Phân chia ca làm cho nhân viên

Chủ đề   RSS   
  • #534202 30/11/2019

    kaitokid11

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/05/2019
    Tổng số bài viết (48)
    Số điểm: 1500
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 42 lần


    Phân chia ca làm cho nhân viên

    Tôi có làm việc tại cty gỗ. Của người trung quốc.làm chủ. Hiện cty ra nội quy làm việc .hằng ngày buổi sáng từ 7h30 làm đến11h30. Nghĩ ăn cơm.đến 12h30 vào làm .buổi chiều. Đến 16h30. ăn cơm chiều. Đến17h00.vào làm tăng ca.đến 21 giờ .làm thêm 2chủ nhật/tháng. Nếu ai không làm chủ nhật thì bị phạt tiền. lần đầu là 100k lần sau tăng thêm .Còn làm mệt xin xuống ca.xin nghĩ thì rất khô khăn không cho nghĩ. Bắt buột công nhân mệt quá. Phải chốn xuống ca..chốn xuống ca.thì bị phạt. 100k.lần đâu vì phạm lần sau tăng thêm.Nghĩ kháng công 3 ngày bị xa thải. Còn công ty.ko có nhà ăn.công nhân tự túc. Công tý trả lại phần tiền phần cơm bằng 15k.công nhân ra ngoài mua ăn riêng .bằng 20k /phần cơm.xin hỏi như vậy có hợp lý ko.

     
    3338 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kaitokid11 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (02/12/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #534218   30/11/2019

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 347 lần


    Căn cứ Bộ luật lao động 2012

    "Điều 104. Thời giờ làm việc bình thường

    1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.

    2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần .

    Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ.

    3. Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.

    ...

    Điều 106. Làm thêm giờ

    1. Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.

    2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

    a) Được sự đồng ý của người lao động;

    b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;

    c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ."

    => Như vậy theo quy định nêu trên thì việc làm thêm giờ phải được sự đồng ý của người lao động. Bên cạnh đó, thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày. Do đó việc công ty quy định bắt buộc phải làm thêm giờ (tăng ca) vào ngày làm việc bình thường và bắt buộc phải làm thêm giờ vào ngày chủ nhật (trường hợp Ngày chủ nhật là ngày nghỉ hằng tuần của công ty) nếu không làm thêm giờ thì bị phạt tiền là trái quy định pháp luật.

    Ngoài ra căn cứ Điều 126 Bộ luật lao động 2012 thì NSDLĐ chỉ được sa thải NLĐ khi tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng. Anh có thể tham khảo quy định bên dưới:

    "Điều 126. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải

    Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:

    ...

    3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.

    Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động."

    Còn về việc hỗ trợ tiền cơm thì đây là nội quy, quy chế của công ty. 

    Về tiền lương pháp luật quy định phải đảm bảo tiền lương theo HĐLĐ không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

     
    Báo quản trị |