Bổ sung thêm bài viết của anh xmen-8711:
Chùa Bà Đanh là một ngôi chùa tại Hà Nội dành cho người Chăm. Tây Hồ chí ghi là vua Lê Thánh Tông đã cho làm một thiền viện (vừa là chùa vừa là trung tâm nghiên cứu) ở gò Phượng Chủy bên bờ Nam hồ Tây cho người Chăm hành đạo, gọi là Thiền viện Châu Lâm, nhưng dân thì gọi là chùa Bà Đanh. Gò Phượng Chủy nay là khu vực trường Chu Văn An, quận Ba Đình. Nay chùa thuộc số nhà 199B phố Thụy Khuê, chung với chùa Châu Lâm.
Câu chuyện về chùa Bà Đanh
Chùa Bà Đanh vẫn vắng vẻ trong mùa lễ hội Cách thị xã Phủ Lý chừng 15km, men theo con đê tả ngạn sông Đáy là đến xã Ngọc Sơn (huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam).Chùa Bà Đanh ngự bên bờ sông Đáy hiền hòa. Chùa không lớn, không nguy nga tráng lệ nhưng được đặt trong khung cảnh thôn dã, um tùm những bóng cây cổ thụ. Trên một bãi đất bồi cao, quanh chùa không có nhà ở. Nằm bên cạnh là dòng sông Đáy lững lờ trôi, thưa thớt thuyền bè.
Theo truyện kể, gần ngàn năm trước giữa cánh rừng đại ngàn bên bờ sông Đáy có một ngôi đền nhỏ thờ thần Pháp Vũ, một trong Tứ Pháp là Pháp Vân (Thần Mây), Pháp Vũ (Thần Mưa), Pháp Lôi (Thần Sấm Sét), Pháp Phong (Thần Gió). Dân làng Đanh Xá (thuộc xã Ngọc Sơn bây giờ) rước chân nhang từ chùa Phúc Nghiêm về ngôi đền ở gần làng mình và chỉ thờ Pháp Vân để cầu mưa.
Trong đền có bức tượng rất đẹp của vị thần mưa với dáng hình của người con gái có dung mạo khả ái, hiền từ. Đến đời Lê Hy Tông (1675-1705) đền được xây dựng lại to đẹp, khang trang hơn. Rồi họ rước tượng Phật về thờ chung. Lưu truyền, người có công dựng chùa là Bà Đanh. Để tưởng nhớ công ơn, dân làng lấy tên chùa là chùa Bà Đanh. Năm 1994 chùa Bà Đanh được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thông tin - Du lịch) cấp bằng di tích lịch sử-văn hóa.
Câu hỏi lớn chưa lời đáp
Có nhiều lý do để chùa Bà Đanh đi vào tục ngữ dân gian Việt Nam và là câu cửa miệng để mỗi người khi muốn nói về cảnh vắng vẻ, âm u của một nơi nào đó. Về với chùa Bà Đanh trong mùa lễ hội đang nô nức trên cả nước, cái không khí lạnh lẽo, thâm u vẫn bao trùm.
Có ý kiến cho rằng, chùa Bà Đanh nằm ở vị trí , u tịch, xa dân cư, ba mặt là sông, rừng rậm chắn lối ra vào độc đạo và có nhiều thú dữ. Tương truyền, chùa lại rất linh, ai trái ý là bị quở phạt nên khách thập phương vốn đã ít lại càng thưa vắng. Ngay cả bãi bồi màu mỡ bên cạnh chùa dân địa phương cũng không dám canh tác. Nhưng mấy năm gần đây, con đường dẫn vào chùa được mở rộng, lát bê tông, rừng cây bớt rậm rạp, dân cư ở đông hơn... vậy mà chùa vẫn vắng?
Có người còn cho rằng chùa Bà Đanh là ngôi chùa thờ thần mưa, người xưa lập đền thờ để mong mưa thuận, gió hòa. Dần dần người dân nhận ra rằng, thời tiết là do tự nhiên, không thể cầu khấn, chùa Bà Đanh cũng từ đó thưa người đến cúng viếng...?. Câu nói cửa miệng cùng với những truyền thuyết dân gian đã tạo cho chùa Bà Đanh một nét riêng, không nơi nào có được. Nhưng cũng chính lời chê “vắng tanh...” ấy lại là một “ẩn số” để những khách du lịch, nhà nghiên cứu lần mò vạn dặm về thăm chùa. Theo sư thầy Thích Đàm Đam: “Dăm bảy năm nay khách thập phương cũng tìm về đông hơn. Hầu như họ về đây chỉ để có câu trả lời: Vì sao chùa Bà Đanh lại vắng đến thế?”.
Từ câu nói cửa miệng dân gian, cái vắng vẻ của chùa Bà Đanh dường như là một “thương hiệu” để cho ngôi chùa trường tồn cùng thời gian và được những người thích khám phá thường xuyên tìm về viếng thăm nét hoang sơ vẫn còn giữ được.
Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%B9a_B%C3%A0_%C4%90anh
@ Hầu hết các kiến thức có thể tìm được trên bách khoa toàn thư mở Wikipedia. Các bạn có thể vào đó để tra cứu thông tin, đó là một trang rất hay và bổ ích.
Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.
Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.
Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.
Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)
M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.