a)
Việc làm và bảo đảm việc làm: các biện pháp bảo đảm việc làm; loại hợp đồng đối
với từng loại lao động, hoặc loại công việc; các trường hợp chấm dứt hợp đồng
lao động; các chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp tạm ngừng
việc; nâng cao tay nghề, đào tạo lại khi thay đổi kỹ thuật hay tổ chức sản xuất;
các nguyên tắc và thời gian tạm thời chuyển người lao động làm việc khác.
b)
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: các quy định về độ dài thời giờ làm việc
trong ngày, trong tuần; bố trí ca kíp; thời giờ nghỉ giải lao phù hợp với từng loại
nghề, công việc; ngày nghỉ hàng tuần, ngày nghỉ lễ; chế độ nghỉ hàng năm kể cả
thời gian đi đường; nghỉ về việc riêng; nguyên tắc và các trường hợp huy động
làm thêm giờ.
c)
Tiền lương, phụ cấp lương, tiền thưởng: tiền lương tối thiểu hoặc lương trung
bình (lương tháng, lương ngày hoặc lương giờ); thang bảng lương áp dụng trong
doanh nghiệp; biện pháp bảo đảm tiền lương thực tế, phương thức điều chỉnh tiền
lương khi giá cả thị trường biến động; nguyên tắc trả lương (lương thời gian,
lương sản phẩm hoặc lương khoán); nguyên tắc xây dựng và điều chỉnh đơn giá
tiền lương; nguyên tắc và điều kiện nâng bậc lương; các loại phụ cấp lương;
thời gian trả lương hàng tháng; thanh toán tiền nghỉ hàng năm, tiền tàu xe;
tiền lương trả cho giờ làm thêm; tiền thưởng (thưởng đột xuất, thưởng tháng,
thưởng cuối năm, thưởng chất lượng, thưởng từ lợi nhuận) và các nguyên tắc chi
thưởng (có thể kèm theo quy chế).
d)
Định mức lao động: các nguyên tắc, phương pháp xây dựng định mức, áp dụng thử,
ban hành, thay đổi định mức; loại định mức áp dụng cho các loại lao động; các
định mức trung bình, tiên tiến được áp dụng trong doanh nghiệp; biện pháp đối
với những trường hợp không hoàn thành định mức; nguyên tắc khoán tổng hợp cả
lao động và vật tư (nếu có).
đ)
An toàn lao động, vệ sinh lao động: các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh
lao động; tiêu chuẩn và việc cung cấp phương tiện phòng hộ lao động; chế độ bồi
dưỡng bằng hiện vật; các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc; bồi thường tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (có thể kèm theo quy chế).
e)
Bảo hiểm xã hội: các quy định về trách nhiệm, quyền lợi của người sử dụng lao
động và người lao động trong việc đóng góp, thu nộp, chi trả chế độ bảo hiểm xã
hội.
Ngoài
những nội dung nói trên, các bên có thể thoả thuận thêm những nội dung khác như:
thể thức giải quyết tranh chấp lao động; ăn giữa ca; phúc lợi tập thể; trợ cấp
việc hiếu, hỷ...
Bạn
xem thêm các quy định tại Bộ Luật Lao động và các Nghị định số 196-CP ngày
31/12/1994 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động về
thoả ước lao động tập thể và Nghị định 93/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính
phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 196-CP ngày 31/12/1994 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao
động về thoả ước lao động tập thể.