1) A và C là vợ chồng có các con là B, T, L, M (đã trưởng thành) và các con đã ra ở riêng (B và T là con riêng của C và đã ra ở riêng trước khi A lấy C). A và C có khối tài sản chung là 720 triệu. Năm 2006, C chết. C có để lại một bản di chúc theo đó, để lại cho B 1/4 khối di sản của minh và truất quyền hưởng thừa kế của A. Hãy chia khối di sản mà C để lại. +Khối di sản của C để lại: 720 triệu : 2 = 360 triệu
+ A là người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc (Điều 669, BLDS 2005) và A không đuợc hưởng di sản được định định trong di chúc hay một phần di sản đuợc định đoạt theo pháp luật vì C đã truất quyền thừa kế của A. Chúng ta sẽ chia cho A trước một phần di sản bằng 2/3 một suất kỷ phần theo pháp luật:
A =(720 triệu : 5) x 2/3 = 48 triệu
+ Theo di chúc, B được hưởng 1/4 di sản thừa kế :
B = 360 triệu : 4 = 90 triệu
+ Sau khi chia , còn lại một phần di sản chưa được định đoạt là :
360 triệu - (48 triệu + 90 triệu) = 222 triệu
được chia theo pháp luật.
+ Do A bị truất quyền thừa kế, hàng thừa kế thứ nhất bây giờ chỉ còn B, T, L, M:
B = T = L = M = 222 triệu : 4 = 55,5 triệu
Kết luận: A = 48 triệu, B = 145,5 triệu, T = L = M = 55,5 triệu
2)Sau một thời gian C chết, có hai người tìm về tự xưng là con của A là E và K mất tích từ lâu. A xác nhận điều này. Sau khoảng 1 năm C chết. Trước khi A chết,A có để lại di chúc cho B hưởng 1/4 di sản của mình (sau khi đã thanh toán các nghĩa vụ tài sản của A) vì sau khi C chết, A thường xuyên qua thăm hỏi quan tâm đến C. Sau khi nhận 2 người con mất tích trước đây, A có ý định viết lại di chúc với nội dung chia toàn bộ di sản cho L, M, E và K nhưng chưa kịp thì đột ngột bị cảm mà qua đời. A có khoản nợ với D là 30 triệu đồng.
Trước khi lấy C, A có một mảnh đất riêng và đã hùn vốn với X, theo đó, X sẽ xây nhà, nhà và đất là sở hữu chung của A và X, mỗi người một nửa giá trị của bất động sản đó. Sau khi A chết, các con của A phát hiện ra khối tài sản này đã yêu cầu X bán để lấy phần của A chia thừa kế. Bất động sản chung đó bán được 960 triệu. Hãy chia thừa kế với di sản A để lại. + Sau khi mất, A để lại khối di sản có giá trị là (960 triệu : 2) + 48 triệu = 528 triệu
+ D được trích ra từ khối di sản 30 triệu đã cho A vay: D = 528 - 30 = 498 triệu
+Di chúc của A để lại cho B 1/4 di sản có hiệu lực và từ lúc lập bản di chúc đó đến lúc A mất không có thêm bất cứ một bản di chúc nào khác: B = 498 triệu : 4 = 124,5 triệu
+ Sau khi chia , còn lại một phần di sản chưa được định đoạt là :
498 triệu - 124,5 triệu = 373,5 triệu
+Hàng thừa kế thứ nhất của A có L, M, E và K. Khối di sản còn lại được chia đều cho 4 người:
L = M = E = K = 373,5 triệu :4 = 93,375 triệu
Kết luận:
+ B = 124,5 triệu, L = M = E = K = 93,375 triệu
Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử
Dịch nghĩa:
Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.