phá sản doanh nghiệp

Chủ đề   RSS   
  • #367139 11/01/2015

    nguyenvancong90tq
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Tuyên Quang, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2013
    Tổng số bài viết (555)
    Số điểm: 4857
    Cảm ơn: 67
    Được cảm ơn 220 lần


    phá sản doanh nghiệp

    em chỉ được học luật phá sản có 4 tiết học mà giờ phần thi có yêu cầu bài tập phá sản nên khó chia mong các bác giúp đỡ ạ ( RẤT MONG ĐƯỢC CÁC BÁC  HƯỚNG DẪN ĐỂ ÁP DỤNG CHO BÀI SAU Ạ)  

    em  chaú xin cảm ơn ạ

    công ty cổ phần (CTCP) A có vố điều lệ 1 tỷ đồnng  được chia thành 100000 phần gồm 4 cổ đông nắm giữ là B, M,H,N

    B 10000 cổ phần phổ thông ( CPPT) , 5000 cổ phầN ưu đãi cổ tức  (  CPUDCT )

    M 300000 (CPPT) . 10000 (CPUDCT)

    H 20000( CPPT), 5000 (CPUDCT)  5000 CỔ PHần ưu đãi hòa lại (CPUDHL)

    N 10000( CCPPT) 5000 ( CPUDHL)

    CTCP A bị mất khả năng thanh toán nợ đến hạn và bị tòa án tuyên mở thủ tục phá sản . tài sản của doanh nghiệp còn lại như sau:

    tiền mặt 1 tỷ đồng

    1 nhà trị giá 1 tỷ đag thế chấp để vay ngân hàng B 200 triệu

    1 otoo trị giá 300 triệu đang cầm cố để vay 500 triệu đồng của công ty TNHH C 

    CTCP A đang có các khoản nợ và chi phí cụ thể sau

    nợ ngân hàng B 200 triệu đồng

    nợ công ty TNHH c 500 triệu đồng

    nợ lương lao động 400 triệu

    nợ thuế 100 triệu

    nợ CTCP D 300 triệu ( ko có tài sản đảm bảo)

    lệ phí và chi phí cho việc phá sản 20 triệu

    XÁC định TƯ CÁCH chủ nợ của công ty cổ phần A

    HÃY PHÂN CHÍA TÀI SẢN CỦA CÔNG TY

     

     

    Nếu bạn sinh ra trong nghèo khó, đó không phải là lỗi của bạn. Nhưng nếu bạn chết trong nghèo khó, thì đó là lỗi của bạn.

     
    9754 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #367140   11/01/2015

    nguyenvancong90tq
    nguyenvancong90tq
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Tuyên Quang, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2013
    Tổng số bài viết (555)
    Số điểm: 4857
    Cảm ơn: 67
    Được cảm ơn 220 lần


    áp dụng 2 điều sau thì cò điều nà nữa không ạ

    Điều 53. Xử lý khoản nợ có bảo đảm

    1. Sau khi mở thủ tục phá sản, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đề xuất Thẩm phán về việc xử lý khoản nợ có bảo đảm đã được tạm đình chỉ theo quy định tại khoản 3 Điều 41 của Luật này, Thẩm phán xem xét và xử lý cụ thể như sau:

    a) Trường hợp tài sản bảo đảm được sử dụng để thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh thì việc xử lý đối với tài sản bảo đảm theo Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ;

    b) Trường hợp không thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh hoặc tài sản bảo đảm không cần thiết cho việc thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh thì xử lý theo thời hạn quy định trong hợp đồng đối với hợp đồng có bảo đảm đã đến hạn. Đối với hợp đồng có bảo đảm chưa đến hạn thì trước khi tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, Tòa án nhân dân đình chỉ hợp đồng và xử lý các khoản nợ có bảo đảm. Việc xử lý khoản nợ có bảo đảm theo quy định tại khoản 3 Điều này.

    2. Trường hợp tài sản bảo đảm có nguy cơ bị phá hủy hoặc bị giảm đáng kể về giá trị thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đề nghị Thẩm phán cho xử lý ngay tài sản bảo đảm đó theo quy định tại khoản 3 Điều này.

    3. Việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện như sau:

    a) Đối với khoản nợ có bảo đảm được xác lập trước khi Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được thanh toán bằng tài sản bảo đảm đó;

    b) Trường hợp giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán số nợ thì phần nợ còn lại sẽ được thanh toán trong quá trình thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; nếu giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn số nợ thì phần chênh lệch được nhập vào giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

    Điều 54. Thứ tự phân chia tài sản

    1. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:

    a) Chi phí phá sản;

    b) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;

    c) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;

    d) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.

    2. Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định tại khoản 1 Điều này mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:

    a) Thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên;

    b) Chủ doanh nghiệp tư nhân;

    c) Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

    d) Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần;

    đ) Thành viên của Công ty hợp danh.

    3. Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều này thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.

    Nếu bạn sinh ra trong nghèo khó, đó không phải là lỗi của bạn. Nhưng nếu bạn chết trong nghèo khó, thì đó là lỗi của bạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #367147   11/01/2015

    nguyenvancong90tq
    nguyenvancong90tq
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Tuyên Quang, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2013
    Tổng số bài viết (555)
    Số điểm: 4857
    Cảm ơn: 67
    Được cảm ơn 220 lần


    cháu làm như này khoog biết chính xác chưa : 

    trước tieenn công ty thanh toán khoản nợ ngân hàng B 200 triệu bừng căn nhà 1 tỷ 

    => còn 800 triệu cộng vào tài sản của cxoong ty => ts còn lại là 1000+800= 1800 triệu

    trả CTTHH C 500 triệu băng tài sản đảm bảo 300 triệu ( vẫn thiếu 200 triệu )

    theo thứ tự thanh toán thì:

    phí phá sản 20 tr ; .

    nợ lương 400 tr

    nợ thuế 100 tr

    tài sản còn lại 1800 - 520 = 1280 tr 

    trả tiếp cho công ty TNHH C 200 tr

    trả CTCP D 300 tr 

    tổng tài sản còn lại là ; 1280-200-300= 780 tr 

    só còn lại được phân chia theo số cổ phần của các cổ đông

    Nếu bạn sinh ra trong nghèo khó, đó không phải là lỗi của bạn. Nhưng nếu bạn chết trong nghèo khó, thì đó là lỗi của bạn.

     
    Báo quản trị |