Kính thưa các anh, chị, em!
Hiện nay rất nhiều người lao động trong một đơn vị sự nghiệp có thu của nhà nước đang vướng mắc về một tình huống như sau:
Trường ĐH A là một đơn vị sự nghiệp có thu, được nhà nước giao tự chủ về tài chính từ năm 2003.
Khi được nhà nước giao tự chủ về tài chính, người lao động trong trường này còn chưa biết gì về vấn đề tự chủ nên không biết thiết lập một cơ chế thích hợp để giám sát việc thu chi của nhà trường . Hậu quả của việc này là ông thủ trưởng của trường đã tự thu, tự chi và tự quản lý tài chính trong trường và dẫn đến rất nhiều sai phạm trong quản lý tài chính. Cho đến năm 2008 thì người lao động mới phát hiện ra rằng nhà trường mất cân đối thu chi, khoản nợ nhiều hơn khoản có tới vài chục tỉ đồng và đương nhiên tiền làm thêm giờ của người lao động không được chi trả. Khi đó, người lao động mới sực tỉnh và kiện cáo lùm xùm, và rút cuộc là ông hiệu trưởng lúc đó đã bị khởi tố về hình sự do những sai phạm trong quản lý tài chính của ông ta. Tình trạng lộn xộn đã kéo dài cho tới giữa năm 2009. Đến giữa năm 2009, một hiệu trưởng khác đã được bổ nhiệm. Ông này đã khoanh toàn bộ khoản nợ tiền làm thêm của người lao động từ năm 2008 đến giữa năm 2009 lại và cho đến hiện nay vẫn chưa có bất kỳ một động thái tích cực nào để chi trả. Điều này gây ra nhiều bức xúc cho người lao động trong nhà trường.
Cả công chức và người lao động trong trường hiện nay đều rất băn khoăn về các vấn đề sau đây:
1) Khi đơn vị sự nghiệp có thu của nhà nước được giao tự chủ về tài chính mà mất khả năng chi trả, mất khả năng đảm bảo quyền, lợi ích cho người lao động thì nhà nước có bổ sung vốn từ ngân sách cho đơn vị đó hay không?
2) Người lao động trong nhà trường nói trên có thể làm gì và phải làm như thế nào để đảm bảo quyền lợi của mình?
Kính mong các anh, chị, em có hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực quản lý tài chính và luật lao động cho biết ý kiến nhằm giải quyết các thắc mắc của người lao động trong trường hợp nói trên. Tôi xin chân thành cảm ơn!