Phạm vi điều chỉnh của Luật Phòng, chống tham nhũng

Chủ đề   RSS   
  • #123103 11/08/2011

    hasosa
    Top 200
    Male
    Lớp 5

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2010
    Tổng số bài viết (480)
    Số điểm: 6889
    Cảm ơn: 158
    Được cảm ơn 136 lần


    Phạm vi điều chỉnh của Luật Phòng, chống tham nhũng

    Theo khoản 1 Luật PCTN năm 2005 quy định:


    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

    1. Luật này quy định về phòng ngừa, phát hiện, xử lý người có hành vi tham nhũng và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong phòng, chống tham nhũng.

    2. Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.

    3. Người có chức vụ, quyền hạn bao gồm:

    a) Cán bộ, công chức, viên chức;

    b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn - kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;

    c) Cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

    d) Người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.

    Vậy xin hỏi diễn đàn là có phải trong Công ty cổ phần mà Nhà nuớc chỉ nắm quyền chi phối thì đối tượng chịu sự điều chỉnh của Luật PCTN chỉ là 1 người (người đại diện phần vốn góp của Nhà nuớc) đúng không? Vậy nếu những người cán bộ, lãnh đạo cấp dưới của người đại diện phần vốn góp của Nhà nuớc mà có những hành vi được định nghĩa là tham nhũng thì những người đó có bị coi là tham nhũng không?
    Mong Diễn đàn hồi đáp, xin cảm ơn!


    3 điều làm nên giá trị con người: Siêng năng – Chân thành – Thành đạt

     
    20043 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #123898   15/08/2011

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần
    Moderator

    Luật phòng chống tham nhũng đã nêu rõ rồi mà anh. Cán bộ, lãnh là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước là đối tượng điều chỉnh của Luật phòng chống tham nhũng.
    Còn những cán bộ, lãnh cấp dưới không phải là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước nên không thể là đối tượng điều chỉnh của luật phòng chống tham nhũng được.

    Có điều là anh phải hiểu rõ khái niệm thế nào là cán bộ nữa. Cái này trong luật PCTN có nêu thì phải.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anhdv352 vì bài viết hữu ích
    hasosa (16/08/2011)
  • #124102   16/08/2011

    hasosa
    hasosa
    Top 200
    Male
    Lớp 5

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2010
    Tổng số bài viết (480)
    Số điểm: 6889
    Cảm ơn: 158
    Được cảm ơn 136 lần


    anhdv352 viết:
    Luật phòng chống tham nhũng đã nêu rõ rồi mà anh. Cán bộ, lãnh là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước là đối tượng điều chỉnh của Luật phòng chống tham nhũng.
    Còn những cán bộ, lãnh cấp dưới không phải là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước nên không thể là đối tượng điều chỉnh của luật phòng chống tham nhũng được.

    Có điều là anh phải hiểu rõ khái niệm thế nào là cán bộ nữa. Cái này trong luật PCTN có nêu thì phải.


    Chào anhdv352!
    Sở dĩ mình hỏi câu hỏi này vì Ban Chỉ đạo PCTN của trung ương đánh công văn yêu cầu nhiều đối tượng, trong đó có các tập đoàn kinh tế nhà nứơc báo cáo tổng kết việc thực hiện Luật PCTN ... ; Các tập đoàn lại đánh công văn yêu cầu các công ty con hoặc công ty thành viên báo cáo việc thực hiện Luật PCTN. Nội dung cần báo cáo như: tình hình tham nhũng, số vụ tham nhũng xẩy ra... Vậy vấn đề đặt ra là giả sử trong 1 công ty cổ phần mà nhà nước chỉ nắm quyền chi phối có rất nhiều cán bộ (cán bộ cấp dưới người đại diện phần vốn góp của nhà nứơc) có những hành vi được định nghĩa là tham nhũng thì có bị coi là tham nhũng hay không?. Nếu theo bạn giải thích thì là không, nhưng nếu vậy thì coi như trong báo cáo mà công ty cổ phần cần gửi cho Tập đoàn (để Tập đoàn tổng hợp gửi trung ương) tất cả đều là tốt hết sao? Nghĩa là mặc dù nhiều cán bộ doanh nghiệp "tham nhũng" nhưng ta cứ cho rằng không thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật PCTN nên trong báo cáo cứ OK hết sao? Vấn đề này cho thấy là thực tế nhiều khi rất không rõ ràng.

    Một vấn đề khác đặt ra là nếu trong công ty cổ phần mà nhà nứơc chỉ nắm quyền chi phối nếu thực sự đối tượng theo Luật PCTN chỉ là người đại diện phần vốn nhà nứơc (thường là giám đốc - 1 cá nhân) thì khi các Tập đoàn đánh công văn yêu cầu báo cáo tình hình tham nhũng có khác nào gửi công văn cho 1 ngươì yêu cầu người đó báo cáo là "người đó có tham nhũng hay không" như vậy thì không bao giờ các Tập đoàn kinh tế có được số liệu chính xác...

    3 điều làm nên giá trị con người: Siêng năng – Chân thành – Thành đạt

     
    Báo quản trị |  
  • #124154   16/08/2011

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần
    Moderator

    Đó là một thực tế, bất cập của pháp luật. Có những lúc luật quy định một kiểu nhưng người ta lại thực hiện một kiểu.
    Bọn em cũng đề cập về vấn đề bất cập trong quy định của pháp luật, đặc biệt là luật hình sự về vấn đề liên quan tới tội phạm tham nhũng. Nhưng rõ ràng các điều luật về tội tham ô, hay hối lộ thì bắt buộc phải là cán bộ công chức. Mà những thuật ngữ này lại chỉ được sử dụng trong cơ quan nhà nước.
    Trong khi đó, nếu một người là giám đốc công ty (không phải của nhà nước hoặc không phải là đại diện phần vốn góp nhà nước) khi rõ ràng có hành vi tham ô hoặc nhận hối lộ thì lại không thuộc nhóm tội phạm tham nhũng.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
  • #281669   17/08/2013

    Hanhnham1990
    Hanhnham1990

    Sơ sinh

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:17/08/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Mọi người ơi cho mình hỏi chút: Trong câu hỏi: Qui định về công khai, minh bạch trong công tác tổ chức- cán bộ theo Luật phòng chống tham nhũng ở địa phương. Thì mình phải trả lời như thế nào? Vì đây hỏi là qui định ở địa phương? Mọi người giúp mình với, xin chân thành cảm ơn!

     
    Báo quản trị |