Phân biệt 1 cách chi tiết khái niệm " tội phạm" và " phạm tội"

Chủ đề   RSS   
  • #15648 26/10/2008

    neo1110

    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/09/2008
    Tổng số bài viết (20)
    Số điểm: 2685
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Phân biệt 1 cách chi tiết khái niệm " tội phạm" và " phạm tội"

    em cần phân biệt 1 cách chi tiết khái niệm " tội phạm" và " phạm tội", em mong mọi người làm rõ giúp em
     
    118945 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #15649   25/09/2008
    Được đánh dấu trả lời

    Trojan
    Trojan
    Top 500
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/02/2008
    Tổng số bài viết (287)
    Số điểm: 9193
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 12 lần


    Điểm phân biệt trước tiên mà tôi nhìn thấy đó là:
    Tội phạm => danh từ
    Phạm tội => động từ
    Trích tuyên ngôn về nhân quyền: "Không ai bị kết án vì một hanh vi mà lúc họ thực hiện, luật quốc gia hay quốc tế không coi là tội phạm” => Luật ở Việt Nam cũng không trái với câu này (hình như là vậy)

    ============================

    = = =

    = = =

    = = =

    = = =

    = = =

    = = =

    ============================

     
    Báo quản trị |  
  • #15650   25/09/2008

    neo1110
    neo1110

    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/09/2008
    Tổng số bài viết (20)
    Số điểm: 2685
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    hjxhjx

    ban phân tích thế nè thì .... mình cần hiểu 1 cách chi tiêt đầy đủ cơ, nhưng mình vẫn cảm ơn bạn. Nếu ai có ý kiến jì khác thì post lên cho mình nhé
     
    Báo quản trị |  
  • #15651   26/09/2008

    trathainguyen
    trathainguyen
    Top 500
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/09/2008
    Tổng số bài viết (155)
    Số điểm: 989
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 10 lần


    tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt.
    còn phạm tội là việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi và được quy định trong luật hình sự là tội phạm.

    http://www.sungroup.com.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #15652   27/09/2008

    mizuno
    mizuno
    Top 500
    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/09/2008
    Tổng số bài viết (135)
    Số điểm: 345
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    câu này có rồi mà (ở cái TOpic Khai niem, phuong phap dieu chinh luat HS ay)

    ban trathainguyen trả lời OK đấy.....đây là khái niệm đơn giản, có cần phải phân tích mổ xẻ, làm cho nó phức tạp lên ko?
     
    Báo quản trị |  
  • #15653   01/10/2008

    TRITHONGMINHNHANTAO
    TRITHONGMINHNHANTAO
    Top 500


    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (184)
    Số điểm: 1730
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 12 lần


    khái niệm tội phạm được quy định tại khoản 2 – Điều 8 – BLHS.Đặc điểm:

    -         Có hành vi nguy hiểm cho xã hội

    -         Hành vi nguy hiểm cho xã hội phải được quy định trong BLHS

    -         Chủ thể của tội phạm phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự

    -         Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội phải là người có lỗi

    -         Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội bị xâm phạm mà các quan hệ xã hội đó được BLHS bảo vệ.

    Phạm tội là việc chủ thể thực hiện hành vi nguy hiểm trong xã hội, phạm vào các tội được quy định trong BLHS.Khác tội phạm ở chỗ chủ thể phạm tội không nhất thiết là người có năng lực trách nhiệm hình sự

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn TRITHONGMINHNHANTAO vì bài viết hữu ích
    truongthihanhnguyen (19/03/2019) duong941415tp@gmail.com (27/04/2020)
  • #15654   22/10/2008

    minhhien92
    minhhien92

    Sơ sinh

    Hải Dương, Việt Nam
    Tham gia:20/10/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    định tội danh

    Câu 1. Khái niệm, nội dung, ý nghĩa của việc định tội danh?
    Câu 2. Cơ sở pháp lý của việc định tội danh?
    Câu 3.Khái niệm chứng cứ,chủ thể chứng minh,đối tượng chứng minh, nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng Dân sự.
     
    Báo quản trị |  
  • #97725   22/04/2011

    tội phạm và phạm tội là hai khái niệm khác nhau cần phân biệt và dùng cho phù hợp.
    Tội phạm được quy định tại Điều 8 BLHS. Một người là tội phạm khi bản án toà án tuyên đã có hiệu lực pháp luật. Trong khi phạm tội là hành vi có dấu hiệu của tội phạm phải qua điều tra, xác minh, làm rõ qua quá trình điều tra, truy tố, xét xử mới xác định được hành vi phạm tội đó có phải là tội phạm không. Ngoài ra tội phạm là danh từ còn pham tội là động từ. Một số nét để các bạn tham khảo nếu cần các bạn cứ liên hệ 0917217777
     
    Báo quản trị |  
  • #143461   28/10/2011

    quochai28121991
    quochai28121991

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/09/2010
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Tội phạm được định nghĩa rõ trong bộ luật hình sự rồi CÒN Phạm tội chỉ người phạm tội chứ không ai nói người tội phạm hay kẻ tội phạm hay thằng tội phạm.
     
    Báo quản trị |  
  • #143571   28/10/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    quochai28121991 viết:
    Tội phạm được định nghĩa rõ trong bộ luật hình sự rồi CÒN Phạm tội chỉ người phạm tội chứ không ai nói người tội phạm hay kẻ tội phạm hay thằng tội phạm.


    Bạn đánh đồng khái niệm "Phạm tội" với khái niệm "Người phạm tội" mất rồi.

    Tội phạm thì đúng như bạn nói.
    Phạm tội là việc chủ thể của luật hình sự thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà BLHS coi đó là tội phạm.
    Còn người phạm tội là một con người cụ thể đã phạm vào một hoặc một số tội phạm cụ thể nào đó.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #361654   09/12/2014

    dunngna
    dunngna

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/11/2014
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    câu trả lời này hay, ngắn gọn, ko hinh thức, hai khái niệm này cần được hiểu như vậy

     
    Báo quản trị |  
  • #399414   14/09/2015

    lawphuong
    lawphuong

    Sơ sinh

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:14/09/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Mình phân tích theo nôm na dể hiểu là:

    Trước hết cần phải phải khẳng định: Mọi hành vi "phạm tội" không phải đều là "tội phạm". Như quy định tại Điều 8 BLHS thì có hành vi "Phạm tội" được xem lòa "tội phạm" khi hội đủ các yếu tố cấu thành một tội phạm cuuj thể như (Khách thể; chủ thể; khách quan; chủ quan) mới bị truy cứu TNHS. Nếu hành vi "phạm tội"  mà chưa hộiyếu tố cấu thành một tội phạm cụ thể thì không phải là tội phạm. 

    Ví dụ: Nguyễn Văn A  (13 tuổi) phạm tội "Trộm cắp tài sản" 4000.000đ. (phạm vào khoản 1 điều 138 BLHS; quy định hành vi này là tít nghiệm trọng)

    phân tích:

    - Khách thể đủ dấu hiệu,

    - Mặt khách quan đủ dấu hiệu tội phạm;

    - Mặt chủ quan có dấu hiệu tội phạm;

    - Chủ thể: chưa đủ dấu hiệu vì người "phạm tội" chưa đủ tuổi nên không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với A. (Đây là trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng quy định tại điều 12 BLHS- thì người từ đủ 16  tuổi trở lên mới chịu TNHS). vì A mới 13 tuổi nên không đảm bảo về mặt chủ thể.

    Như vậy: một hành vi phạm vào một tội cụ thể ở phần tội phạm cụ thể nhưng chưa đủ yêu tố cấu thành tội phạm ở phần chung thì chưa được truy cứu THNS.

     
    Báo quản trị |  
  • #506288   31/10/2018

    Sự phân biệt rõ ràng 2 khái niệm này có ý nghĩa quyết định trong xác định tội danh "chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có..."

    Có bạn nào có nguồn lý luận chính xác về "phạm tội" mong chỉ giáo!

     
    Báo quản trị |  
  • #543583   14/04/2020

    Itaewon
    Itaewon

    Male
    Sơ sinh

    Kon Tum, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2020
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Mình xin giải đáp theo quan điểm của mình dưới góc độ pháp luật nha

    -Theo điều 8 BLHS 2015 đã đề cập mình sẽ tóm tắt lại điều này: Tội phạm là người có hành vi nguy hiểm cho xã hội và cái hành vi nguy hiểm này nó đã được quy định trong BLHS và người thực hiện hành vi đó đã đủ trách nhiệm hình sự (tuổi và năng lực hình sự), họ thực hiện hành vi nguy hiểm NÀY có thể cố ý hay vô ý nhưng hành vi đó nguy hiểm đó quy định trong BLHS có tội thì họ là TỘI PHẠM.

    Ví dụ: A đủ 16 tuổi người bình thường ko bị mắc bệnh tâm thần có hành vi cướp tài sản 50tr vậy A bị coi là TỘI PHẠM vì hành vi cướp này được BLHS quy định có hành vi cướp tài sản thì phạm Điều 168 BL này tội cướp tài sản.

    - Phạm tội:  là hành vi thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm

    +Xét về tính chất, hành vi phạm tội là hành vi có tính gây thiệt hại đáng kể cho xã hội, có lỗi và được quy định trong Luật hình sự.

    +Xét về cấu trúc, hành vi phạm tội đòi hỏi có những dấu hiệu sau: 1) Chủ thể thực hiện phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự cũng như phải thoả mãn các dấu hiệu đặc biệt khác (dấu hiệu chủ thể đặc biệt) nếu cấu thành tội phạm đòi hỏi; 2) Về mặt khách quan, chủ thể phải có hành động hoặc không hành động thỏa mãn các dấu hiệu khách quan của cấu thành tội phạm (hành vi, hậu quả, quan hệ nhân quả, đối tượng tác động...), 3) Về mặt chủ quan, chủ thể phải có lỗi, cố ý hoặc vô ý tuỳ từng cấu thành tội phạm cũng như chủ thể phải có động cơ, mục đích nhất định nếu cấu thành tội phạm đòi hỏi.

    Ví dụ: hành vi cướp tài sản trên: người cướp đủ 16t nè, tài sản cướp là 50tr nè, lỗi là họ cố ý vậy tổng hợp 3 dấu hiệu đã phân tích trên BLHS quy định tội cướp phải thỏa mãn cả 3 dấu hiệu đó thì hành vi cướp mới bị truy cứu trách nhiệm HS.

    Lưu ý: phân biệt hành vi vi phạm và hành vi phạm tội. Cùng ví dụ cướp nếu là hành vi vi phạm thì người cướp mới có 12 tuổi tuy hắn cố ý và cướp 50tr nhưng đây chỉ là hành vi vi phạm nên bị xử phạt biện pháp khác chứ ko truy cứu trách nhiệm HS nên  hành vi phạm tội vì hành vi cướp của người 12 tuổi chưa thỏa mãn tuổi chịu trách nhiệm HS mà tội cướp tài sản Điều 168 quy định nên chỉ coi hành vi này là hành vi vi phạm

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Itaewon vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (14/04/2020)