Nhờ người Đại diện theo ủy quyền để mua nhà, công trình

Chủ đề   RSS   
  • #52107 22/05/2010

    duyenlaw2208

    Male
    Mầm

    Phú Yên, Việt Nam
    Tham gia:21/05/2010
    Tổng số bài viết (34)
    Số điểm: 764
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 0 lần


    Nhờ người Đại diện theo ủy quyền để mua nhà, công trình

    Tôi là người nước ngoài không thể mua nhà hay công trình để kinh doanh. Tôi muốn nhờ Người đại diện theo ủy quyền để thực hiện việc đó. Vậy xin nhờ tư vấn có những rui ro nào không trong việc này.
    Xin chân thành cảm ơn!
    Cập nhật bởi Mai_Y_Nguyen ngày 24/05/2010 07:03:44 PM
     
    6943 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #52342   26/05/2010

    nguyenbuibahuy
    nguyenbuibahuy
    Top 200
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (469)
    Số điểm: 3185
    Cảm ơn: 72
    Được cảm ơn 67 lần


    Tôi xin tư vấn cho bạn sau:

    Bạn cần xem mình có thuộc đối tượng người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định tại  điều 2 Nghị  quyết 18/2009/QH12 về thí điểm thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Nếu thuộc diện này bạn có thể tự mình mua nhà ở tại Việt Nam mà không cần ủy quyền.

    Nếu bạn không thuộc đối tượng này thì để mua nhà và công trình nhằm kinh doanh thì bạn không thể ủy quyền cho người khác mua nhà cho bạn. Bản chất của quan hệ đại diện theo ủy quyền  là một người thực hiện công việc theo ủy quyền nhân danh người ủy quyền. Mà bạn không có quyền sở hữu nhà và công trình tai Việt Nam nên bạn không có quyền mua nhà, nên không thể ủy quyền.

    Thực chất, Bạn có thể nhờ người khác dưới danh nghĩa của họ mua và đứng tên chủ sở hữu nhà và công trình. Nhưng bạn là người ra tiền. Vì vậy, trên pháp luật Việt Nam thì chủ sở hữu nhà không phải là bạn mà là người bạn nhờ. Do đó, mọi quan hệ liên quan đến căn nhà và công trình bạn mua đều phải thông qua chủ sở hữu là người bạn nhờ mua.

    Rủi ro bạn phải gánh chịu là mất quyền đối với căn nhà, công trình bạn đã bỏ tiền ra mua nếu người được bạn nhờ không thừa nhận (không thực hiện theo yêu cầu của bạn) quyền của bạn. Khi xảy ra tranh chấp, bạn không thể chứng minh mình là chủ thực sự của căn nhà và công trình. Tranh chấp này thực tế cũng xuất hiện nhiều đặc biệt là thời kì đầu luật đất đai 2003, luật nhà ở có hiệu lực. Người thua thiệt luôn là bên nước ngoài do không có cơ sở chứng minh. Nếu có, cũng chị nhận lại được giá trị căn nhà, công trình lúc chuyển nhượng.

    Ngoài ra, người bạn nhờ phủ nhận mọ quan hệ với bạn về việc mua nhà và họ chứng minh họ mua nhà là do tiền của họ, họ đứng tên trong hợp đồng mua nhà. Bạn có nguy cơ mất số tiền đã bỏ ra để mua nhà và công trình.

    Vì vậy, nếu muốn tránh tình trạng người được nhờ chiếm đoạt căn nhà ngoài việc chọn người tin tưởng bạn phải thực hiện những biện pháp để tránh mất quyền đối với giá trị của nhà và công trình bạn đã mua: kí kết hợp đồng vay tiền giữa bạn người bạn nhờ mua nhà đúng bằng giá trị căn nhà. Hoặc bạn có thể thực hiện hợp đồng khác để đảm bảo quyền sở hữu của bạn đối với giá trị căn nhà và tài sản khác do bạn sở hữu.

    Theo tôi, nếu muốn thực sự muốn kinh doanh tại Việt Nam bạ nên thục hiện thủ tục đầu tư vừa hiệu quả lại vừa an toàn về mặt pháp lí.

    Cập nhật bởi nguyenbuibahuy ngày 26/05/2010 12:14:07 AM

    Nguyễn Bùi Bá Huy - nguyenbuibahuy@gmail.com

    Công Ty Luật TNHH Sài Gòn Á Châu - www.saigon-asialaw.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenbuibahuy vì bài viết hữu ích
    duyenlaw2208 (04/10/2011)
  • #52350   26/05/2010

    hongoctu
    hongoctu

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2009
    Tổng số bài viết (29)
    Số điểm: 160
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    1. bạn nguyenbuibahuy có nhầm lẫn về số hiệu của NGHỊ QUYẾT VỀ VIỆC THÍ ĐIỂM CHO TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI MUA VÀ SỞ HỮU NHÀ Ở TẠI VIỆT NAM QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM .
    #ff0000;">Nghị quyết số 19/2008/QH12 mới chính xác.

    2#ff0000;">.bạn là #ff0000;">Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam:

    Cá nhân nước ngoài có đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về đầu tư hoặc được doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuê giữ chức danh quản lý trong doanh nghiệp đó;

    Do đó nếu bạn là cá nhân nước ngoài thì bạn nên đầu tư để được mua nhà

    3. #ff0000;">bạn là #ff0000;">người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì căn cứ

    Điều 126 luật số 34/2009/QH12 của Luật nhà ở được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “Điều 126. Quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài

    1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu nhà ở để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam:

    a) Người có quốc tịch Việt Nam;

    b) Người gốc Việt Nam thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư; người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hoá, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước.

    2. Người gốc Việt Nam không thuộc các đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy miễn thị thực và được phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư tại Việt Nam để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam.”

    nếu bạn thuộc cá trường hợp trên thì bạn có thể được sở hữu nhà và quyền sử dụng đất (theo Điều 121 luật số 34/2009/QH12 của Luật đất đai được sửa đổi, bổ sung).

    Trân trọng.

    Cập nhật bởi hongoctu ngày 26/05/2010 10:43:24 AM

    Ta có thể đứng yên giữa dòng nước chảy xiết, nhưng không thể đứng yên giữa dòng đời xuôi ngược

     
    Báo quản trị |  
  • #52359   26/05/2010

    nguyenbuibahuy
    nguyenbuibahuy
    Top 200
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (469)
    Số điểm: 3185
    Cảm ơn: 72
    Được cảm ơn 67 lần


    cảm ơn bạn hongoctu nhắc nhỡ. Tôi đánh nhầm số hiệu.

    Nguyễn Bùi Bá Huy - nguyenbuibahuy@gmail.com

    Công Ty Luật TNHH Sài Gòn Á Châu - www.saigon-asialaw.com

     
    Báo quản trị |  
  • #52360   26/05/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chủ topic khẳng định "Tôi là người nước ngoài" nên tư vấn của bạn #0072bc;">hongoctu đối với "#ff0000;">người Việt Nam định cư ở nước ngoài " là không cần thiết.
     Và phần tư vấn của bạn về đối tượng được mua và sở hữu nhà cũng chưa đầy đủ. Theo quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 điều 2 của Nghị quyết 19/2008 thì đối tượng được mua gồm:
    1. Cá nhân nước ngoài có đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về đầu tư hoặc được doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuê giữ chức danh quản lý trong doanh nghiệp đó;
    2. Cá nhân nước ngoài có công đóng góp cho Việt Nam được Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng thưởng Huân chương, Huy chương; cá nhân nước ngoài có đóng góp đặc biệt cho Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ quyết định;
    3. Cá nhân nước ngoài đang làm việc trong lĩnh vực kinh tế - xã hội có trình độ đại học hoặc tương đương trở lên và người có kiến thức, kỹ năng đặc biệt mà Việt Nam có nhu cầu;
    4. Cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam;
    Khi đã thoả mãn về đối tượng theo 4 khoản kể trên, thì cá nhân nước ngoài muốn mua nhà ở còn phải đáp ứng được điều kiện quy định tại khoản 1 điều 3 Nghị quyết 19/2008:
    1. Cá nhân nước ngoài quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 2 của Nghị quyết này phải đang sinh sống tại Việt Nam, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ một năm trở lên và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
    Ngoài ra, các quy định tại Nghị quyết 19/2008 này còn được hướng dẫn cụ thể tại Nghị định số 51/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009.
    Tại điều 5 quy định Giấy tờ chứng minh đối tượng, điều kiện được mua, được thừa kế, được tặng cho và sở hữu nhà ở tại Việt Nam áp dụng đối với cá nhân nước ngoài.
    Theo đó, ngoài điều kiện Cá nhân nước ngoài phải có hộ chiếu hoặc các giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, còn phải kèm theo một trong các #ff0000;">Giấy tờ chứng minh đối tượng được mua, được thừa kế, được tặng cho và sở hữu nhà ở tại Việt Nam gồm:
    - Đối với trường hợp là người vào đầu tư trực tiếp tại Việt Nam thì phải có tên trong Giấy chứng nhận đầu tư hoặc trong giấy tờ tương ứng với hoạt động đầu tư do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đầu tư) còn thời hạn từ một năm trở lên hoặc có giấy tờ chứng minh là thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng quản lý của doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam;
    - Trường hợp là người được các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam theo pháp luật doanh nghiệp thuê giữ các chức danh tổng giám đốc, giám đốc và cấp phó của doanh nghiệp hoặc trưởng, phó các đơn vị trực thuộc doanh nghiệp thì phải có hợp đồng thuê giữ chức danh quản lý hoặc có quyết định bổ nhiệm được lập bằng tiếng Việt;

    - Trường hợp là người có công đóng góp với đất nước thì phải có Huân chương hoặc Huy chương của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trao tặng;
    - Trường hợp là người có đóng góp đặc biệt cho đất nước thì phải có giấy tờ xác nhận của cơ quan cấp Bộ phụ trách lĩnh vực cá nhân nước ngoài có đóng góp và gửi tới Bộ Xây dựng xem xét để trình Thủ tướng Chính phủ có văn bản cho phép;
    - Trường hợp là người vào Việt Nam làm việc trong lĩnh vực kinh tế, khoa học, công nghệ, môi trường, giáo dục – đào tạo, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế, xã hội, luật sư thì phải có văn bằng chứng minh có trình độ kỹ sư, cử nhân trở lên do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài cấp kèm theo một trong các giấy tờ sau đây:
    + Giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;
    + Giấy phép hành nghề chuyên môn tại Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
    - Trường hợp là người có kỹ năng đặc biệt thì phải có giấy tờ xác nhận về chuyên môn, kỹ năng của hiệp hội, hội nghề nghiệp Việt Nam hoặc của cơ quan cấp Bộ phụ trách lĩnh vực mà người nước ngoài có chuyên môn, kỹ năng kèm theo giấy phép hành nghề chuyên môn tại Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (đối với trường hợp pháp luật yêu cầu phải có giấy phép hành nghề) hoặc Giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (đối với trường hợp pháp luật không yêu cầu phải có giấy phép hành nghề);
    - Trường hợp là người kết hôn với công dân Việt Nam thì phải có giấy tờ chứng nhận kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài cấp kèm theo hộ chiếu Việt Nam hoặc hộ khẩu thường trú và chứng minh nhân dân của vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam.
    #ff0000;">Giấy tờ chứng minh điều kiện được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam (khoản 2 điều 5) gồm:
    Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc giấy tờ chứng nhận được phép cư trú tại Việt Nam từ 12 tháng trở lên do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an cấp và không thuộc đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự nước ngoài và cơ quan Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Việt Nam ngày 23 tháng 8 năm 1993 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
    Tuy nhiên cần lưu ý với các bạn rằng, Nghị quyết 19/2008 và Nghị định 51/2009 chỉ quy định về việc cá nhân nước ngoài được mua, được thừa kế, được tặng cho nhà ở tại Việt Nam chứ không quy định việc mua nhà để sử dụng vào mục đích kinh doanh hay mục đích khác. Có lẽ cũng hiểu điều này nên bạn #0072bc;">duyenlaw2208
     mới đặt ra vấn đề nhờ người khác mua. Và rất dễ gặp phải những rủi ro như bạn #0072bc;">nguyenbuibahuy đã tư vấn.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |