Những quy định về khám sức khỏe định kỳ mà NLĐ phải biết để bảo vệ quyền lợi

Chủ đề   RSS   
  • #560938 26/10/2020

    lamkylaw
    Top 100
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2018
    Tổng số bài viết (660)
    Số điểm: 14232
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 612 lần


    Những quy định về khám sức khỏe định kỳ mà NLĐ phải biết để bảo vệ quyền lợi

    Doanh nghiệp có bắt buộc phải cho nhân viên khám sức khỏe định kỳ?

    Theo quy định của BLLĐ 2012 NSDLĐ có trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe định định kỳ đối với từng dạng đối tượng là người lao động. Cụ thể:

    Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định rõ trách nhiệm khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động như sau:

    - Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động;

    - Đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.

    Đối với lao động nữ: Khi khám sức khỏe theo quy định trên lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.

    - Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.

    - Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn kỹ thuật.

    - Người sử dụng lao động đưa người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện chuyên môn kỹ thuật để điều trị theo phác đồ điều trị bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.

    Xử phạt vi phạm trường hợp NSDLĐ không tổ chức khám sức khỏe cho NLĐ:

    - Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động, trừ trường hợp người sử dụng lao động đã tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động nhưng người lao động không muốn khám theo khoản 2, Điều 21 Nghị định 28/2020/NĐ-CP

    - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng giám định y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động theo khoản 3, Điều 21 Nghị định 28/2020/NĐ-CP

     

     
    2065 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn lamkylaw vì bài viết hữu ích
    admin (27/10/2020) ThanhLongLS (26/10/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #560993   26/10/2020

    LEGAL-A25
    LEGAL-A25
    Top 200
    Lớp 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:17/04/2017
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 2912
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 100 lần


    Doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động như sau:

    Tất cả người lao động kể cả người đang học nghề, tập nghề

    Ít nhất một lần mỗi năm

    - Người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

    - Người lao động là người khuyết tật

    - Người lao động chưa thành niên

    - Người lao động cao tuổi

    Ít nhất một lần mỗi 06 tháng

    Khi khám sức khỏe định kỳ theo các trường hợp nêu trên; thì, người lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản và người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp

     

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn LEGAL-A25 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (27/10/2020) admin (27/10/2020)
  • #560997   26/10/2020

    zichzach79
    zichzach79
    Top 500
    Male
    Mầm

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:05/09/2018
    Tổng số bài viết (138)
    Số điểm: 915
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 90 lần


    Quy định đối với doanh nghiệp, còn đối với công chức, viên chức, nhân viên thì trừ các lãnh đạo còn lại thì tự đi khám thôi

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn zichzach79 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (27/10/2020)
  • #561002   26/10/2020

    hongphuongtg98
    hongphuongtg98
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2020
    Tổng số bài viết (820)
    Số điểm: 5755
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 123 lần


     

    zichzach79 viết:

     

    Quy định đối với doanh nghiệp, còn đối với công chức, viên chức, nhân viên thì trừ các lãnh đạo còn lại thì tự đi khám thôi

    Điều 2 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định đối tượng áp dụng:
     
    "1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động; người thử việc; người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động.
     
    2. Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân"
     
    Tại Điều 21 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 có nêu rõ:
     
    Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp không có hoạt động dịch vụ.
     
    Như vậy, các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức cũng được tổ chức khám sức khỏe đinh kỳ hằng năm, các chi phí cho khám sức khỏe định kỳ với các đối tượng này được cấp bổ sung kinh phí vào chi phí hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập.
    Trên đây là quan điểm của mình.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hongphuongtg98 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (27/10/2020)
  • #561161   27/10/2020

    zichzach79
    zichzach79
    Top 500
    Male
    Mầm

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:05/09/2018
    Tổng số bài viết (138)
    Số điểm: 915
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 90 lần


    hongphuongtg98 viết:

    Như vậy, các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức cũng được tổ chức khám sức khỏe đinh kỳ hằng năm, các chi phí cho khám sức khỏe định kỳ với các đối tượng này được cấp bổ sung kinh phí vào chi phí hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập.

    Trên đây là quan điểm của mình.===>đó là ý của bạn, còn thực hiện thì tự khám tự chi trả nhé ngoài có thẻ bảo hiểm xã hội mà thôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #560999   26/10/2020

    hongphuongtg98
    hongphuongtg98
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2020
    Tổng số bài viết (820)
    Số điểm: 5755
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 123 lần


    Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định rõ trách nhiệm khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động như sau:
     
    - Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động;
     
    - Đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
     
    Theo như mình thấy thì quy định này giúp người lao động kiểm tra tình trạng sức khỏe cũng như kịp thời pháp hiện ra bệnh tật của mình. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể nắm được tình hình sức khỏe của nhân viên. Cảm ơn bài chia sẽ của tác giả.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hongphuongtg98 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (27/10/2020)