Sau khi có kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với 47 đồng chí lãnh đạo cấp cao. Nhiều băn khoăn cũng được đặt ra, việc lấy phiếu tín nhiệm đồng loạt với số lượng lớn sẽ gây ra việc loãng thông tin, người cầm lá phiếu trên tay không nắm bắt được đầy đủ thông tin của người được lấy phiếu, từ đó dễ xảy ra tình trạng tín nhiệm theo cảm tính. Lá phiếu sẽ không đánh giá đúng sự thật, mục tiêu không đạt được.
Điều đáng lo ngại nhất ở đây là mức độ đánh giá người được lấy phiếu là: Tín nhiệm cao, Tín nhiệm, Tín nhiệm thấp hoàn toàn không khoa học. Bởi những lẽ sau:
Một là, ranh giới để phân biệt tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp là gì? Định tính hay định lượng ở đây? Không có một sự giải thích rõ ràng. Giống như kiểu phân định Thích, Thương và Yêu.
Hai là, đã gọi là lấy phiếu tín nhiệm thì phải có trường hợp không được tín nhiệm. Nhưng ở đây ba mức độ đánh giá đều là tín nhiệm. Phải chăng Quốc hội đã “buộc chân” lá phiếu bằng cách: dù như thế nào cũng phải là tín nhiệm hay không?
Ba là, có ba mức độ đánh giá: Tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp thì làm sao đánh giá được người nào được tín nhiệm hơn người nào?
Ví dụ: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tín nhiệm cao là 210, tín nhiệm thấp 160; Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tín nhiệm cao là 196, tín nhiệm thấp 65. Cả tín nhiệm cao và tín nhiệm thấp thì Nguyễn Tấn Dũng vẫn đều cao hơn Nguyễn Thiện Nhân, vậy ai là người được tín nhiệm cao hơn?
Bốn là, tại sao mức độ đánh giá tín nhiệm không phải là tín nhiệm và không tín nhiệm? Nếu đánh giá theo tiêu chí này sẽ phân định rõ ai không được tín nhiệm. Tuy nhiên Quốc hội không làm thế, có lẽ câu chuyện lấy phiếu tín nhiệm vẫn còn là hình thức để lấy lòng dân nhưng vẫn còn hiện tượng bao che cho nhau.
Đánh giá ở ba mức độ thì xác suất rơi vào tín nhiệm thấp chỉ là 33.33% nhưng nếu ở hai mức độ thì xác suất rơi vào không tín nhiệm là 50.00%. Rất có thể Quốc hội e ngại chuyện người được lấy phiếu bị đánh giá thấp.
Tuy nhiên, muốn đất nước phát triển thì phải nâng cao hiệu quả của nhà lãnh đạo, hiệu quả đó không phải đánh giá ở con số bao nhiêu phần trăm mà là thực tế của vấn đề. Giống như các nước phát triển khi họ lấy phiếu tín nhiệm của nhân dân đối với Thủ tướng, Tổng thống…Thì mức phiếu được tín nhiệm là 50% đã gọi là kỹ lục lắm rồi, và thông thường họ chỉ được vài chục phần trăm mà thôi. Nhưng họ vẫn điều hành được đất nước, đưa kinh tế phát triển hiệu quả.
Đã đến lúc chúng ta phải nhìn vào sự thật, không còn là sự hư ảo của lá phiếu mà nên xem lại chúng ta như thế nào? 10% tín nhiệm để nổ lực phấn đấu sẽ tốt hơn 90% tín nhiệm mà ì ạch tự tán thưởng mình.
Rất mong thời gian tới Đảng, Nhà nước, Quốc hội nhìn nhận một cách nghiêm túc về việc lấy phiếu tín nhiệm này. Hãy để lá phiếu đi đúng quy luật tự nhiên của nó, đừng nên buộc chân như hiện nay.
Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 12/06/2013 10:54:42 SA