Những quy định người lao động cần biết để đảm bảo quyền lợi của mình

Chủ đề   RSS   
  • #451440 11/04/2017

    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    Những quy định người lao động cần biết để đảm bảo quyền lợi của mình

    Bài viết tổng hợp những quy định tiêu biểu tại Bộ luật lao động 2012 mà trong thực tế người lao động thường gặp phải và thắc mắc

     PHẦN I (Những quy định về Hợp đồng lao động)

    1. Người sử dụng lao động (NSDLĐ) không được giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

     

    2. NSDLĐ không được yêu cầu người lao động (NLĐ) thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền và tài sản. (Vấn đề này trong thực tế nhiều doanh nghiệp kinh doanh đa cấp bất chính vẫn áp dụng)

     

    3. Một người có thể ký kết hợp đồng với nhiều người sử dụng lao động khác nhau miễn đảm bảo hoàn thành công việc theo thỏa thuận với các doanh nghiệp đó.

     

    4. Khi hết hạn hợp đồng lao động, trong vòng 30 ngày hai bên PHẢI ký kết hợp đồng mới. Nếu không tiến hành ký kết thì:

    - HĐLĐ xác định thời hạn trở thành HĐLĐ không xác định thời hạn.

    - HĐLĐ theo mùa vụ trở thành HĐLĐ xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng.

    - Giữa 1 doanh nghiệp và 1 người lao động, chỉ được ký kết tối đa 02 HĐLĐ xác định thời hạn.

     

    5. Thử việc:

    - Thời hạn thử việc không quá 60 ngày đối với công việc yêu cầu trình độ từ Cao đẳng trở lên.

    - Đối với các công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ thì thời hạn thử việc không quá 30 ngày.

    - Đối với các công việc khác thì không quá 6 ngày.

    - Lương thử việc bằng ít nhất 85% mức lương của công việc đó.

    - Trong thời gian thử việc, hai bên có quyền hủy bỏ thỏa thuận thử việc mà không cần báo trước.

     

    7. Nếu doanh nghiệp gặp khó khăn, hoặc vì nhu cầu sản xuất kinh doanh… thì được điều chuyển lao động làm công việc khác so với HĐLĐ nhưng không quá 60 ngày/năm (trừ trường hợp NLĐ đồng ý), công việc điều chuyển phải phù hợp với sức khỏe, giới tính của NLĐ và phải báo trước cho NLĐ 03 ngày làm việc.

     

    8. Được quyền tạm hoãn thực hiện HĐLĐ trong một số trường hợp:

    - Thực hiện nghĩa vụ quân sự;

    - Bị tạm giam, tạm giữ;

    - Cai nghiện;

    ...

    - Mang thai.

     

    9. Được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì những lý do công việc và cá nhân.

    - Đối với HĐLĐ xác định thời hạn: Phải báo trước 30 ngày;

    - Đối với HĐLĐ không xác định thời hạn: Báo trước 45 ngày;

    - Đối với HĐLĐ theo mùa vụ và một số trường hợp đặc biệt: Báo trước 03 ngày.

     

    10. Được trả trợ cấp mất việc nếu doanh nghiệp tái cơ cấu, thay đổi, sáp nhập, chia tách… mà không thu xếp được việc làm cho NLĐ (đối với lao động làm việc từ 12 tháng trở lên).

    PHẦN II (Những quy định về tiền lương)

    1. Mức lương của NLĐ không được thấp hơn lương tối thiểu theo quy định của pháp luật.

    2. Phải được trả lương đầy đủ, đúng hạn, nếu NSDLĐ chậm lương thì chậm không quá 01 thángphải trả thêm lãi suất trong 01 tháng đó.

    3. Lương làm thêm giờ::

    - Làm thêm vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

    - Làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

    - Làm thêm vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

    - Làm thêm vào ban đêm, Người thì được trả thêm ít nhất bằng 30% và được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.

    4. Được quyền tạm ứng tiền lương.

     

    Còn tiếp...

    Cập nhật bởi ntdieu ngày 29/04/2018 10:05:47 CH Bỏ ưu tiên chủ đề. Cập nhật bởi ChuTuocLS ngày 17/04/2017 08:27:46 SA

    Đây là chữ ký

     
    35971 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn Dong_Bich vì bài viết hữu ích
    tuphapbinhchanh (12/01/2018) tungck03 (12/07/2017) TTTGPLDAKLAK (14/04/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #451462   12/04/2017

    Dong_Bich
    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    Những quy định người lao động cần biết để đảm bảo quyền lợi của mình (tiếp theo)

    PHẦN III (Thời giờ làm việc, nghỉ ngơi)

    1. Thời gian làm việc không quá 08 tiếng/ngày, không quá 48 tiếng/tuần. Đối với công việc nặng nhọc, độc hại thì thời gian làm việc không quá 6 tiếng/ngày. Trong khoảng thời gian này, người lao động có quyền nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút.

    2. Thời gian làm việc ban đêm là khoảng thời gian từ 22h (10h tối) đến 6h sáng hôm sau. Trong thời gian làm việc ban đêm, người lao động có quyền được nghỉ ít nhất là 45 phút.

    3. Tổng thời gian làm việc bình thường và thời gian làm đêm không được quá 12 tiếng/ngày, không quá 30 tiếng/tháng, không quá 200 tiếng/năm (trừ một số trường hợp đặc biệt).

    4. Được nghỉ ít nhất 4 ngày/tháng, trong tuần làm việc phải được nghỉ ít nhất 24 tiếng liên tục.

    5. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì có ngày nghỉ hưởng nguyên lương trong năm. Tùy theo công việc và mức độ của công việc mà số ngày nghỉ từ 12 – 16 ngày/năm. Làm việc không đủ 12 tháng thì có số ngày nghỉ tương ứng với số tháng làm việc. Thâm niên làm việc 05 năm thì có thêm 1 ngày phép.

    6. Có 10 ngày nghỉ lễ, tết bao gồm:

    - Tết Dương lịch;

    - Tết âm lịch (5 ngày)

    - Ngày chiến thắng (30/4)

    - Ngày quốc tế lao động (1/5)

    - Ngày Quốc khánh (2/9)

    - Giổ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch)

    7. Đối với người lao động nước ngoài còn được nghỉ thêm ngày tết cổ truyền dân tộc và ngày Quốc khánh của nước đó.

    8. Nếu những ngày nghỉ lễ trong năm trùng với ngày nghỉ cuối tuần thì sẽ được nghỉ bù thêm một ngày kế tiếp.

    9. Những ngày nghỉ việc riêng, hưởng nguyên lương bao gồm:

    - Nghỉ kết hôn: 03 ngày

    - Con kết hôn: Nghỉ 01 ngày.

    - Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ, vợ/chồng, con chết: Nghỉ 03 ngày.

    -  Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn: Nghỉ 01 ngày.

    10. Ngoài những ngày theo quy định, NLĐ và NSDLĐ có thể thỏa thuận để có những ngày nghỉ không hưởng lương khác.

     

     

    Cập nhật bởi ChuTuocLS ngày 17/04/2017 08:23:43 SA

    Đây là chữ ký

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn Dong_Bich vì bài viết hữu ích
    thuymaiahr (12/04/2017) quymoitruonghanoi (12/04/2017) TTTGPLDAKLAK (14/04/2017)
  • #451507   12/04/2017

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Chỗ màu vàng không đúng. Những ngày này là nghỉ được hưởng lương.

    Dong_Bich viết:

    9. Những ngày nghỉ việc riêng, không hưởng lương bao gồm:

    - Nghỉ kết hôn: 03 ngày

    - Con kết hôn: Nghỉ 01 ngày.

    - Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ, vợ/chồng, con chết: Nghỉ 03 ngày.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    TTTGPLDAKLAK (14/04/2017)
  • #451745   14/04/2017

    Dong_Bich
    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    ntdieu viết:

    Chỗ màu vàng không đúng. Những ngày này là nghỉ được hưởng lương.

     

    Dong_Bich viết:

     

    9. Những ngày nghỉ việc riêng, không hưởng lương bao gồm:

    - Nghỉ kết hôn: 03 ngày

    - Con kết hôn: Nghỉ 01 ngày.

    - Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ, vợ/chồng, con chết: Nghỉ 03 ngày.

     

     

     

    Chét thật, em nhầm bác ạ.

    Đây là chữ ký

     
    Báo quản trị |  
  • #459421   30/06/2017

    phamquan2017
    phamquan2017
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (261)
    Số điểm: 2308
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 47 lần


    Dong_Bich viết:

    9. Những ngày nghỉ việc riêng, hưởng nguyên lương bao gồm:

    ...

    -  Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn: Nghỉ 01 ngày.

    Phần bôi màu vàng theo mình thì ghi chưa chính xác vì theo Khoản 2 Điều 116 của Bộ luật Lao động 2012 quy định :

    Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

     
    Báo quản trị |  
  • #451795   14/04/2017

    HAGLGROUP
    HAGLGROUP

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/06/2009
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 135
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 3 lần


    Trường hợp này theo mình là chưa chính xác

    "9. Được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động:

    - Đối với HĐLĐ xác định thời hạn: Phải báo trước 30 ngày;

    - Đối với HĐLĐ không xác định thời hạn: Báo trước 45 ngày;

    - Đối với HĐLĐ theo mùa vụ và một số trường hợp đặc biệt: Báo trước 03 ngày."

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn HAGLGROUP vì bài viết hữu ích
    Dong_Bich (17/04/2017)
  • #451797   14/04/2017

    HAGLGROUP
    HAGLGROUP

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/06/2009
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 135
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 3 lần


    5. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì có ngày nghỉ hưởng nguyên lương trong năm. Tùy theo công việc và mức độ của công việc mà số ngày nghỉ từ 12 – 16 ngày/năm. Thâm niên làm việc 05 năm thì có thêm 1 ngày phép năm.

    Theo mình nên bổ sung thêm trường hợp có ngày phép năm dù chưa làm việc đủ 12 tháng.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn HAGLGROUP vì bài viết hữu ích
    Dong_Bich (17/04/2017)
  • #458079   19/06/2017

    DONGHOTVU
    DONGHOTVU

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/09/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    4. Khi hết hạn hợp đồng lao động, trong vòng 30 ngày hai bên PHẢI ký kết hợp đồng mới. Nếu không tiến hành ký kết thì:

    - HĐLĐ xác định thời hạn trở thành HĐLĐ không xác định thời hạn.

    - HĐLĐ theo mùa vụ trở thành HĐLĐ xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng.

    - Giữa 1 doanh nghiệp và 1 người lao động, chỉ được ký kết tối đa 02 HĐLĐ xác định thời hạn. (mình chưa hiểu đoạn này)

    1. Hợp đồng 3 năm (1 cái) 2. hợp đồng 2 năm (1 cái) tổng cộng là 2 hợp đồng xác định thời hạn

    2. vẫn như vậy (nhưng mà tôi thay đổi lương thường xuyên và không muốn làm phụ lục, tôi xác lập hợp đồng mới nhiều lần như vậy được không (nhưng không thay đổi thời gian của hợp đồng

     
    Báo quản trị |  
  • #459256   29/06/2017

    Hoaithuong2709
    Hoaithuong2709
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2015
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1255
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 31 lần


    Mình bổ sung thêm về nghĩa vụ người sử dụng lao động về thông báo và trả lại sổ BHXH khi chấm dứt hợp đồng lao động nhé!

    - Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

    - Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

    - Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

    (Điều 47 Bộ luật lao động 2012)


     

     
    Báo quản trị |  
  • #459416   30/06/2017

    Mục 9 mình bổ sung 1 xíu: Theo quy định tại Điều 37 BLLĐ 2012

    1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

    a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

    b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

    c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

    d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

    đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;

    e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;

    g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

    2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:

    a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;

    b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;

    c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

    3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

    Nghĩa là nếu chính xác thì đối với HĐLĐ xác định thời hạn, HĐ mùa vụ hoặc theo công việc thì NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng theo những lý do quy định tại khoản 1 Điều 37 BLLĐ 2012 và đảm bảo thời gian báo trước (lưu ý là phải đảm bảo đủ 2 điều kiện này mới được xem là đơn phương đúng luật), còn đối với HĐLĐ không xác định thời hạn thì NLĐ mới được tự do đơn phương mà chỉ cần báo trước 45 ngày thôi, trừ trường hợp tại Điều 156  BLLĐ 2012

     
    Báo quản trị |