Nuôi con trong dạ mang vạ vào thân là gì? Lao động nữ được nghỉ thai sản bao nhiêu ngày?

Chủ đề   RSS   
  • #614675 31/07/2024

    hieu2421999

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:15/12/2023
    Tổng số bài viết (16)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Nuôi con trong dạ mang vạ vào thân là gì? Lao động nữ được nghỉ thai sản bao nhiêu ngày?

    Chăm sóc sức khỏe khi mang thai không chỉ bảo đảm an toàn cho người phụ nữ mà còn giúp em bé được phát triển khỏe mạnh. Câu tục ngữ nuôi con trong dạ mang vạ vào thân nhằm để nhấn mạnh sự quan trọng của việc này.

    1. Nuôi con trong dạ mang vạ vào thân là gì?

    Câu tục ngữ nuôi con trong dạ vào thân có thể hiểu như sau:

    - Nuôi con trong dạ: Là việc một người phụ nữ mang thai và nuôi dưỡng thai nhi trong bụng.

    - Mang vạ vào thân: Có thể hiểu là việc người mẹ có thể gặp phải những rủi ro, khó khăn, bệnh tật trong quá trình mang thai và sinh nở.

    Như vậy, câu tục ngữ nuôi con trong dạ mang vạ vào thân muốn nhắn nhủ đến người mẹ đang mang thai rằng: Phụ nữ khi mang thai phải hết sức chú ý ăn uống. Bởi vì trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ trải qua nhiều thay đổi và dễ mắc các bệnh lý. Nếu không chú ý, mẹ bầu có thể gặp phải những vấn đề ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.

    Đồng thời, câu tục ngữ này cũng muốn khuyên răn rằng những gì người mẹ ăn uống sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Do đó chế độ ăn uống đầy đủ, đảm bảo dinh dưỡng cho người mẹ cũng hết sức quan trọng.

    2. Lao động nữ được nghỉ thai sản bao nhiêu ngày?

    Ngoài chế độ ăn uống thì thời gian nghỉ ngơi trong quá trình mang thai cũng rất quan trọng. Chính vì vậy nên pháp luật cũng đã ban hành một số quy định cho phép lao động nữ được nghỉ trong thời gian mang thai, cụ thể:

    Căn cứ theo Điều 139 Bộ luật lao động 2019 quy định về chế độ nghỉ thai sản như sau:

    - Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng.

    Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

    - Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

    - Hết thời gian nghỉ thai sản 06 tháng, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động.

    - Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản 06 tháng, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng nhưng người lao động phải báo trước, được người sử dụng lao động đồng ý và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động.

    Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

    - Lao động nam khi vợ sinh con, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, lao động nữ mang thai hộ và người lao động là người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

    Như vậy, theo quy định nêu trên thì lao động nữ được nghỉ thai sản trước khi sinh con là không quá 02 tháng; tổng thời gian được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng.

    Nếu sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con lao động nữ sẽ được nghỉ thai sản thêm 01 tháng.

    3. Lao động nữ mang thai có quyền tạm hoãn hợp đồng lao động không?

    Cũng theo Điều 138 Bộ luật Lao động 2019, lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

    Nếu tạm hoãn hợp đồng lao động thì lao động nữ phải thông báo cho người sử dụng lao động kèm theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.

    - Khi tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thời gian tạm hoãn do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động nhưng tối thiểu phải bằng thời gian do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định tạm nghỉ. Trường hợp không có chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về thời gian tạm nghỉ thì hai bên thỏa thuận về thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.

    Như vậy, ta có thể thấy rằng pháp luật Việt Nam có rất nhiều chính sách hỗ trợ đối với lao động nữ đang mang thai, bởi vì việc chăm sóc sức khỏe trong quá trình mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ và bé.

    Tổng kết lại rằng câu tục ngữ nuôi con trong dạ mang vạ vào thân là một lời nhắc nhở đầy ý nghĩa về tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe trong quá trình mang thai.

     
    132 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận