Chào bạn!
Tôi xin trao đổi với bạn ở nội dung trên như sau:
Nếu người phải thi hành án không có tài sản để thi hành án hoặc có tài sản nhưng giá trị tài sản chỉ đủ để thanh toán chi phí cưỡng chế thi hành án hoặc tài sản đó theo quy định của pháp luật không được xử lý để thi hành án; Người phải thi hành án không có thu nhập hoặc mức thu nhập thấp, chỉ bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho người phải thi hành án và gia đình thì trong trường hợp này Cơ quan thi hành án sẽ trả đơn yêu cầu thi hành án.
Và trường hợp này khi người phải thi hành án có điều kiện thi hành thì người được thi hành án có quyền yêu cầu thi hành bản án, quyết định trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 , kể từ ngày phát hiện người phải thi hành án có điều kiện thi hành.
Thời hạn yêu cầu thi hành án được quy định như sau:
Điều 30. Thời hiệu yêu cầu thi hành án
1. Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.
Trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn.
Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn.
2. Đối với các trường hợp hoãn, tạm đình chỉ thi hành án theo quy định của Luật này thì thời gian hoãn, tạm đình chỉ không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án, trừ trường hợp người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án.
3. Trường hợp người yêu cầu thi hành án chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án.
Căn cứ thời hạn trên bạn có thể tham khảo là trong 5 năm năm, hoặc sau 5 năm người được thi hành án có quyền yêu cầu thi hành án hay không.
Việc thương lượng thi hành án giữa các bên, nếu bên kia không thực hiện đúng cam kết thì người bị xâm pham quyền lợi ích hợp pháp có thể yêu cầu thi hành án theo quy định mà không phải tuân theo thỏa thuận 2 bên đã cam kết.
Qua phân tích trên và quy định của pháp luật đã trích dẫn, bạn có thể tham khảo để biết được câu trả lời của mình.
Trân trọng!
"Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"