Trong các giao dịch dân sự, giao dịch thế chấp, bảo lãnh để vay vốn ngân hàng diễn ra khá phổ biến trong đời sống xã hội. Ở đây, Khongtheyeuemhon muốn đề cập đến giao dịch thế chấp tài sản (thường là nhà, đất) của người thứ ba để vay vốn ngân hàng. Người thứ ba là người có tài sản, không phải là người trực tiếp vay, sử dụng vốn. Nhiều trường hợp bị lừa đảo đáng tiếc đã xảy ra đối với người thứ ba này dẫn đến những hậu quả thương tâm. Điển hình là 1 vụ ở Ngân hàng nông nghiệp Đắc Lắc, cặp vợ chồng đã uống thuốc trừ sâu tự tử vì bị Ngân hàng siết nhà với số nợ gốc lên đến 400 triệu đồng trong khi đó họ chỉ được nhận có 80 triệu đồng tiền vay. Biết họ có nhu cầu vay vốn và có tài sản thế chấp, cò đã dụ dỗ và sau đó cùng với sự thông đồng của cán bộ ngân hàng cò đã đẩy số tiền vay lên 400 triệu đồng chiếm đoạt 320 triệu đưa cho khổ chủ 80 triệu rồi... không trả nợ Ngân hàng. Khi ngân hàng đưa vụ việc ra Tòa, rồi ra thi hành án phát mãi tài sản vợ chồng mới té ngửa, trong khi cò vẫn tơn tơn không trách nhiệm. Vì quá uất ức họ đã uống thuốc trừ sâu quyên sinh.
Rất nhiều vụ việc khác liên quan đến lừa đảo sổ đỏ vay vốn ngân hàng, mà kết cục người bị thiệt thòi nhất là người có tài sản thế chấp bảo đảm nghĩa vụ cho bên vay vốn. Tiền vay thì không tới tay, tài sản thì có nguy cơ mất.
Một số ngân hàng cũng đã có biện pháp đối phó với trường hợp này bằng những quy định như: Đối với thế chấp tài sản của bên thứ ba để vay vốn ngân hàng, giữa người đi vay và bên thế chấp bảo lãnh phải có mối quan hệ thân thiết: như chủ công ty (đối với công ty vay vốn), người nhà, cha mẹ, anh chị em, vợ chồng... tuy nhiên kết quả cũng không có gì đáng kể. Vì còn những lý do khác: áp lực chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, đạo đức nhân viên, xác minh mối quan hệ không dễ...
Để bảo vệ mình, người có tài sản thế chấp bảo đảm nghĩa vụ cho khoản vay phải hiểu được 1 điều cơ bản rằng: "khi người vay không trả nợ, tài sản của mình sẽ bị phát mãi để trả nợ ngân hàng". Dù người vay có nói gì, thì điều đó không bao giờ thay đổi được. Đừng để khi ký vào hợp đồng, ra công chứng rồi, giấy trắng mực đen lúc đó hối hận thì cũng đã muộn.
Ngoài ra cũng có thêm trường hợp, ký hợp đồng ủy quyền giao quản lý tài sản thôi, nhưng do trình độ hiểu biết có hạn, do trong các hợp đồng bị gài (lồng ở giữa) vào thêm 1 hợp đồng khác có nội dung: ủy quyền bán, sang tên, chuyển nhượng, thế chấp... tài sản. Ký hợp đồng xong, một ngày xấu trời tự nhiên đang ở nhà thấy hoặc là ngân hàng đến siết nhà, hoặc là người mua nhà đến trưng ra hợp đồng mua bán nhà với cái tên bên bán quen quen... Cần phải hết sức cẩn thận, đọc từng câu từng chữ, ký từng trang đối với các loại hợp đồng ủy quyền này.
CẢNH BÁO TÌNH TRẠNG "CÒ" NGÂN HÀNG LỪA SỔ ĐỎ
Thời gian gần đây, các vụ việc liên quan đến việc mượn sổ đỏ sau đó chiếm đoạt tài sản đang có xu hướng gia tăng tại nhiều địa phương. Vì vậy, người dân cần tìm hiểu kỹ thủ tục pháp lý trước khi ký kết.
Theo Luật sư Phạm Thanh Bình – Trưởng văn phòng Luật Bảo Ngọc, thời gian gần đây những vụ việc cho mượn sổ đỏ sau đó bị chiếm đoạt tài sản ngày càng xuất hiện nhiều tại các địa phương trong cả nước. Những vụ việc như trên đều xảy ra trong tình huống cho người thân quen mượn sổ đỏ hoặc đưa sổ đỏ cho dạng cò ngân hàng để nhờ vay vốn. Người cầm sổ đỏ đã lợi dụng quyển sổ đỏ đó để vay thêm cả phần của họ thậm chí chiếm đoạt luôn cả số tiền vay. Kết quả, khi họ không trả được nợ thì người có tài sản bị ngân hàng siết nợ theo quy định hiện hành. Để tránh bị rơi vào tình cảnh như trên, PV đã có cuộc trao đổi với luật sư Phạm Thanh Bình về vấn đề này
Pv: Thưa ông, ông có nhận xét gì xung quanh những vụ việc mượn sổ đỏ rồi chiếm đoạt tài sản thời gian gần đây?
Luật sư Phạm Thanh Bình: Qua xem xét các vụ việc cụ thể, tôi thấy rằng việc mượn sổ đỏ nổi lên 4 điểm chính.
Người có sổ đỏ và người có hành vi lừa đảo (cầm sổ đỏ đi vay vốn -PV) có mối quan hệ thân thiết, độ tin tưởng tương đối cao. Có thể là họ hàng cho nên đặc điểm đầu tiên người bị lừa và người lừa có mối quan hệ thân thiết.
Người có tài sản giao cho người đi vay vốn hộ rất nhẹ dạ cả tin. Họ không xem xét điều kiện khi mà tiếp xúc cán bộ ngân hàng thậm chí khi đến phòng công chứng họ cũng không quan tâm đến những thủ tục thế chấp cho nên họ nhắm mắt ký vào giấy tờ đưa ra. Như vậy, "bút xa gà chết" khi ngân hàng tiến hành thủ tục phát mại tài sản dẫn đến nguy cơ bị mất nhà là rất lớn.
Hiện nay, việc vay vốn ngân hàng qua thủ tục nhiêu kê người dân không có điều kiện để tiếp cận vì vậy phải qua hệ thống “cò” để nhờ vay vốn. Đây cũng là kẽ hở để kẻ xấu lợi dụng hiếm đoạt tiền.
Do vậy, cần đề cập trách nhiệm các cơ quan liên quan khi đưa tài sản thế chấp vào guồng pháp luật. Kể từ khâu công chứng, hay khâu thẩm định tài sản, trước khi cho ký hồ sơ vay, cán bộ tín dụng cũng cần phải giải thích rõ cho người mang tài sản thế chấp là nghĩa vụ của họ phải trả nợ thay cho người đi vay. Nếu cán bộ ngân hàng làm tốt công tác giải thích thì nó sẽ hạn chế rất nhiều các vụ việc bị lừa như trên.
Pv: Một đặc điểm người mượn sổ đỏ người dân chưa trốn khỏi địa bàn, họ vẫn hứa là nếu có tiền sẽ rút sổ đỏ ra thì trong trường hợp này có thể quy là lừa đảo không?
Hành vi lừa đảo đã thực hiện ngay từ khâu giao dịch, chứ không phải đến khi trả được nợ rồi mới đi khỏi địa phương. Nếu nhìn yếu tố đi khỏi địa phương mà cho rằng vụ việc có yếu tố dân sự thì không thỏa đáng.
Hành vi lừa đảo được thực hiện khi tiến hành thủ tục theo quy định của pháp luật để đưa nhà thành tài sản thế chấp của ngân hàng. Ví dụ, khâu công chứng, khâu lập hợp đồng tín dụng vay ngân hàng, người đi vay đã có ý đồ rồi do vậy tùy từng vụ việc cụ thể mới xem xét việc có yếu tố hình sự hay không.
Tất cả trường hợp mang tài sản để đảm bảo cho nghĩa vụ của người khác có yếu tố lừa đảo nhưng không phải tất cả chỉ là dân sự mà cần xem xét cả các yêu tố hình sự có hình thành trong khi lập hồ sơ vay hay không.
Pv: Trong những tình huống như thế này, ông có lời khuyên nào cho người dân đã cho mượn sổ đỏ để thế chấp không?
Lời khuyên của luật sư bao giờ cũng là cảnh giác, cảnh giác ngay từ khâu giao dịch với người mình định nhờ vả. Bởi vì khi giao sổ đỏ cho người khác đồng nghĩa với việc mình phó mặc tài sản cho người khác.
Thứ 2 cần phải đọc kỹ các giấy tờ mà cán bộ ngân hàng đưa ra và trong trường hợp không hiểu yêu cầu cán bộ ngân hàng giải thích rõ.
Trong các vụ việc này, lỗi phần lớn của người có sổ đỏ đem thế chấp để đảm bảo khoản vay cho người khác. Ngoài ra, còn có trách nhiệm của cơ quan liên quan như công chứng, ngân hàng.
Anh Đào
Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...