NLĐ bị chấm dứt HĐLĐ khi đã thông báo nghỉ liên tục 05 ngày mà có lý do chính đáng?

Chủ đề   RSS   
  • #601854 15/04/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    NLĐ bị chấm dứt HĐLĐ khi đã thông báo nghỉ liên tục 05 ngày mà có lý do chính đáng?

    Doanh nghiệp có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) đối với người lao động (NLĐ) nghỉ liên tục từ 05 ngày trở lên mà không có lý do chính đáng. 
     
    Vậy trong trường hợp NLĐ đã xin phép nghỉ liên tục 05 ngày mà có lý do chính đáng thì doanh nghiệp có được chấm dứt HĐLĐ?
     
    nld-bi-cham-dut-hdld-khi-da-thong-bao-nghi-lien-tuc-05-ngay-ma-co-ly-do-chinh-dang?
     
    1. Nghĩa vụ của NLĐ khi nghỉ việc mà có lý do chính đáng
     
    Căn cứ khoản 2 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 quy định NLĐ khi nghỉ việc phải có nghĩa vụ thông báo cho doanh nghiệp, đây là một trong số các nghĩa vụ mà NLĐ phải thực hiện, bao gồm:
     
    - Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác.
     
    - Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
     
    - Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.
     
    2. NLĐ có được nghỉ việc riêng?
     
    Nghỉ việc riêng được quy định tại Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 theo đó, NLĐ sẽ được cho phép nghỉ trong một số trường hợp sau đây:
     
    NLĐ được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
     
    - Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
     
    - Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
     
    - Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
     
    NLĐ  được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
     
    Lưu ý: ngoài quy định trên, NLĐ có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
     
    3. Quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của doanh nghiệp
     
    Theo điểm e khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 quy định doanh nghiệp có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ đã giao kết với NLĐ khi:
     
    NLĐ tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên.
     
    Khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ, người sử dụng lao động phải báo trước cho NLĐ như sau:
     
    - Ít nhất 45 ngày đối với HĐLĐ không xác định thời hạn;
     
    - Ít nhất 30 ngày đối với HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
     
    - Ít nhất 03 ngày làm việc đối với HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng.
     
    - Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
     
    Lưu ý: Khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong trường hợp NLĐ nghỉ liên tục 5 ngày mà không có lý do chính đáng thì người sử dụng lao động không phải báo trước cho NLĐ.
     
    Như vậy, NLĐ nghỉ việc liên tục 05 ngày mà có lý do chính đáng gửi đến người sử dụng lao động thì sẽ không phải bị đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Tuy nhiên, nếu lý do đó không chính đáng thì doanh nghiệp có quyền chấm dứt HĐLĐ và phải thông báo tới NLĐ.
     
    2576 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    danusa (21/04/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận