Những điều cần lưu ý khi thành lập doanh nghiệp

Chủ đề   RSS   
  • #311725 28/02/2014

    lsvinalaw

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/02/2014
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 190
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Những điều cần lưu ý khi thành lập doanh nghiệp

    Quyết định thành lập doanh nghiệp là một quyết định vô cùng quan trọng, đặc biệt là những người mới khởi nghiệp.Sau quyết định quan trọng đó, chính là lúc các nhà đầu tư tiến hành các thủ tục pháp lý để thành lập doanh nghiệp. Thủ tục pháp lý thành lập doanh nghiệp hiện nay khá đơn giản và thời gian xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cũng không dài.

    Việc làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thường được mọi người xem nhẹ và coi là bước thủ tục phải làm mà không đặt trọng tâm vào. Tuy nhiên, trong thực tế có một số vấn đề pháp lý phát sinh có liên quan đến thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà các nhà đầu tư (đặc biệt là những người mới khởi nghiệp) cần lưu ý. Chúng tôi, với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực Doanh nghiệp xin hướng dẫn một vài lưu ý khi thành lập doanh nghiệp.

    1/ Xác định tên cho doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính.

    Pháp luật doanh nghiệp hiện hành bắt buộc tên doanh nghiệp không được trùng nhau, không tương đồng dễ gây nhầm lẫn do vậy khi tiến hành thành lập doanh nghiệp bước đầu tiên các nhà Doanh nghiệp phải tra cứu tên Doanh nghiệp của mình xem đã có hay chưa.

    Để quản lý tình hình hoạt động của Doanh nghiệp sau khi thành lập bắt buộc cơ quan Thuế yêu cầu cung cấp địa chỉ Trụ sở doanh nghiệp phải đầy đủ, chính xác (yêu cầu đủ 4 cấp).

    2/ Cần xác định ngành nghề kinh doanh cho doanh nghiệp

    Xác định được ngành nghề kinh doanh cho doanh nghiệp rất quan trọng vì ngoài thủ tục đăng ký kinh doanh thông thường, ở một số loại ngành nghề, các nhà đầu tư còn phải xin thêm giấy phép kinh doanh, phải có chứng chỉ hành nghề, vốn pháp định,các ngành nghề cấm kinh doanh hoặc phải đáp ứng thêm một số điều kiện đặc thù của ngành nghề đó mà pháp luật quy định cũng như phải thực hiện đúng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.

    Đối với các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì tùy từng ngành, nghề kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ được yêu cầu phải: xin giấy phép kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho ngành nghề kinh doanh đó (ngành sản xuất phim, doanh nghiệp phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Cục Điện ảnh cấp trước khi làm thủ tục đăng ký kinh doanh); hoặc đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm; quy định về phòng cháy, chữa cháy, trật tự xã hội, an toàn giao thông và quy định về các yêu cầu khác đối với hoạt động kinh doanh tại thời điểm thành lập và trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp (như kinh doanh vũ trường, karaoke, trường mầm non, cây xăng….).

    Đối với ngành nghề kinh doanh phải có vốn pháp định như nêu ở trên (như kinh doanh bất động sản phải có vốn pháp định 6 tỉ đồng, dịch vụ đòi nợ phải có vốn pháp định 2 tỉ đồng), các nhà đầu tư phải chuẩn bị văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (cụ thể là xác nhận của ngân hàng).

    Đối với ngành nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề ví dụ như kinh doanh dịch vụ pháp lý, kiểm toán, kế toán, tư vấn …..thì tùy theo từng loại hình doanh nghiệp mà chủ sở hữu hoặc người quản lý doanh nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề.

    Do đó, việc xác định ngành nghề kinh doanh là rất quan trọng cho Doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải chắc chắn là mình có thể thỏa mãn các điều kiện pháp lý để có thể xin được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trước thay vì lo tập trung cho các công việc khác mà phải tốn kém chi phí, ví dụ như đặt cọc thuê nhà, thuê mướn nhân viên) rồi cuối cùng nhận ra là mình chưa đủ điều kiện thành lập theo quy định của pháp luật.

    3/ Cần xác định nguồn vốn điều lệ

    Các Doanh nghiệp cũng cần xác định rõ loại tài sản nào mà nhà Doanh nghiệp sẽ dùng để góp vốn thành lập doanh nghiệp (như tiền đồng, ngoại tệ, vàng, cổ phiếu, bất động sản, động sản…).

    Riêng đối với tài sản góp vốn không phải là tiền đồng, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng thì cần phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá, để làm cơ sở cho việc góp vốn và hạch toán kế toán, thuế của doanh nghiệp.

    Các Doanh nghiệp cần thiết phải bàn bạc với nhau để thống nhất phương thức định giá và tổ chức định giá trước khi thành lập doanh nghiệp hay thậm chí là tự thỏa thuận định giá với nhau – và có thể đưa vào trong hợp đồng/thỏa thuận thành lập doanh nghiệp.

    Việc này nhằm tránh trường hợp sau khi doanh nghiệp được thành lập xong, nhưng các bên không thỏa thuận được với nhau về phương thức định giá hay tổ chức định giá hoặc là giá trị của tài sản góp vốn, gây đình trệ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

    4/ Cần xác định số lượng thành viên góp vốn và loại hình doanh nghiệp

    Số lượng các thành viên góp vốn cũng ảnh hưởng đến loại hình doanh nghiệp và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp sau này.

    Nếu chỉ một cá nhân độc lập, loại hình doanh nghiệp sẽ có thể là doanh nghiệp tư nhân với cơ chế quản lý là chủ doanh nghiệp, hay là công ty TNHH một thành viên đối với trường hợp Doanh nghiệp là tổ chức với cơ chế quản lý có thể là hội đồng thành viên (nếu có từ hai người đại diện theo ủy quyền trở lên) hay chủ tịch công ty.

    Nếu có từ hai cá nhân trở lên thì Doanh nghiệp sẽ chọn lựa giữa việc thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên (có hội đồng thành viên) hay công ty cổ phần (có hội đồng quản trị và đại hội đồng cổ đông).

    Mỗi loại hình doanh nghiệp và cơ cấu quản lý có những thuận lợi như thay đổi cổ đông sở hữu dưới 5% tổng số cổ phần của công ty cổ phần không phải thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty cổ phần có thể phát hành trái phiếu, chỉ cần một cá nhân là đã có thể thành lập công ty TNHH và những khó khăn như công ty cổ phần thì các cổ đông sáng lập không được chuyển nhượng cổ phần trong ba năm đầu thành lập, công ty cổ phần phải có ít nhất ba cổ đông sáng lập, lương trả cho chủ doanh nghiệp tư nhân không được coi là chi phí hợp lý, hợp lệ của doanh nghiệp tư nhân.

    Do đó, các doanh nghiệp cần phải biết trước để chọn lựa loại hình doanh nghiệp và cơ cấu quản lý cho phù hợp. Chọn lựa sai có thể tạo sức ỳ, là lực cản tăng trưởng hay thậm chỉ làm cho doanh nghiệp bị phá sản.

    5/ Cần có hợp đồng/thỏa thuận thành lập doanh nghiệp

    Hợp đồng/thỏa thuận thành lập doanh nghiệp là hết sức quan trọng và cần thiết đối với trường hợp doanh nghiệp do nhiều cá nhân hoặc nhà đầu tư khác tham gia. Tuy nhiên, hiện nay, chỉ đối với loại hình liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài thì hợp đồng liên doanh mới được yêu cầu phải có trong hồ sơ đăng ký kinh doanh mà thôi.
    Tuy vậy, ngay cả với những trường hợp hồ sơ đăng ký kinh doanh không có yêu cầu thì các cá nhân cũng nên lập hợp đồng hoặc thỏa thuận thành lập doanh nghiệp để có thể xác định quyền và nghĩa vụ của từng nhà đầu tư, tránh những tranh chấp không đáng có sau này.

    Nguồn: Thành lập doanh nghiệp

    Cập nhật bởi lsvinalaw ngày 01/03/2014 10:55:04 SA Cập nhật bởi lsvinalaw ngày 01/03/2014 10:53:58 SA Trích nguồn
     
    25477 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lsvinalaw vì bài viết hữu ích
    lyquangthanh (07/03/2014)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #312118   03/03/2014

    leanhthu
    leanhthu
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2008
    Tổng số bài viết (1840)
    Số điểm: 17440
    Cảm ơn: 654
    Được cảm ơn 1146 lần


    Tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Vinalaw. Liên hệ Tầng 05, tòa nhà số 36 đường Nguyễn Khang, phường Yên Hòa, Cầu Giấy, HN. Hỗ trợ khách hàng: (04) 629 33 007 – Hotline: 0988 856 399

    Để được giải đáp mọi thắc mắc vui lòng liên hệ, LS. Lê Văn Thư - SĐT: 0977184216 ; Công ty Luật TNHH Thành Thái

    Trụ sở: Tổ 13, Phường Yên Nghĩa, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

    Tel: SĐT 0977184216, Email: luatthanhthai@gmail.com; facebook: https://www.facebook.com/luatthanhthai.vn/; skype: leanhthu307

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |  
  • #312276   04/03/2014

    caothanhtrung87
    caothanhtrung87

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/02/2014
    Tổng số bài viết (30)
    Số điểm: 192
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Cảm ơn bạn vì những kiến thức rất bổ ích. Đọc để nhớ và sau này áp dụng

     
    Báo quản trị |  
  • #312918   07/03/2014

    kevin51
    kevin51

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/03/2014
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 75
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    cho mình hỏi nếu là doanh nghiệp tư nhân thì chi phí để thành lập là bao nhiêu. và vốn điều lệ cần là bao nhiêu vậy

    Yên phát chuyên phân phối Máy hút bụi công nghiệp, máy hút ẩm công nghiệp giá cực rẻ đây

     
    Báo quản trị |  
  • #313034   08/03/2014

    lsvinalaw
    lsvinalaw

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/02/2014
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 190
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    kevin51 viết:

    cho mình hỏi nếu là doanh nghiệp tư nhân thì chi phí để thành lập là bao nhiêu. và vốn điều lệ cần là bao nhiêu vậy

    Chi phí không cao đâu bạn. Tuy nhiên nó cũng phụ thuộc vào việc bạn làm nhanh hay chậm, ngành nghề ra sa nữa.

    Vốn điều lệ thì theo mức, bạn có thể tự đưa ra cho mình 1 con số phù hợp (chỉ là số tiền trên giấy tờ thôi mà)

     
    Báo quản trị |  
  • #313038   08/03/2014

    kevin51
    kevin51

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/03/2014
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 75
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    thanks bạn. nhưng mình muốn hỏi cụ thể ví dụ mình thành lập công ty bên thương mại điện tử bán các sản phẩm ti vi tủ lạnh . thì chi phí để thành lập cty là bao nhiêu? mình không phải dân ở HN nhưng muốn mở ở HN thì phải làm những thủ tục j?

    Yên phát chuyên phân phối Máy hút bụi công nghiệp, máy hút ẩm công nghiệp giá cực rẻ đây

     
    Báo quản trị |  
  • #313914   14/03/2014

    kientran_1201
    kientran_1201

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/04/2010
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    kevin51 viết:

    thanks bạn. nhưng mình muốn hỏi cụ thể ví dụ mình thành lập công ty bên thương mại điện tử bán các sản phẩm ti vi tủ lạnh . thì chi phí để thành lập cty là bao nhiêu? mình không phải dân ở HN nhưng muốn mở ở HN thì phải làm những thủ tục j?

    chi phí mỗi lần thành lập tầm <2 triệu tùy vào dịch vụ từng công ty. Ngoài ra chưa kể các chi phí như phần mềm kê khái thuế, hóa đơn, thuế môn bài, tài khoản ngân hàng... tính mỗi lần thành lập hoàn thiện tất cả thì tầm <5 triệu bạn nhé.

     
    Báo quản trị |  
  • #313105   09/03/2014

    lsvinalaw
    lsvinalaw

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/02/2014
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 190
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Bạn vui lòng gửi cho mình các thông tin cụ thể vào email: lstruongphuc@vinalaw.org . Mình sẽ tư vấn và yêu cầu các Giấy tờ cần thiết cùng với mức chi phí cụ thể.

    Trân trọng

     
    Báo quản trị |  
  • #315394   25/03/2014

    lsvinalaw
    lsvinalaw

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/02/2014
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 190
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Trân trọng cảm ơn các thành viên đã quan tâm và chia sẻ bài viết.

     
    Báo quản trị |  
  • #321043   29/04/2014

    lsvinalaw
    lsvinalaw

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/02/2014
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 190
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Thay mặt Ban lãnh đạo Công ty TNHH Vinalaw, trân trọng cảm ơn sự tín nhiệm của Quý khách hàng trong suốt những năm qua. Sự đồng hành của Quý khách hàng đối với dịch vụ của chúng tôi chính là động lực để chúng tôi không ngừng cố gắng và phát triển khẳng định thương hiệu Vinalaw. Đáp lại sự quan tâm đó, nhằm tri ân toàn thể Quý khách hàng đã, đang và sẽ sử dụng dịch vụ của Vinalaw. Ban lãnh đạo Công ty đã thống nhất và quyết định đưa dịch vụ: Thành lập mới – thay đổi bổ sung nội dung đăng ký kinh doanh của Công ty làm dịch vụ ưu đãi “ĐẶC BIỆT”. Cụ thể:

    1/ Đối với dịch vụ “Thành lập mới”.

    1.1. Giảm 20% phí dịch vụ đối với khách hàng đề nghị đại diện thành lập mới.

    1.2. Vinalaw triển khai việc tư vấn và trợ giúp Miễn Phí xuyên suốt cho khách hàng về lựa chọn mô hình Công ty, cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động, ngành nghề kinh doanh phù hợp, vốn điều lệ, Trụ sở chính, Người đại diện, tỷ lệ vốn góp, phương án phân chia lợi nhuận…

    1.3. Đối với các ngành nghề kinh doanh bắt buộc điều kiện mà trường hợp Quý khách hàng không đáp ứng được điều kiện theo quy định. Luật sư của Vinalaw sẽ dựa trên cơ sở pháp lý, kinh nghiệm thực tế áp mã tạo điều kiện cho quá trình hoạt động kinh doanh.

    1.4. Sau khi thành lập và đi vào hoạt động, Vinalaw cam kết tư vấn và hỗ trợ Miễn Phí toàn bộ các vấn đề sau cho Doanh nghiệp trong vòng 06 tháng:

    - Hỗ trợ các vướng mắc về pháp lý trong kinh doanh của Doanh nghiệp;

    - Trong trường hợp Công ty chưa có nhân viên hoặc người làm kế toán Vinalaw sẽ hướng dẫn kỹ cách kê khai báo cáo thuế hàng tháng để Doanh nghiệp chủ động trong việc kê khai thuế;

    - Tư vấn và làm ngay những công việc cần làm ngay khi Doanh nghiệp bước vào hoạt động;

    - Tư vấn  đăng ký tên thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa độc quyền;

    - Tư vấn và giới thiệu dịch vụ thiết kế website (nếu yêu cầu) chất lượng, chi phí hợp lý.

    - Tư vấn chữ ký số - kê khai thuế qua mạng - in và phát hàng hóa đơn;

    - Tư vấn và lập tờ khai thuế môn bài và các giấy tờ khai thuế liên quan cho Doanh nghiệp;

    - Trực tiếp gửi các văn bản pháp luật mới ban hành (kèm theo giải thích nội dung) có điều chỉnh đến lĩnh vực kinh doanh của Doanh nghiệp để Doanh nghiệp nắm bắt.

    1.5. Đối với khách hàng ở xa, ngoài việc tư vấn Miễn Phí. Vinalaw sẽ cung cấp một bộ Hồ sơ hoàn chỉnh để Quý khách hàng có thể điền thông tin và tự tiến hành việc đăng ký thành lập theo trình tự, thủ tục hướng dẫn của Vinalaw nhằm giảm thiểu chi phí.

    1.6. Sau khi thành lập, Quý khách hàng sẽ được Vinalaw đưa vào thành đối tác và được hưởng các chính sách ưu tiên, thân cận của Vinalaw.

    2/ Dịch vụ thay đổi – bổ sung đối với các Doanh nghiệp.

    Thay đổi – bổ sung có thể được hiểu như sau: Doanh nghiệp đã và đang hoạt động nhưng vì lý do cần thay đổi cho phù hợp với cấu trúc, mô hình kinh doanh hiện tại. Thay đổi bổ sung các vấn đề về ngành nghề kinh doanh, người đại diện theo pháp luật Công ty, tăng giảm vốn điều lệ, loại hình Công ty, Trụ sở kinh doanh, tên doanh nghiệp….Dịch vụ này, Vinalaw áp dụng như sau:

    2.1. Giảm 20% phí dịch vụ thay đổi bổ sung nội dung đăng ký kinh doanh cho Doanh nghiệp;

    2.2. Tư vấn Miễn Phí xuyên suốt cho Doanh nghiệp trong vòng 03 tháng sau khi sử dụng dịch vụ của Vinalaw. Cụ thể

    - Tư vấn luật doanh nghiệp về việc thay đổi tên công ty, lựa chọn tên Công ty phù hợp với mục tiêu kinh doanh, định hướng phát triển, quy mô tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp;

    - Tư vấn thay đổi địa chỉ trụ sở chính, địa chỉ giao dịch, địa chỉ đăng ký thuế của Công ty

    - Tư vấn thay đổi ngành nghề kinh doanh bao gồm: sửa đổi, bổ sung, rút ngành nghề, mã hóa ngành nghề, lựa chọn ngành nghề phù hợp với mục tiêu phát triển kinh doanh.

    - Tư vấn thay đổi vốn điều lệ bao gồm: thời hạn và thủ tục góp vốn, hình thức góp vốn (bằng tài sản, tiền mặt, thương hiệu, quyền sở hữu trí tuệ…..), tăng vốn điều lệ, giảm vốn điều lệ, thay đổi cơ cấu vốn, phát hành cổ phiếu, trái phiếu, mua cổ phiếu quỹ và các điều kiện ràng buộc khác của thành viên/cổ đông góp vốn.

    - Tư vấn thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và chức danh người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; điều kiện trở thành người đại diện theo pháp luật và các trường hợp hạn chế/cấm đối với các hành vi, hoạt động của người đại diện theo pháp luật.

    - Tư vấn thay đổi thành viên, cổ đông của công ty trong các trường hợp kết nạp thành viên/cổ đông mới, chuyển nhượng cổ phần, xử lý phần vốn chưa góp đủ của thành viên/cổ đông, xử lý phần vốn trong trường hợp cổ đông bị tuyên bố chết/mất tích…….

    - Tư vấn việc bổ nhiệm, thay đổi thành viên Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, Ban kiểm soát, người đại diện phần vốn của cổ đông, các chức danh quản lý khác trong doanh nghiệp.

    - Tư vấn thay đổi thông tin cá nhân của thành viên, cổ đông công ty.

    - Tư vấn thay đổi thông tin đăng ký thuế của doanh nghiệp.

    - Tư vấn pháp luật khác có liên quan đến nội dung thay đổi.

    2.3. Áp dụng các chính sách ưu đãi tương tự điểm 1.4, điểm 1.5 và điểm 1.6 được quy định tại phần trên.

    Với đội ngũ luật sư, luật gia, chuyên viên năng động, giỏi về chuyên môn và tinh thông về nghiệp vụ. Vinalaw cam kết đem đến sự hài lòng cho Quý khách hàng khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Với trách nhiệm nghề nghiệp, Vinalaw luôn giữ chữ "TÂM" và chữ "TÍN" để khẳng định chất lượng dịch vụ và thương hiệu Vinalaw. Hãy để chúng tôi là điểm tựa pháp lý để bảo toàn sản nghiệp của Quý khách hàng.

    #ff0000;">Quý khách hàng có thắc mắc về dịch vụ hoặc có yêu cầu tư vấn, xin vui lòng gửi về địa chỉ Email: lstruongphuc@vinalaw.org/ Số điện thoại hỗ trợ: 09888.856.399. Sau khi nhận được yêu cầu, chúng tôi sẽ phản hồi cho Quý khách sau 01 giờ.

     
    Báo quản trị |  
  • #321242   02/05/2014

    Chinh_lv
    Chinh_lv

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:02/05/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    1/ Có thể tạm giữ cổ tức của Cổ đông vi phạm lợi ích của công ty theo kết luận của Đại hội đồng cổ đông để cấn trừ số tiền cổ đông đó đã gây thiệt hại cho đến khi nào thu hồi đủ số thiệt hại được không?

    Trân trọng cảm ơn

     
    Báo quản trị |  
  • #322808   12/05/2014

    lsvinalaw
    lsvinalaw

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/02/2014
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 190
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Chinh_lv viết:

    1/ Có thể tạm giữ cổ tức của Cổ đông vi phạm lợi ích của công ty theo kết luận của Đại hội đồng cổ đông để cấn trừ số tiền cổ đông đó đã gây thiệt hại cho đến khi nào thu hồi đủ số thiệt hại được không?

    Trân trọng cảm ơn

    Được bạn ạ. Chỉ cần được ĐHĐCĐ thông qua và quyết định. Ngoài ra, trong điều lệ Công ty có quy định thì càng tốt

     
    Báo quản trị |  
  • #326514   04/06/2014

    lsvinalaw
    lsvinalaw

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/02/2014
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 190
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Hiện nay, theo quy định của Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp được đăng ký ba tên: (i) tên bằng tiếng Việt; (ii) tên bằng tiếng nước ngoài (thường gọi là tên giao dịch hay tên đối ngoại); và (iii) tên viết tắt.
    Với quy định tên giao dịch được dịch từ tên tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng, về thực chất doanh nghiệp chỉ còn hai tên là tên bằng tiếng Việt và tên viết tắt. Lý do là tên giao dịch không ổn định và tùy thuộc vào ngôn ngữ được dịch, dịch theo tiếng Anh là A, tiếng Pháp là B, tiếng Nhật là X…

           Tuy nhiên, trên thực tế doanh nghiệp cần nhiều tên hơn thế, như tên tiếng Việt – tên bằng tiếng nước ngoài, tên giao dịch bằng tiếng Việt – tên giao dịch bằng tiếng nước ngoài, tên viết tắt bằng tiếng Việt – tên viết tắt bằng tiếng nước ngoài. Thậm chí một số doanh nghiệp còn sử dụng thương hiệu như một loại tên giao dịch. Đây là nhu cầu và một thực tế cần được xem xét.
    Đơn cử một trường hợp cụ thể: tên tiếng Việt đầy đủ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam được dịch ra tiếng Anh là “Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade”, tên giao dịch bằng tiếng Việt là “Ngân hàng Công thương Việt Nam” dịch ra tiếng Anh là “Vietnam Bank for Industry and Trade”, tên viết tắt là “Vietinbank”.
    Thêm vào đó, khi nhắc đến ngân hàng này, người ta quen gọi là Ngân hàng Công thương. Lúc này, “Công thương”, vốn là một bộ phận có khả năng phân biệt trong tên của ngân hàng này, được sử dụng như một loại tên giao dịch.

           Với ví dụ trên, chúng ta có thể thấy tên doanh nghiệp không chỉ gói gọn trong ba tên mà Luật Doanh nghiệp cho phép. Cần lưu ý là các luật chuyên ngành (như Luật các tổ chức tín dụng, Luật Luật sư, Luật Công chứng…) không ràng buộc chặt chẽ về việc đặt tên như Luật Doanh nghiệp, do vậy, các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo luật chuyên ngành có thể có nhiều hơn ba tên. Điều này cũng tạo ra sự kém bình đẳng, ít nhất là trong việc đặt tên giữa các doanh nghiệp theo luật chuyên ngành và Luật Doanh nghiệp. Việc hạn chế doanh nghiệp trong ba tên (mà thực chất là 2) như Luật Doanh nghiệp là một chiếc áo chật khiến doanh nghiệp cảm thấy bức bối, khó chịu.
    Tên doanh nghiệp và tên thương mại?
    Ngoài những tên gọi theo Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp còn có một loại tên khác: tên thương mại theo Luật Sở hữu trí tuệ. Tên thương mại được luật định nghĩa là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt với các tổ chức, cá nhân khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh – tức là khu vực địa lý nơi tổ chức, cá nhân ấy có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng.
           Cũng theo luật, tên thương mại sẽ được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt với tổ chức, cá nhân khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh như: (i) có chứa thành phần tên riêng (trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng); (ii) không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh; (iii) không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.
    Với quy định trên, tên thương mại có nhiều nét tương đồng với tên doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp cũng yêu cầu tên doanh nghiệp phải có ít nhất hai thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng, cũng như không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký. Đồng thời, Luật Doanh nghiệp và Luật Sở hữu trí tuệ đều không cho phép dùng tên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp hoặc chủ thể khác để làm tên doanh nghiệp hay tên thương mại.

            Tuy nhiên, câu hỏi nêu ra là tên thương mại có phải là tên doanh nghiệp không? Hiện chưa có một văn bản nào xác nhận hai vấn đề này. Tên doanh nghiệp và tên thương mại, dù có nhiều điểm tương đồng trong cách đặt tên, nhưng được bảo vệ theo hai góc độ khác nhau: tên doanh nghiệp được Luật Doanh nghiệp bảo vệ như một thành phần cấu thành tư cách pháp lý của doanh nghiệp, còn tên thương mại được Luật Sở hữu trí tuệ bảo hộ với tư cách là đối tượng sở hữu trí tuệ.
    Thêm vào đó, cơ sở xác lập quyền đối với tên doanh nghiệp và tên thương mại là khác nhau: quyền đối với tên doanh nghiệp phát sinh khi doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong khi quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp, mà không cần đăng ký với cơ quan nào. Như vậy, theo logic mà nói, tên doanh nghiệp chính là tên thương mại nhưng tên thương mại chưa hẳn là tên doanh nghiệp. Phạm vi của tên thương mại có thể rộng hơn tên doanh nghiệp.
    Câu hỏi tiếp theo là doanh nghiệp có thể có nhiều tên thương mại hay chỉ có một tên thương mại duy nhất? Vấn đề này cũng đang bị bỏ ngỏ. Như đã phân tích ở trên, Luật Sở hữu trí tuệ không cấm doanh nghiệp cùng lúc sử dụng từ hai tên thương mại trở lên. Theo hướng đó, doanh nghiệp có quyền sử dụng hơn một tên thương mại, miễn là doanh nghiệp chứng minh việc sử dụng hợp pháp tên thương mại của mình theo đúng Luật Sở hữu trí tuệ.
             Liên quan đến tên doanh nghiệp và tên thương mại, luật pháp của Úc thừa nhận việc doanh nghiệp được quyền đăng ký tên thương mại riêng theo luật về tên thương mại (Business Name Act) và doanh nghiệp có thể đăng ký cùng một lúc nhiều tên thương mại. Đây cũng có thể là một hướng đi mà các nhà làm luật Việt Nam có thể tham khảo khi giải quyết mối quan hệ giữa tên thương mại và tên doanh nghiệp.

              Như đã phân tích, doanh nghiệp hiện ít có sự chọn lựa trong việc đặt tên theo Luật Doanh nghiệp, vì vậy, cần thiết phải mở rộng quy định về đặt tên theo Luật Doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu hợp lý của thực tiễn. Hơn nữa, quy định về tên của doanh nghiệp được quy định trong cả Luật Doanh nghiệp và Luật Sở hữu trí tuệ và do hai hệ thống này là tách biệt, chắc chắn phát sinh mâu thuẫn trong việc đặt, sử dụng tên doanh nghiệp và tên thương mại. Vì thế cần có văn bản liên kết và thống nhất các quy định về tên doanh nghiệp và tên thương mại nhằm giúp doanh nghiệp tránh rắc rối khi sử dụng các loại tên của mình.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lsvinalaw vì bài viết hữu ích
    cctq10 (18/06/2014)
  • #334168   20/07/2014

    vpluathuyhung
    vpluathuyhung
    Top 100
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/07/2014
    Tổng số bài viết (664)
    Số điểm: 3755
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 189 lần


    chào bạn!

    tôi xin trả lời cho bạn rõ các vấn đề như sau:

    Doanh nghiệp tư nhân thì không có vốn điều lệ doanh nghiệp tư nhân chỉ có vốn đầu tư vì loại hình doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn có nghĩa là bạn phải chịu trách nhiệm về tài chính bằng toàn bộ tài sản của mình khác với các loại hình công ty tnhh hay công ty cổ phần chỉ chịu trách nhiệm trong phần vốn đã góp vào công ty.

    về vốn đâu tư là bao nhiêu thì tuỳ thuộc vào quy mô kinh doanh của bạn cũng như khả năng tài chính của bạn. khi bạn đăng ký thì cơ quan đăng ký kinh doanh không yêu cầu bạn chứng minh về vốn nhưng bạn phải có nghĩa vụ góp đủ vốn đả cam kết.

    Điều 11. Các hành vi bị cấm (Luật doanh nghiệp) khoản 4 điều 11

     Kê khai khống vốn đăng ký, không góp đủ và đúng hạn số vốn như đã đăng ký; cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị thực tế.

    nếu vi phạm tuỳ múc độ mà có thể bị xử lý vi phạm hành chính

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HUY HÙNG chuyên Tư vấn thuế.

    Điện thoại: 098 63 63 449 (Tư Vấn Miễn Phí)

    Luật sư: Huỳnh Phước Lợi

    Địa chỉ: quận Bình Tân, Tp Hồ Chí Minh

    Email: huynhloi75@gmail.com

    Lĩnh vực hành nghề:

    - Tư vấn về thuế.

    - Tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.

    - Tư vấn pháp luật.

    - Thực hiện các dịch vụ pháp lý khác theo quy định của pháp luật.

    - Đại diện ngoài tố tụng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #335311   26/07/2014

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần
    Lawyer

    Có rất nhiều ý kiến và tôi thấy mọi người rất tâm huyết, ý kiến nào cũng đều hay và bổ ích, tôi bổ sung thêm là điều rất cần khi doanh nghiệp mới thành lập:

    Chủ sở hữu, người quản lý, điều hành doanh nghiệp ngoài việc chủ động với các dự án kinh doanh của mình thì nên cần một luật sư, văn phòng hay tổ chức hành nghề luật sư để tư vấn thường xuyên cho hoạt động, nhất là những hoạt động ban đầu sao cho đúng pháp luật, chuẩn mực và tạo môi trường ổn định pháp lý cho toàn bộ quá trình hoạt động sau này.

    Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

    LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

    Email: luatsungothethem@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #341484   27/08/2014

    dhome
    dhome

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:31/07/2014
    Tổng số bài viết (27)
    Số điểm: 236
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1 lần


    Các bác cho em hỏi là với hình thức công ty cổ phần, số vốn điều lệ khi mình đăng ký, thì nhà nước sẽ kiểm tra như thế nào ạ?

     
    Báo quản trị |  
  • #404915   02/11/2015

    vanminhthinhvuong
    vanminhthinhvuong

    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/06/2015
    Tổng số bài viết (72)
    Số điểm: 1140
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 7 lần


    dhome viết:

    Các bác cho em hỏi là với hình thức công ty cổ phần, số vốn điều lệ khi mình đăng ký, thì nhà nước sẽ kiểm tra như thế nào ạ?

     

    Nếu bạn muốn được kiểm tra thì làm công văn đề nghị ạ :))

    Phẩm chất NÔNG DÂN, Trí tuệ DOANH NHÂN...

     
    Báo quản trị |