Theo tôi đặc trương của tội cho vay nặng lãi (Đ 163 - LHS) có quy định cấu thành tội phạm khá đặc biệt vưa có yếu tố định lượng vừa có yếu tố định tính và phải thoả mãn 02 yếu tố này mới đủ yếu tố cấu thành tội phạm được. về yếu tố định tính là khái niễm “có tính chất chuyên bóc lột”, về khái niện định lượng là “cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định”.
Mức cho vay đã được định lượng bằng tỷ lệ %;
Còn thế nào là “có tính chất chuyên bóc lột” ? không biết ? mới có khái niện có tính chất chuyên nghiệp ! Vậy ok cứ tạm hiểu khái niệm “có tính chất chuyên bóc lột” là lấy tiền lãi làm nguồn sống cho giá đình, cá nhân, lấy tiền lãi cho con đi du học Mỹ, lấy tiền lãi cho chồng muôi bồ nhí …v..v là có tình chất chuyên bóc lột !
Vậy, !
Cho vay có tính chất “chuyên bóc lột” mà lãi suất thấp hơn lãi suất “cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định”. Cũng không bi coi là phạm tội và ngược lại;
“Cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định” mà không “có tính chất chuyên bóc lột” thi cũng không xử hình sự được. VD; cho vay với lãi suất cao, rất cao để lấy tiền đi làm tư thiện, xây nhà tình nghĩa ..v….v (ở đây, cần phải hiểu xây nhà tình nghĩa đúng theo nghĩa đen – không phải là theo nghĩa bòng – là mây ông toàn con gái xây nhà to, sinh con cho đẹp để mấy thằng rể vào ở đâu nhé).
Và tới thời điểm này cũng không có cơ sơ, để xem xét tội cho vay nặng lãi vi:
Từ cuối năm 2011 Ngân hàng nhà nước đã bỏ quy định về lãi suất cho vay cơ bản, thay bằng lãi suất trần huy động vốn không quá 13 -14% năm (cấp nhập mới hình như thấp hơn). Như vậy, không con khái niệm pháp lý LÃI SUẤT CHO VAY CƠ BẢN mà thay bằng LÃI SUẤT ĐI VAY CƠ BẢN.
Như vậy Điều 163 quy định cho vay cao hơn lãi suất cho vay theo quy định của pháp luật, nay lãi suất cơ bản cho vay đã bị bỏ, không nhẽ lấy lãi suất đi vay để áp vào lãi suất cho vay và xác định tội cho vay nặng lãi là không phù hợp. Lấy lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại thì không được, vì mỗi ngân hàng có một mức lãi suất cạnh tranh khác nhau ? nên khó xác định.
Như vậy, bằng 01 công văn của ngân hàng nhà nước đã vô hiệu hoá 02 điều khoản trong văn bản pháp luật do Quốc Hội ban hành, đó là điều 163 BLHS và Điều 476 BLDS.
Trên đâu là một số trao đổi với các bạn