là C phải được hơn 1/3 rùi, có thể là 1/2 thậm chí là tất cả, vì C bít mình như ng cầm dao đằng chuôi vậy.


    Còn A và B thì đương nhiên họ biết họ ko cầm dao đằng chuôi, nhưng họ nghĩ chắc chắn mình có phần trong đó, và họ cố gắng đòi phần cho mình, càng nhiều càng tốt.


    Cách chọn mỗi ng 1/3 thì A và C có vẻ ko hài lòng lắm. vì họ nghĩ B phải ít phần hơn, đơn giản vì A là ng chính tổ chức mời Bia, còn C là ng trực tiếp khui đc phần thưởng.

    ----------------
    Nói tóm lại, phần thưởng này, để có thể đi đến cái chốt là chia 3, thì chắc chắn họ còn phải tranh cãi mệt - và đặc biệt các luật sư tha hồ mà tranh tài  thi thố.
    ---------------

    => Cách giải quyết mà thiên hạ thấy ổn thỏa nhất (hoặc Thẩm phán tòa thấy ổn nhất - khi các Luật sư tranh luận ko ai hơn ai) - thì chỉ có 1 cách duy nhất đó là:
    Chia 03 phần thưởng.

    (Nhưng nếu bạn là người trong cuộc:


    - Nếu là C - thì bạn có đồng ý ko? => Tôi nghĩ chắc là
    Không,
    - Nếu là A - bạn có đồng ý ko?     => Tôi nghĩ phân vân 50/50
    - Nếu là B                                   => Tôi nghĩ chắc chắn là ok)

    => Vì thế: chắc chắn lại phải tranh chấp mãi - hoặc day dứt mãi nếu đã chia.

    _____________________________
    Dinhlex
    DAZPRO LAWFIRM
    389 Phố Thụy Khuê, Tây Hồ, HN
    P: 0915.241.373 l E: dinhlex@gmail.com
    Cập nhật bởi Dinhlex ngày 14/12/2010 11:12:12 PM

    Ls.Đỗ Hữu Đĩnh - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)

    ĐT: (024)32.899.888 - E: info@vietkimlaw.com - Www.vietkimlaw.com

     
    Báo quản trị |  
  • #73406   15/12/2010

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần



    Phuhd và Dinhlex xem lại qui  định 592 nhé nó nhằm điều chỉnh quan hệ hứa thưởng (một bên đưa ra yêu cầu và giải thưởng cho ai thực hiện được yêu cầu đó) chứ không phải quan hệ khuyến mãi (ai mua sản phẩm có ký hiệu trúng thưởng sẽ nhận được giải thưởng).

    Sự khác biệt nhau rõ nhất đó là ở quan hệ khuyến mãi nó có tính rủi ro, xác xuất còn ở quan hệ hứa thưởng thì yếu tố này không phải quan trọng mà khả năng thực hiện được công việc yêu cầu.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #73408   15/12/2010

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Xin chào,

    Phuhd và Dinhlex xem lại qui  định 592 nhé nó nhằm điều chỉnh quan hệ hứa thưởng (một bên đưa ra yêu cầu và giải thưởng cho ai thực hiện được yêu cầu đó) chứ không phải quan hệ khuyến mãi (ai mua sản phẩm có ký hiệu trúng thưởng sẽ nhận được giải thưởng).


    Sự khác biệt nhau rõ nhất đó là ở quan hệ khuyến mãi nó có tính rủi ro, xác xuất còn ở quan hệ hứa thưởng thì yếu tố này không quan trọng mà khả năng thực hiện được công việc yêu cầu.

    Vì thế cho nên B chẳng có quyền đòi hỏi gì ở đây cả. Có chăng là nhờ B mà C nhận được giải thưởng (nếu được chia) thì C chia lại một phần cho B thôi. Chứ còn về mặt pháp lý B chẳng thể nào đòi hỏi được chia phần ở đây.


    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #73541   16/12/2010

    Dinhlex
    Dinhlex
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2009
    Tổng số bài viết (332)
    Số điểm: 5200
    Cảm ơn: 80
    Được cảm ơn 184 lần


    Unjustice viết:
    Xin chào,

    Phuhd và Dinhlex xem lại qui  định 592 nhé nó nhằm điều chỉnh quan hệ hứa thưởng (một bên đưa ra yêu cầu và giải thưởng cho ai thực hiện được yêu cầu đó) chứ không phải quan hệ khuyến mãi (ai mua sản phẩm có ký hiệu trúng thưởng sẽ nhận được giải thưởng).


    Sự khác biệt nhau rõ nhất đó là ở quan hệ khuyến mãi nó có tính rủi ro, xác xuất còn ở quan hệ hứa thưởng thì yếu tố này không quan trọng mà khả năng thực hiện được công việc yêu cầu.

    Vì thế cho nên B chẳng có quyền đòi hỏi gì ở đây cả. Có chăng là nhờ B mà C nhận được giải thưởng (nếu được chia) thì C chia lại một phần cho B thôi. Chứ còn về mặt pháp lý B chẳng thể nào đòi hỏi được chia phần ở đây.




    ---------------

    Bạn ah, về ý của bạn, mình có mấy ý khác thế này:

    1. Điều 592 hoàn toàn có thể điều chỉnh quan hệ Khuyến mãi


    Có 2 quan hệ bạn đưa ra: 1 là quan hệ Hứa thưởng, 2 là quan hệ Khuyến mãi, thì:

    - 1. Quan hệ hứa thưởng là quan hệ
    pháp luật dân sự - dân sự theo nghĩa rộng (Luật Dân sự điều chỉnh)

    - 2.Quan hệ Khuyến mãi là quan hệ
    pháp luật Thương mại - 1 dạng của quan hệ Dân sự theo nghĩa rộng (Luật Thương mại điều chỉnh trước - Luật Dân sự điều chỉnh sau).

    Vì thế, khi giải quyết vụ việc, trước hết sẽ sử dụng quy phạm pháp luật chuyên ngành - là Luật thương mại.


    Sau khi đã sử dụng Luật chuyên ngành, có thể tiếp tục sử dụng Luật chung để giải quyết - đó chính là Luật dân sự.


    Vì thế, hoàn toàn có thể dùng Điều 592 để điều chỉnh quan hệ trên.


    2. Tranh chấp giữa A, B, C - Bạn sẽ áp dụng Luật nào để giải quyết: Luật dân sự hay Luật Thương mại, hay cả 2 luật?


     Theo tôi, áp dụng cả 2 luật, bởi vì:

    - Khi giải thích, giải quyết các quan hệ giữa bên mua là A, bên khui thưởng là C với Nhà tổ chức Khuyến mại: thì Bên A và/hoặc C hoàn toàn có quyền lựa chọn Luật Dân sự hoặc Luật thương mại để giải quyết. (Điều này được quy định rõ trong Luật Thương mại)


    - Khi giải quyết các tranh chấp giữa A và B và C thì: tôi nghĩ tất yếu phải chọn Luật Dân sự để giải quyết. Luật Dân sự ở đây, nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì gần như
    ko có quan hệ pháp luật về Khuyến mãi, mà chỉ có quan hệ về Hứa thưởng.

    3. Về vai trò của B - quyền đòi hỏi của B:


    -  Bạn nói: "
    B ko có quyền đòi hỏi gì?" nhưng bạn lại nói rằng "có chăng là nhờ B mà C..." => Như vậy thực tế là bạn Unjusitce đã tự nêu ra cái lý do để B có quyền để đòi hỏi rồi.

    -  Bạn lại nói:
    "Về mặt pháp lý B chẳng thể nào đòi hỏi được chia phần ở đây" => Vậy, về mặt pháp lý là pháp lý nào?

    Chưa có Luật nào nói là "
    B ko được" thì ko thể nói là "B ko được".

    Ngay cả bản thân A và C còn đang tranh cãi về việc ai là người
    "về mặt pháp lý sẽ được đòi hỏi" => Tức là A và C cũng chưa có "cơ sở pháp lý chắc chắn là sẽ được hưởng (toàn bộ hay bnh phần)"

    Một khi phần thưởng chưa biết sẽ thuộc về ai, thì hoàn toàn có thể nó cũng thuộc về B.


    Ý của bạn Unjustice rằng "
    về mặt pháp lý B chẳng thể nào đòi hỏi được chia phần ở đây" chỉ có thể đúng khi mà bạn chứng minh được "về mặt pháp lý A và/hoặc C có quyền hưởng toàn bộ phần thưởng này" (ý này thì còn tranh cãi mệt).

    -  Thêm nữa, đa phần chúng ta đều đồng ý (hoặc ít nhất là cảm thấy có lý) rằng:
    Chắc chắn cả A và C đều được hưởng.

    Như vậy, có nghĩa rằng, chúng ta bắt buộc phải thừa nhận vai trò "Trung gian" của B.


    Bởi lẽ rằng, vai trò trung gian này chỉ mất khi: 1 là chỉ A được thưởng; 2 là chỉ C được thưởng => Chứ ko phải là cả A và C đều được thưởng.

    ------------------------------------------------

    Thực ra, tất cả chỉ là vấn đề quan điểm, và quan điểm của mỗi người thường luôn khác nhau nên nếu mãi tranh luận thì vô cùng lắm. Có thể quan điểm được ít người chấp nhận lại là đúng, có thể quan điểm nhiều người chấp nhận lại là sai.  Và ngay cả trong cái quan điểm đúng đó vẫn còn có cái sai, và trong cái quan điểm sai vẫn có cái đúng. Vì thế tôi nghĩ mình học hỏi lẫn nhau là chính và có điểm dừng 1 chút.


    Chân thành học hỏi.


    Trân trọng


    Dinhlex
    DAZPRO LAW FIRM
    389 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
    M: 0915.241.373 l E: dinhlex@gmail.com


    Ls.Đỗ Hữu Đĩnh - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)

    ĐT: (024)32.899.888 - E: info@vietkimlaw.com - Www.vietkimlaw.com

     
    Báo quản trị |  
  • #73473   15/12/2010

    anhnguyen811
    anhnguyen811

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/08/2009
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 300
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Dinhlex thân mến, mình ko hiểu "lắp" chai bia là bộ phận nào của chai bia nhỉ?
    Theo mình nghĩ thì phần thưởng khuyến mại đó nên chia cho cả 3 người.
     
    Báo quản trị |  
  • #73702   16/12/2010

    Dinhlex
    Dinhlex
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2009
    Tổng số bài viết (332)
    Số điểm: 5200
    Cảm ơn: 80
    Được cảm ơn 184 lần


    anhnguyen811 viết:
    Dinhlex thân mến, mình ko hiểu "lắp" chai bia là bộ phận nào của chai bia nhỉ?
    Theo mình nghĩ thì phần thưởng khuyến mại đó nên chia cho cả 3 người.


    Ah, hic, xin loi moi nguoi, Dinhlex goc Ha Tay nen hay bi ngong tu L voi N ma. Minh se co gang sua. Cam on ban nhac nho.

    Dinhlex
    DAZPRO LAW FIRM
    389 pho Thuy Khue, Tay Ho, Ha Noi
    M: 0915.241.373 l E: dinhlex@gmail.com

    Ls.Đỗ Hữu Đĩnh - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)

    ĐT: (024)32.899.888 - E: info@vietkimlaw.com - Www.vietkimlaw.com

     
    Báo quản trị |  
  • #73655   16/12/2010

    BeToan89
    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 151 lần


    Như vậy là cuối cùng sau nhiều cuộc tranh  luân thì vân không thể thuyết phuc đuợc hết tất cả mọi ngừơi. Vây cũng đúng thôi bởi vì như bạn dinhlex đã nói đó là thuộc về quan điểm của mối người , Mà ai cúng có quan điểm riêng nên chắc chắn không thể thuyết phục đuợc tất cả mọi ngừoi rồi.
    Chủ đề này do mình gửi lên, mình xin cảm ơn tất cả các bạn đã tham gia góp ý cho mình.

    Betoan1989@yahoo.com

    *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

     
    Báo quản trị |  
  • #73747   17/12/2010

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào Dinhlex!

    Đồng ý là  quan hệ khuyến mãi có nguồn gốc từ quan hệ hứa thưởng do các tổ chức kinh doanh phát triển ý tưởng kích thích tăng doanh thu từ quan hệ này lên. Nhưng quan hệ khuyến mãi nó đã càng ngày càng khác xa với quan hệ hứa thưởng ban đầu thể hiện ở các điểm sau:

    1 - Quan hệ khuyến mãi là quan hệ được pháp luật qui định và quản lý chặt chẽ. Điều này thể hiện rõ qua các qui định của nhà nước về hoạt động khuyến mãi của các tổ chức kinh doanh.
     
    2 - Việc tổ chức hoạt động khuyến mãi phải thực hiện thông qua các thể lệ, điều lệ, cơ cấu giải thưởng và cách thức trao giải minh bạch, thường có sự phê duyệt của cơ quan quản lý.

    3 - Trong trường hợp không có người trúng giải thì giải thưởng vẫn phải nộp tối thiểu 50% vào ngân sách nhà nước, (khác với quan hệ hứa thưởng, bên treo giải có thể không phải trao giải thưởng nếu không có người nào thực hiện được yêu cầu công việc)

    4 - Mục đích khi tham gia quan hệ hứa thưởng của bên treo giải là "công việc được thực hiện" Ví dụ một người hứa thưởng tìm chó lạc, mục đích của họ là tìm ra con chó đã bị lạc. Nó hoàn toàn khác xa với ý định "kích thích tiêu thụ sản phẩm" trong trường hợp quan hệ khuyến mãi, mục đích của họ là doanh số tiêu thụ sản phẩm tăng lên. 
     
    5 - Là hệ quả của 4 nên bên tham gia công việc phải đáp ứng yêu cầu của bên treo giải để có thể tham gia "săn lùng" giải thưởng đó là phải mua sản phẩm của bên treo giải.

    Từ những lý do đó ta thấy rằng tuy thoạt nhìn bên ngoài thì nó có vẻ giống nhau nhưng quan hệ hứa thưởng và quan hệ khuyến mãi hoàn toàn khác nhau về bản chất bên trong.

    Theo mình điểm thứ 4 bên trên là điểm quan trọng khi xét đoán vụ việc này vì nếu quan hệ hứa thưởng lấy mục đích là thực hiện công việc thì có lẽ, đối với một số trường hợp, phải lôi cả em tiếp thị vào việc trao giải mất vì có thể em là người đã bật nắp chia bia trúng giải. Vì thế phải quay lại mục đích của quan hệ khuyến mãi là kích thích tiêu thụ đối với người mua sản phẩm vì đó là bản chất đúng và hợp lý nhất của quan hệ khuyến mại.

    Như mình đã nói, vấn đề rắc rối chỉ nằm ở chỗ A có chuyển quyền hưởng sản phẩm khuyến mãi của mình cho C hay không khi mời bia C mà thôi.

    Còn về việc B không có quyền yêu cầu đòi hỏi quyền lợi vì nếu ngay khi áp dụng quan hệ hứa thưởng để giải quyết thì điều 592 đã qui định rõ tại khoản 4 "Trong trường hợp nhiều người cùng cộng tác để thực hiện công việc đươc hứa thưởng yêu cầu thì mỗi người được nhận một phần của phần thưởng, tương ứng với phần đóng góp của mình" Vậy B đã thực hiện được công việc gì trong việc săn lùng giải thưởng đó? B chỉ có công rủ C đi săn lùng giải thưởng chứ không có công trong việc phát hiện ra giải thưởng.

    Vài dòng trao đổi thêm ý kiến của mình đối với vụ việc này.
    Cập nhật bởi Unjustice ngày 17/12/2010 09:56:15 AM

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #73805   17/12/2010

    Dinhlex
    Dinhlex
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2009
    Tổng số bài viết (332)
    Số điểm: 5200
    Cảm ơn: 80
    Được cảm ơn 184 lần


    Re: Unjustice

    Mình có thể chốt lại mấy ý của bạn như sau:

    1. Đồng ý rằng: Điều 592 có thể dùng để điều chỉnh quan hệ tranh chấp phần thưởng nói trên.("quan hệ khuyến mãi có nguồn gốc từ quan hệ hứa thưởng")

    2. Rắc rối chỉ ở chỗ: A có đồng ý chuyển quyền tham gia KM/quyền hưởng sản phẩm KM cho C hay ko? - Vấn đề này thì mình đã trình bày kỹ ở trên.

    3. Đã có thừa nhận: "B chỉ có công rủ C đi săn lùng giải thưởng"

    Cảm ơn bạn rất nhiều.

    Dinhlex
    DAZPRO LAW FIRM
    389 phố Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
    M: 0915.241.373 l E: dinhlex@gmail.com

    Ls.Đỗ Hữu Đĩnh - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)

    ĐT: (024)32.899.888 - E: info@vietkimlaw.com - Www.vietkimlaw.com

     
    Báo quản trị |