Những quy định về pháp luật lao động sẽ được sửa đổi trong thời gian tới

Chủ đề   RSS   
  • #507691 15/11/2018

    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    Những quy định về pháp luật lao động sẽ được sửa đổi trong thời gian tới

    Sau khi Quốc hội thông qua Hiệp định CPTPP thì đồng nghĩa với việc rất nhiều các quy định pháp luật trong nước cần phải được sửa đổi cho phù hợp với Hiệp định đã ký kết. Tại khuôn khổ bài viết này, mình xin điểm qua một số quy định pháp luật liên quan đến lao động sẽ được sửa đổi trong thời gian tới để các bạn tham khảo.

    1. Bãi bỏ Điều 164 Bộ luật lao động 2012

    Theo quy định tại Điều 1 Luật trẻ em 2016, thì người dưới 16 tuổi được xem là trẻ em.

    Tuy nhiên, Bộ luật lao động 2012 quy định về việc sử dụng người lao động dưới 15 tuổi, điều đó đồng nghĩa với việc pháp luật lao động Việt Nam không cấm việc sử dụng lao động ở độ tuổi trẻ em. Tuy nhiên, tại Điểm c Khoản 1 Điều 19.3 của Hiệp định thì các nước thành viên phải cam kết cấm lao động trẻ em.

    Điều đó đồng nghĩa với việc, trong thời gian tới Điều 164 BLLĐ sẽ được sửa đổi, thậm chí là bãi bỏ. Hoặc một trường hợp khác là Luật trẻ em sẽ được điều chỉnh lại về độ tuổi quy định sao cho phù hợp với BLLĐ.

    1. Chương 8 BLLĐ 2012 và Luật công đoàn 2012 sẽ được sửa đổi

    Tại Điểm a Khoản 1 Điều 19.3 của Hiệp định có quy định việc người lao động của các nước thành viên được quyền “tự do nghiệp đoàn”. Đây là một điều hoàn toàn mới trong lịch sử các quy định pháp luật về Công đoàn ở Việt Nam, vì vậy các quy định về Công đoàn tại BLLĐ, Luật công đoàn chắc chắn sẽ được sửa đổi để phù hợp trong thời gian tới.

    1. Chế độ thai sản sẽ được điều chỉnh cho phù hợp

    Theo quy định hiện hành thì khi vợ sinh con, người chồng vẫn được hưởng trợ cấp thai sản. Tuy nhiên thời gian hưởng trợ cấp thai sản của người chồng tối đa không quá 14 ngày theo quy định của Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội 2014.

    Trong khi đó, tại Điểm d Khoản 1 Điều 19.3 của Hiệp định, thì các nước thành viên không được phân biệt đối xử trong lao động. Vì vậy, rất có thể trong thời gian tới thời gian hưởng trợ cấp thai sản của nam giới cũng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với quy định của Hiệp định này.

     

     

     

    Đây là chữ ký

     
    2905 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Dong_Bich vì bài viết hữu ích
    anthuylaw (21/11/2018) daituyet_tam (19/11/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #507879   17/11/2018

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3491
    Được cảm ơn 5360 lần
    SMod

    Tôi không hiểu chuyện NLĐ nam được nghỉ thai sản thì có liên quan gì đến "Không phân biệt đối xử trong lao động và nghề nghiệp" mà phải sửa đổi ?

    Điều 19.3: Quyền lao động

    1. Mỗi Bên phải thông qua và duy trì trong các qui chế và qui định của mình các quyền dưới đây như được nêu trong Tuyên bố ILO:

    (a) tự do liên kết và công nhận hiệu quả quyền thương lượng tập thể;

    (b) loại bỏ tất cả các hình thức lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc;

    (c) bãi bỏ lao động trẻ em, cấm những hình thức lao động trẻ em tệ hại nhất; và

    (d) Không phân biệt đối xử trong lao động và nghề nghiệp;

    2. Mỗi Bên phải thông qua và duy trì trong các qui chế và qui định của mình các điều kiện làm việc có thể chấp nhận được đối với mức lương tối thiểu, giờ làm việc, an toàn và sức khỏe lao động.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    daituyet_tam (19/11/2018)
  • #507962   18/11/2018

    tientaetae
    tientaetae
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/10/2018
    Tổng số bài viết (312)
    Số điểm: 2768
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 52 lần


    Mình nghĩ pháp luật nên điều chỉnh về hợp đồng và thời gian thử việc. Bởi thực tế hiện nay nhiều trường hợp người sử dụng cố ý kéo dài thời gian nghỉ việc, thậm chí thử việc nhiều lần, yêu cầu người lao động một thời gian sau quay lại và tiếp tục thử việc. Pháp luật nên quy định cụ thể hơn những vấn đề này để bảo vệ quyền lợi của người lao động./

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tientaetae vì bài viết hữu ích
    daituyet_tam (19/11/2018)
  • #508125   21/11/2018

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Theo các nội dung mà bạn trích dẫn thì mình thấy có khá nhiều nội dung được sửa đổi, mình cũng hy vọng đây sẽ là tính hiệu đáng mừng để khắc phục những hạn chế tại Luật cũ. Mình có ý kiến tại dự thảo này thì nên bỏ quy định về nghỉ hành kinh của lao động nữ.
     

     

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |