Có hai trường hợp:
-TH1: B bị rắn cắn. A biết rằng loài rắn này không có độc, nên sẽ không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng thấy anh B bị ngất vì sợ, A liền cõng B ra đường cái. Thấy một chiếc xe không khóa bên đường và chìa khóa vẫn ở xe, A nảy ra ý định chiếm đoạt tài sản của anh C đang trong tình trạng không thể bảo vệ được tài sản của mình. Sợ rằng khi anh C la lên, mọi người xung quanh sẽ để ý và có thể sẽ không lấy được chiếc xe. A vừa cõng B vừa la lên : bạn tội bị rắn độc cắn, cứu cứu" và nhanh tay đặt B lên xe và phóng đi. Mọi người tuy thấy anh C la lên :"cướp! cướp" nhưng thấy anh A la lên vậy cũng cho rằng đang đèo một người bị rắn độc cắn nên không ngăn cản. Vì B vẫn bị ngất, A vẫn đèo B tới viện sau đó biến mất cùng chiếc xe.=> A phạm tội công nhiêm chiếm đoạt tài sản (Điều 137, BLHS 1999)
-TH2: B bị rắn độc cắn. A biết rằng loài này rất độc vội vàng cõng A ra đường tìm người chở đi bệnh viện. Trong lúc nguy cấp, lại thấy một chiếc xe không khóa bên đường và chìa khóa vẫn ở xe, ý nghĩ thoáng qua, A nhanh chóng để B lên xe và phóng đến viện. Ngày hôm sau, B được cứu sống, còn A biết mất với chiếc xe.
Như vậy có thể thấy rằng, trong TH2, tuy rằng A đã sử dụng chiếc xe của C mà không xin phép, nhưng do trong tình huống nguy cấp như vậy, A hoàn toàn có thể không phải chịu trách nhiệm vì hành vi sử dụng trái phép tài sản (
khoản 1, ĐIều 142, Tội sử dụng trái phép tài sản )của người khác theo quy định tại
khoản 1,Điều 16, BLHS 1999
BLHS 1999 viết:Điều 16. Tình thế cấp thiết
1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe doạ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.
Tuy nhiên, sau khi đưa B tới bệnh viện, ý đồ chiếm đoạt chiếc xe chợt nảy ra trogn đầu A. Và ngày hôm sau, A biến mất cùng chiếc xe và không trả lại cho chủ sở hữu (sau khi C báo công an thì 2 ngày sau bắt được A chứ không phải A tự đem xe máy trả) đủ cấu thành
tội chiếm giữ trái phép tài sản theo
khoản 1 Điều 144, BLHS 1999 BLHS 1999 viết:Điều 141. Tội chiếm giữ trái phép tài sản
1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản có giá trị từ năm triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hoá bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 22/04/2011 07:08:26 AM
Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 22/04/2011 01:31:31 AM
Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử
Dịch nghĩa:
Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.