Phá hoại tài sản

Chủ đề   RSS   
  • #511593 03/01/2019

    Levantrang1994

    Male
    Sơ sinh

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:03/01/2019
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Phá hoại tài sản

    Vào tháng 9 năm 2018 tôi có trúng đấu giá 6 sào đất tài sản trên đất gôm 613 cây cà phê 12 cây muồng 2 cây mít. Đến ngày 27/12/2018 thi hành án dân sự bàn giao đất và tài sản cho tôi nhưng tài sản trên đất là 613 cây cà phê bị chặt chỉ còm thân cây. Người chặt là chủ trước đó như vậy tôi có thể kiện người đó bồi thương cho tôi được ko cảm ơn
     
    3724 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #511604   03/01/2019

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

     Với vướng mắc trên, chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

    Thứ nhất, đối với trường hợp áp dụng mức xử phạt hành chính.

    Áp dụng mức xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp hành vi vi phạm pháp luật chưa đủ mức độ để truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 15 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP: người nào có hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác thì sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

    Thứ haiđối với trường hợp áp dụng mức xử phạt hình sự. Người này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo quy định tại Điều 178 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017:

    “1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;

    b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

    đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

    c) Tài sản là bảo vật quốc gia;

    d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

    đ) Để che giấu tội phạm khác;

    e) Vì lý do công vụ của người bị hại;

    g) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

    4. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

    Khoản 1 Điều 9 Thông tư 14/2015 về đấu giá quyền sử dụng đất quy định về xác định và phê duyệt giá khởi điểm của thửa đất đấu giá:

    “Căn cứ quyết định đấu giá quyền sử dụng đất, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện việc xác định giá khởi điểm của thửa đất đấu giá (gồm giá đất, hạ tầng kỹ thuật, tài sản gắn liền với đất nếu có) theo quy định của pháp luật và trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) phê duyệt”.

    Theo đó, tài sản trên đất gôm 613 cây cà phê 12 cây muồng 2 cây mít cũng thuộc trong phạm vi đấu giá. Khi bạn trúng đấu giá gồm 6 sào đất cùng với tài sản trên đất gôm 613 cây cà phê 12 cây muồng 2 cây mít thì những tài sản trên đất sẽ thuộc sở hữu của bạn. Theo thông tin bạn cũng cấp, người chủ trước đã chặt 613 cây cà phê sau khi tổ chức đấu giá, do đó, người này đã có hành vi hủy hoại tài sản của người khác. BLDS 2015 quy định:

    Điều 588. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại

    Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

    Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

    Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:

    1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.

    2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.

    3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

    4. Thiệt hại khác do luật quy định”.

    Như vậy, vì người chủ trước đã có hành vi hủy hoại tài sản của bạn nên bạn có quyền khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với 613 cây cà phê, thời hạn khởi kiện là 3 năm kể từ khi bạn biết về hành vi vi phạm pháp luật này.

    Ngoài ra, tùy từng mức độ sẽ bị xử phạt vi phạm khác nhau là xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác. Nếu còn thắc mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.