NLĐ cần làm gì khi bị cho thôi việc vì lý do thay đổi cơ cấu?

Chủ đề   RSS   
  • #593669 04/11/2022

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81119
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1693 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    NLĐ cần làm gì khi bị cho thôi việc vì lý do thay đổi cơ cấu?

    Hiện tượng công nhân của các xí nghiệp, nhà máy sắp phải nghỉ việc hàng loạt với lý do doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất đang ngày càng tăng. Việc cắt giảm hàng ngàn lao động vì lý do thay đổi cơ cấu, công nghệ khiến đời sống của người dân ngày càng bấp bênh. Vậy hành vi của doanh nghiệp có đúng với quy định pháp luật hay không, NLĐ cần làm gì trong trường hợp này?

    Cụ thể, từ đầu năm đến nay, có khoảng 22 doanh nghiệp gửi phương án sắp xếp lại lao động về cho Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, chủ yếu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng số 1.643 lao động bị cho thôi việc. Đồng thời, các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất chủ yếu ở ngành may gia công, công nghệ thông tin, kinh doanh bảo hiểm.

    Có thể thấy, tình trạng lao động bị cắt giảm ngày càng cao ở các ngành dệt may, bảo hiểm,...

    Những trường hợp doanh nghiệp thay đổi cơ cấu

    Căn cứ khoản 11 Điều 34 Bộ luật lao động 2019, thì trường hợp NSDLĐ cho NLĐ thôi việc khi thay đổi cơ cấu, công nghệ thuộc một trong các trường hợp chấm dứt HĐLĐ theo BLLĐ 2019.

    Theo khoản 1 điều 42 Bộ luật lao động 2019 thì thay đổi cơ cấu công nghệ là một trường hợp sau đây:

    - Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động;

    Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;

    - Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm.

    thay-doi-co-cau-cong-nghe

    Quyền lợi của NLĐ khi bị chấm dứt HĐLĐ do doanh nghiệp thay đổi cơ cấu

    Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của BLLĐ 2019; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.

    Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 47 của Bộ luật lao động 2019.

    Việc cho thôi việc đối với người lao động theo quy định tại Điều 42 BLLĐ 2019 chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên và thông báo trước 30 ngày cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cho người lao động.

    Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

    Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.

    Ngoài ra, người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:

    - Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;

    - Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.

    Quy định về việc xây dựng phương án sử dụng lao động khi cho người lao động thôi việc vì thay đổi cơ cấu, công nghệ.   

    Theo quy định trên thì khi thay đổi cơ cấu, công nghệ mà phải cho nhiều người lao động thôi việc thì người sử dụng lao động phải xây dựng phương án sử dụng lao động.

    Căn cứ Điều 44 Bộ luật lao động 2019 quy định về phương án sử dụng NLĐ như sau:

    Phương án sử dụng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

    - Số lượng và danh sách người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động được đào tạo lại để tiếp tục sử dụng, người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian;

    - Số lượng và danh sách người lao động nghỉ hưu;

    - Số lượng và danh sách người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động;

    - Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động và các bên liên quan trong việc thực hiện phương án sử dụng lao động;

    - Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án.

    Khi xây dựng phương án sử dụng lao động, người sử dụng lao động phải trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

    Phương án sử dụng lao động phải được thông báo công khai cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được thông qua.

    Mức bồi thường khi chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do thay đổi cơ cấu, công nghệ:

    Về trợ cấp thôi việc

    Khi hợp đồng lao động chấm dứt trong trường hợp thay đổi cơ cấu công nghệ hoặc vì lý do kinh tế thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

    Trợ cấp mất việc làm

    Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 47 của Bộ luật lao động 2019 cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên bị mất việc làm do thay đổi cơ cấu, công nghệ.

    Trong đó, kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh hoặc kinh phí hoạt động của người sử dụng lao động.

     
    900 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (04/11/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #593724   07/11/2022

    chaann
    chaann
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:08/06/2022
    Tổng số bài viết (404)
    Số điểm: 3485
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 51 lần


    NLĐ cần làm gì khi bị cho thôi việc vì lý do thay đổi cơ cấu?

    Cảm ơn những chia sẻ hữu ích của bạn. Trường hợp cho thôi việc của người sử dụng lao động đối với người lao động là một trong những trường hợp người sử dụng lao động được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động. Tuy nhiên, nhiều trường hợp người lao động lại lợi dụng điều này để sa thải người lao động trái pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #593728   07/11/2022

    nguyenhuuvi98
    nguyenhuuvi98
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (240)
    Số điểm: 2725
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 48 lần


    NLĐ cần làm gì khi bị cho thôi việc vì lý do thay đổi cơ cấu?

    Cảm ơn bài viết của tác giả. Bài viết rất có ích đối với người lao động đặc biệt là người công nhân. Do hạn chế về hiểu biết pháp luật nên các công nhân khi kết thúc hợp đồng lao động không được hưởng các quyền lợi của mình khi tham gia bảo hiểm xã hội cũng như là các điều khoản quy định trong hợp đồng. Bên cạnh đó, người sử dụng lao động cũng nên phổ biến cho người lao động biết về các quyền lời của mình khi kết thúc hợp đồng lao động.

     
    Báo quản trị |  
  • #595001   30/11/2022

    sun_shineeeee
    sun_shineeeee

    Mầm

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:26/09/2022
    Tổng số bài viết (104)
    Số điểm: 730
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 23 lần


    NLĐ cần làm gì khi bị cho thôi việc vì lý do thay đổi cơ cấu?

    Cảm ơn bài viết của tác giả. Mình xin cung cấp thêm thông tin về cách tính thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm được quy định tại Khoản 2 ĐIều 47 Bộ luật Lao động 2019. Trong đó có nội dung thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp thì sẽ bị trừ đi khi tính thời gian làm việc để hưởng trợ cấp mất việc làm

     
    Báo quản trị |