NLĐ cần hiểu rõ: Trụ sở chính và địa điểm kinh doanh không nhất thiết phải là một!

Chủ đề   RSS   
  • #570274 14/04/2021

    hiesutran159
    Top 100
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2020
    Tổng số bài viết (692)
    Số điểm: 11623
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 759 lần


    NLĐ cần hiểu rõ: Trụ sở chính và địa điểm kinh doanh không nhất thiết phải là một!

    Trụ sở chính và địa điểm kinh doanh - Minh họa

    Sự nhầm lẫn hai khái niệm này dễ dẫn đến những vấn đề như: HĐLĐ thỏa thuận sẽ làm ở địa điểm kinh doanh nhưng họ lại đến trụ sở làm việc, hoặc khi phỏng vấn thì ở trụ sở nhưng lại làm việc ở địa điểm kinh doanh khiến NLĐ hoang mang,… Bài viết sẽ làm rõ hai khái niệm trên khác nhau ra sao!

    Trụ sở chính là gì?

    Theo quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành (Điều 43) Trụ sở chính có đặc điểm là:

    “Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).”

    Điều này cho thấy pháp luật không hề quy định trụ sở chính phải là nơi công ty triển khai hoạt động kinh doanh hay những chức năng khác ngoài việc “liên lạc”.

    Trên thực tế cũng có rất nhiều doanh nghiệp chỉ thuê một căn phòng khoảng 20 mét vuông để một vài người trực làm nhiệm vụ trả lời các cuộc điện thoại, nhận email từ khách hàng muốn liên lạc tới công ty. Thậm chí, lãnh đạo của công ty đó cũng sẽ không thường xuyên có mặt ở trụ sở mà sẽ ngồi làm việc ở địa điểm kinh doan thuận tiện nhất

    Điều này xuất phát từ một thực tế rằng nhiều người muốn địa chỉ liên lạc của công ty mình phải được đặt ở những quận trung tâm, những nơi thu hút được sự chú ý, tạo được độ uy tín cho khách hàng, tuy nhiên vấn đề tài chính khi thuê mặt bằng lớn lại không hề đơn giản.

    Để tiết kiệm, họ có thể thuê một văn phòng nhỏ, vừa đủ để thực hiện chức năng tiếp khách hàng, gặp ứng viên tuyển dụng,… nếu có vấn đề gì nghiêm trọng, họ sẽ chủ động hẹn khách hàng tại điểm kinh doanh thích hợp hơn – đây là nơi diễn ra hoạt động chính của công ty!

    Vậy địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp là gì?

    Luật Doanh nghiệp chỉ định nghĩa một cách ngắn gọn:

    “Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể”

    (Điều 45)

    Theo quy định này, thậm chí một doanh nghiệp có thể có nhiều địa điểm kinh doanh nếu họ kinh doanh nhiều lĩnh vực khác nhau hoặc theo nhu cầu của doanh nghiệp.

    Quan trọng hơn, tại Điểm a Khoản 2 Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh nghiệp còn cho phép “Doanh nghiệp có thể lập địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh”

    Như vậy việc doanh nghiệp có các điểm kinh doanh không cùng nơi có trụ sở là hoàn toàn không trái quy định của pháp luật.

    Khi lập địa điểm kinh doanh mới, doanh nghiệp chỉ cần gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh trong thời hạn 10 ngày là có thể hoàn tất thủ tục kiểm soát của cơ quan nhà nước!

    Qua những thông tin trên, hy vọng NLĐ sẽ không còn bỡ ngỡ với những trường hợp địa điểm kinh doanh và trụ sở của một doanh nghiệp không nằm cùng một nơi!

     
    4923 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hiesutran159 vì bài viết hữu ích
    admin (15/04/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #570902   29/04/2021

    Trụ sở chính có thể chỉ là nơi để công ty đăng ký trên Giấy phép kinh doanh, là nơi để khách hàng liên hệ với công ty mà không diễn ra hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, địa điểm kinh doanh là nơi làm việc, diễn ra hoạt động kinh doanh cụ thể và doanh nghiệp có thể mở thêm các địa điểm kinh doanh tại các địa chỉ khác.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn daisy1009 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (22/11/2021)
  • #577180   21/11/2021

    mibietchi
    mibietchi
    Top 500
    Chồi

    Vietnam --> Hà Tĩnh
    Tham gia:25/05/2014
    Tổng số bài viết (148)
    Số điểm: 1190
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 67 lần


    NLĐ cần hiểu rõ: Trụ sở chính và địa điểm kinh doanh không nhất thiết phải là một!

    Doanh nghiệp cũng cần lưu ý khi thực hiện hoạt động sản, xuất kinh doanh hay thuê kho tại một địa điểm khác trụ sở chính của doanh nghiệp thì cần phải tiến hành thủ tục đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh để được cấp giấy chứng nhận hoạt động địa điểm kinh doanh. Vì khi có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh thì các chi phí thuê địa điểm hay các chi phí khác phát sinh mới được coi là hợp lệ.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn mibietchi vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (22/11/2021)
  • #577503   29/11/2021

    NLĐ cần hiểu rõ: Trụ sở chính và địa điểm kinh doanh không nhất thiết phải là một!

    Điểm khác biệt giữa trụ sở chính và địa điểm kinh doanh

    1. Địa điểm kinh doanh phụ thuộc vào trụ sở chính

    Nơi đăng ký địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp phải căn cứ vào nơi đặt trụ sở chính. Theo đó, doanh nghiệp không được phép thành lập địa điểm kinh doanh ngoài phạm vi cấp tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính

    Về chế độ thuế, địa điểm kinh doanh không có mã số thuế riêng và phải hạch toán phụ thuộc vào công ty.

    2. Địa điểm kinh doanh phải thực hiện hoạt động kinh doanh

    Trụ sở chính có thể chỉ là nơi để công ty đăng ký trên Giấy phép kinh doanh, là nơi để khách hàng liên hệ với công ty mà không diễn ra hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, địa điểm kinh doanh lại là nơi làm việc, diễn ra hoạt động kinh doanh cụ thể.

    Vì vậy, trên thực tế, một số doanh nghiệp sẽ đăng ký trụ sở chính tại một địa chỉ để đáp ứng các điều kiện quy định về trụ sở chính nhưng thực tế lại không diễn ra hoạt động kinh doanh. Đây được gọi là đăng ký “trụ sở ảo”.

    Như vậy, trụ sở chính và địa điểm kinh doanh không được cùng là một nơi. Trụ sở chính có thể không tiến hành hoạt động kinh doanh còn địa điểm kinh doanh bắt buộc phải tiến hành hoạt động kinh doanh theo ngành, nghề doanh nghiệp đã đăng ký.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Uyenph98 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/11/2021)
  • #577655   30/11/2021

    NLĐ cần hiểu rõ: Trụ sở chính và địa điểm kinh doanh không nhất thiết phải là một!

    Như vậy, theo như bài viết thì trụ sở chính và địa điểm kinh doanh không được cùng là một nơi. Trụ sở chính có thể không tiến hành hoạt động kinh doanh còn địa điểm kinh doanh bắt buộc phải tiến hành hoạt động kinh doanh theo ngành, nghề doanh nghiệp đã đăng ký.

     
    Báo quản trị |  
  • #579324   09/01/2022

    NLĐ cần hiểu rõ: Trụ sở chính và địa điểm kinh doanh không nhất thiết phải là một!

    Còn rất nhiều doanh nghiệp bỡ ngỡ với việc trụ sở chính và địa điểm kinh doanh không thống nhất trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, pháp luật cho phép trụ sở chính và địa điểm kinh doanh là 2 nơi khác nhau, bởi lẽ “Doanh nghiệp có thể lập địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh”

     
    Báo quản trị |  
  • #579506   20/01/2022

    Cảm ơn thông tin bài viết đã cung cấp rất hữu ích. Trụ sở của doanh nghiệp không nhất thiết là nơi doanh nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc nơi có hộ khẩu thường trú của chủ doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể có nhiều cơ sở kinh doanh ở những nơi khác nhau nhưng trụ sở giao dịch chỉ có một. Để tránh nhầm lẫn, người ta thường gọi là trụ sở chính của doanh nghiệp. Trụ sở giao dịch mang tính pháp lí nhiều hơn là tính không gian. Địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp phải được đăng kí chính thức với cơ quan đăng kí kinh doanh. Nếu có nhu cầu thay đổi địa chỉ trụ sở, doanh nghiệp phải đăng kí với cơ quan đăng kí kinh doanh trước khi thực hiện việc thay đổi.

     
    Báo quản trị |  
  • #581434   16/03/2022

    anhhong58
    anhhong58
    Top 150
    Lớp 4

    Vietnam
    Tham gia:16/03/2022
    Tổng số bài viết (497)
    Số điểm: 5101
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 51 lần


    NLĐ cần hiểu rõ: Trụ sở chính và địa điểm kinh doanh không nhất thiết phải là một!

    Cảm ơn bạn vì thông tin hữu ích này.

    Ngoài ra, mọi người cũng thường nhầm văn phòng đại diện với trụ sở chính và địa điểm kinh doanh. 

    Mình xin cung cấp thêm thông tin về văn phòng đại diện như sau: dù cùng là đơn vị phụ thuộc của dianh nghiệp nhưng khác với địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh mà chỉ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.

     
    Báo quản trị |  
  • #581474   18/03/2022

    bhnghia99
    bhnghia99

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:09/03/2022
    Tổng số bài viết (51)
    Số điểm: 366
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    NLĐ cần hiểu rõ: Trụ sở chính và địa điểm kinh doanh không nhất thiết phải là một!

    Cảm ơn những chia sẽ hữu ích của tác giả về trụ sở chính và địa điểm kinh doanh. Cơ chế hình thành địa điểm kinh doanh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hoạt động của các doanh nghiệp. Bởi tùy vào tình hình, lĩnh vực hoạt động mà các doanh nghiệp có nhu cầu tạo ra nhiều địa điểm kinh doanh để đáp ứng khả năng hoạt động của mình

     
    Báo quản trị |  
  • #581490   19/03/2022

    NLĐ cần hiểu rõ: Trụ sở chính và địa điểm kinh doanh không nhất thiết phải là một!

    Trụ sở chính có thể chỉ là nơi để công ty đăng ký trên Giấy phép kinh doanh, là nơi để khách hàng liên hệ với công ty mà không diễn ra hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, địa điểm kinh doanh lại là nơi làm việc, diễn ra hoạt động kinh doanh cụ thể.Vì vậy, trên thực tế, một số doanh nghiệp sẽ đăng ký trụ sở chính tại một địa chỉ để đáp ứng các điều kiện quy định về trụ sở chính nhưng thực tế lại không diễn ra hoạt động kinh doanh.

     
    Báo quản trị |  
  • #583601   30/04/2022

    NLĐ cần hiểu rõ: Trụ sở chính và địa điểm kinh doanh không nhất thiết phải là một!

    Cảm ơn những chia sẻ vô cùng thú vi từ bạn. Theo quan điểm của mình địa điểm kinh doanh không phải trụ sở chính, tuy nhiên trụ sở chính có thể có chức năng kinh doanh hoặc không có. Trụ sở giống như trung tâm hành chính của doanh nghiệp nơi đưa ra các quyết định và thực hiện điều phối việc kinh doanh.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #585165   08/06/2022

    nhatvy05021999
    nhatvy05021999

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/09/2019
    Tổng số bài viết (59)
    Số điểm: 295
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4 lần


    NLĐ cần hiểu rõ: Trụ sở chính và địa điểm kinh doanh không nhất thiết phải là một!

    Mình công nhận với bạn vì trên thực tế có dịch vụ cho thuê để dáng biển bảng của công ty và đón tiếp thuế nhưng những doanh nghiệp này lại ko hoạt động ở địa chỉ đó

     
    Báo quản trị |  
  • #585651   23/06/2022

    chaann
    chaann
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:08/06/2022
    Tổng số bài viết (404)
    Số điểm: 3485
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 51 lần


    NLĐ cần hiểu rõ: Trụ sở chính và địa điểm kinh doanh không nhất thiết phải là một!

    Cảm ơn vì những thông tin mà bạn đã cung cấp. Bài viết mà bạn mang lại đã cung cấp cho mình được nhiều thông tin hữu ích về điểm khác nhau giữa trụ sở chính và địa điểm kinh doanh. Đọc bài viết, mình đã nắm được những quy định của pháp luật về trụ sở chính và địa điểm kinh doanh. Bài viết của bạn rất hữu ích, hi vọng nhận được nhiều bài viết từ bạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #586385   28/06/2022

    vuthienan134
    vuthienan134
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (352)
    Số điểm: 3840
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 30 lần


    NLĐ cần hiểu rõ: Trụ sở chính và địa điểm kinh doanh không nhất thiết phải là một!

    Cảm ơn bài viết của bạn. Nhờ bài viết của bạn mà người lao động đã có cái nhìn rõ về 2 khái niệm trên. Như vậy, trụ sở chính và địa điểm kinh doanh không được cùng là một nơi. Trụ sở chính có thể không tiến hành hoạt động kinh doanh còn địa điểm kinh doanh bắt buộc phải tiến hành hoạt động kinh doanh theo ngành nghề cụ thể mà doanh nghiệp đã đăng ký.

     
    Báo quản trị |  
  • #599658   28/02/2023

    NLĐ cần hiểu rõ: Trụ sở chính và địa điểm kinh doanh không nhất thiết phải là một!

    Cám ơn bài viết hữu ích của tác giả. qua bài viết mà mình biết thêm được các quy định về trụ sở chính và địa điểm kinh doanh, việc người lao động hay bị nhầm 2 địa điểm này là một, từ đó dẫn đến một số hiểu lầm không đáng có trong công việc cũng như việc thực hiện hợp đồng lao động

     
    Báo quản trị |  
  • #600799   29/03/2023

    vantienggg2000
    vantienggg2000

    Sơ sinh

    Vietnam --> Quảng Ngãi
    Tham gia:21/03/2023
    Tổng số bài viết (59)
    Số điểm: 400
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    NLĐ cần hiểu rõ: Trụ sở chính và địa điểm kinh doanh không nhất thiết phải là một!

    Bài viết rất hay và bổ ích. Thông qua bài viết có thể hiểu rõ được quy định của pháp luật đối với trụ sở chính và địa điểm kinh doanh. Qua đó ta có thể phân biệt một cách chính xác hai địa điểm này để tránh bị nhầm lẫn khi cần.

     
    Báo quản trị |  
  • #600809   29/03/2023

    vantienggg2000
    vantienggg2000

    Sơ sinh

    Vietnam --> Quảng Ngãi
    Tham gia:21/03/2023
    Tổng số bài viết (59)
    Số điểm: 400
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    NLĐ cần hiểu rõ: Trụ sở chính và địa điểm kinh doanh không nhất thiết phải là một!

    QUY ĐỊNH VỀ TÊN CHI NHÁNH, VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN VÀ ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH

    Căn cứ theo quy định tại Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020 (sửa đổi, bổ sung bởi Điều 20 Nghị định 01/2021/NĐ-CP), Tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh được quy định như sau:

    - Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.

    - Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện, cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.

    - Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành.

    - Ngoài tên bằng tiếng Việt, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Tên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.

    - Phần tên riêng trong tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.

    Đối với những doanh nghiệp 100% vốn nhà nước khi chuyển thành đơn vị hạch toán phụ thuộc do yêu cầu tổ chức lại thì được phép giữ nguyên tên doanh nghiệp nhà nước trước khi tổ chức lại.

     
    Báo quản trị |  
  • #600922   30/03/2023

    NLĐ cần hiểu rõ: Trụ sở chính và địa điểm kinh doanh không nhất thiết phải là một!

    Cảm ơn bạn vì thông tin hữu ích này, Trụ sở chính là nơi để doanh nghiệp thực hiện đăng ký tại Giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp có thể thành lập nhiều địa điểm kinh doanh để thực hiện việc kinh doanh tại nhiều địa điểm khác nhau. Phạm vi thành lập địa điểm kinh doanh phải lưu ý, không được đặt ngoài phạm vi cấp tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

     
    Báo quản trị |  
  • #601005   30/03/2023

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2032)
    Số điểm: 14951
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    NLĐ cần hiểu rõ: Trụ sở chính và địa điểm kinh doanh không nhất thiết phải là một!

    Cảm ơn những thông tin hữu ích mà bạn đã chia sẻ. Địa điểm kinh doanh là một trong những yếu tố cần thiết cho hoạt động kinh doanh thương mại của doanh nghiệp. Mình muốn cung cấp thêm thông tin để hiểu rõ hơn thì địa điểm kinh doanh có thể được hiểu là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể như mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ tạo ra doanh thu giúp doanh nghiệp cắt giảm các chi phí vận chuyển, tăng độ phủ của thương hiệu, đồng thời dễ dàng tiếp cận với đối tác mới và đặc biệt là đẩy mạnh hoạt động chăm sóc khách hàng.

     

     
    Báo quản trị |