Nông dân Hai Lúa chỉ trích pháp luật nước nhà

Chủ đề   RSS   
  • #273469 04/07/2013

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4353 lần


    Nông dân Hai Lúa chỉ trích pháp luật nước nhà

    Bác Hai Lúa quê ở miền Tây, cả cuộc đời “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” chỉ mong con cái có được cái chữ mà đổi đời. Ước mơ cũng trở thành hiện thực khi cậu Tú nhà ông cũng đỗ vào trường luật ở trên Thành Phố. Bác Hai phải bán mấy tấn thóc để lấy tiền cho cậu Tú lên Phố đổi đời.

    Ngày tết cậu Tú về quê, cả nhà vui như hội. Trong lúc nói chuyện:

    Cậu Tú: nhờ được đi học con mới biết thêm nhiều thứ, bình thường bà con quê mình còn sai nhiều lắm. Ví dụ như: Theo quy định của Bộ luật Dân sự thì đối tượng của hợp đồng mượn là “mượn cái gì trả cái đó”, còn vay là “trả cái tương tự”. Vậy là không có khái niệm mượn tiền, mượn gạo… mà là vay tiền, vay gạo.

    Bác Hai Lúa (nỗi nóng): Tía quanh năm bám đất chẳng biết cái Luật pháp là gì? Tuy nhiên từ khi cha sinh mẹ đẻ đến nay thấy người ta gọi thế con à! Mượn 100 nghìn đồng trả lại 100 nghìn đồng thì gọi là mượn, còn mà trả thêm tiền lãi mới gọi là vay. Còn cái pháp luật gì đó quy định đối tượng này đối tượng nọ Tía chẳng biết con à!

    Cậu Tú: Pháp luật quy định thế là đúng đấy Tía.

    Bác Hai Lúa: Đúng gì mà đúng con, người dân cứ nói như thế, hiểu như thế, sống như thế thì pháp luật phải quy định đúng thực tế chứ! Còn đây quy định vớ va vớ vẩn chẳng khác nào bẻ lưởi người dân. 

     
    4949 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phamthanhhuu vì bài viết hữu ích
    quocthaidanan (03/10/2013)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #273531   04/07/2013

    LS.NguyenTrungDuc
    LS.NguyenTrungDuc

    Sơ sinh

    Hà Tĩnh, Việt Nam
    Tham gia:04/07/2013
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 120
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 2 lần


    một câu chuyện nói lên kiểu ngồi trên trời ra văn bản của các nhà làm luật Việt Nam. có 1 sự thật trong việc ban hành VBPL ở nước ta là: thích thì ban, sai thì sửa, thiếu thì bỗ sung, thừa thì ra văn bản mới. 

     
    Báo quản trị |  
  • #273691   05/07/2013

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1342)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Xin chào LS.NguyenTrungDuc,

    Theo quan điểm của tôi thì nhà làm luật hoàn toàn không sai gì trong trường hợp này.  Mượn theo nghĩa sử dụng phổ biến trong giao tiếp hàng ngày cũng đã gồm có hai ý:

    1 - Tài sản mượn phải được hoàn trả lại; và 

    2 - Người mượn thường không có nghĩa vụ đền bù cho người cho mượn bất kỳ khoản lợi ích nào từ việc mượn tài sản đó.

    Theo yêu cầu của ý 1 thì chỉ có sự chuyển giao tạm thời quyền sử dụng của tài sản từ người cho mượn sang người mượn, không hề có chuyển giao quyền sở hữu.

    Nhưng khi sử dụng ở ý 2 thì dân gian lại sử dụng chung cho cả tài sản là vật đặc địnhvật không đặc định (ví dụ mượn gạo, mượn tiền) từ đó gây ra sự bất ổn về mặt pháp lý ở chỗ cơ sở pháp lý nào để người mượn định đoạt các tài sản đã mượn (ví dụ lấy tiền ra tiêu, lấy gạo nấu cơm) nếu chỉ có sự chuyển giao quyền sử dụng theo ý 1, mà đối với các tài sản này nếu không có được quyền định đoạt thì làm sao sử dụng, chẳng lẻ mượn về để đó ngồi nhìn. (Dĩ nhiên ở đây không đề cập đến việc mượn để xem mà là mượn để tiêu xài rồi sau đó trả lại bằng vật cùng loại hoặc tương tự)

    Hơn nữa nhà làm luật vẫn giữ ý 2 đó chứ, căn cứ theo Điều 514 đến 517 của Bộ Luật Dân sự hiện hành. Nhà làm luật chỉ loại trừ đối tượng vật tiêu hao ra khỏi quan hệ mượn và không lấy yếu tố có đền bù hay không là yếu tố chủ yếu để xác định quan hệ mượn vì nó có thể dẫn đến việc phản ảnh không chính xác bản chất chủ yếu của quan hệ mượn tài sản (chỉ chuyển giao tạm thời quyền sử dụng).

    Vì vậy tuy yêu cầu của bác Hai Lúa là chính đáng nhưng trong trường hợp này việc định nghĩa lại ngôn từ của pháp luật giúp các quan hệ được rõ ràng, chính xác hơn về mặt pháp lý. 

     

     

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    ntdieu (05/07/2013) daonhan (06/07/2013) YKHOAHOPNHAN (07/07/2013)