Chào ông Ngô Văn Quý,
Điều 3.16 Luật đầu tư 2005 có qui định: Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi tắt là hợp đồng BCC) là hình thức đầu tư được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân.
Điều 9.3 Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 hướng dẫn Luật đầu tư 2005 có qui định: Hợp đồng hợp tác kinh doanh được ký giữa các nhà đầu tư trong nước để tiến hành đầu tư, kinh doanh thực hiện theo quy định của pháp luật về hợp đồng kinh tế và pháp luật có liên quan.
Câu hỏi của ông không nêu rõ công ty của ông có vốn đầu tư nước ngoài hay không. Vì vậy tôi sẽ đưa ra 2 trường hợp như sau:
1) Nếu công ty của ông và Công ty TNHH ở Tp. HCM đều không phải là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công ty ông không cần thiết phải làm thủ tục đăng ký đầu tư. Hai công ty cần tiến hành ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh. Nội dung của hợp đồng cần có các điều khoản chủ yếu như: nội dung và phạm vi hợp tác kinh doanh, thời gian hợp tác, trách nhiệm của các bên tham gia hợp đồng, phương thức phân chia kết quả kinh doanh, trách nhiệm của các bên do vi phạm hợp đồng....
2) Nếu công ty của ông và/hoặc Công ty TNHH ở Tp. HCM là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì các bên phải tiến hành làm thủ tục đăng ký đầu tư dự án. * Thủ tục thực hiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh cho dự án như sau:
- Văn bản đề nghị cáp Giấy chứng nhận đầu tư
- Bản sao hợp lệ Ðiều lệ doanh nghiệp
- Bản sao Giấy chúng nhận đăng ký kinh doanh
- Quyết định về việc thành lập dự án
- Báo cáo năng lực tài chính
- Hồ sơ pháp lý liên quan đến địa điểm thực hiện dự án
* Điều 55 của #8db3e2;">Luật đầu tư 2005 #8db3e2;">qui định rằng Hợp đồng hợp tác kinh doanh phải có những nội dung chủ yếu sau: 1. Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh; địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án.
2. Mục tiêu và phạm vi kinh doanh.
3. Đóng góp của các bên hợp doanh, việc phân chia kết quả kinh doanh, tiến độ thực hiện hợp đồng.
4. Tiến độ thực hiện dự án.
5. Thời hạn hợp đồng.
6. Quyền, nghĩa vụ của các bên hợp doanh.
7. Các nguyên tắc tài chính.
8. Thể thức sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, điều kiện chuyển nhượng.
9. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.
Ngoài các nội dung trên, các bên hợp doanh có thể thỏa thuận những nội dung khác trong hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh phải do đại diện có thẩm quyền của các bên hợp doanh ký vào từng trang và ký đầy đủ vào cuối hợp đồng. Hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa bên Việt Nam và bên nước ngoài có hiệu lực kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Trân trọng.
LS Lê Xuân Hiệp
Cập nhật bởi LawSoft05 ngày 18/09/2010 02:38:05 PM