tinepopo viết:Em có mua 1 dien thoai trả gop o thế gioi di dong giá 2.990.000đ trả truoc 800k va gop 12 tháng tháng góp 318k em co gop day du 4 tháng thì em di sg lam dua dien thoai lai cho nhỏ bạn em sài va ban em k góp gio bên vpbcf gui giay bat em thanh toán khoản tiền 1.854.000 trong 7 ngáy k thanh toán thì xử lí theo phap luật nhưng ngày gửi là 18.12.2014 và ngày em nhận là 23.12.2014 thư từ tp.hcm gửi về long xuyên như vay la còn 2 ngày nua em phải nộp tiền nhưng giờ em chua chuan bi đủ tiền vay xin cho e hỏi có bi truy cuu di tù ko va bay gio e góp 318k tháng vẫn duoc ko.xin tư vấn giup em ạ. Xin cám ơn
Họ hù dọa bạn thôi chứ làm được gì nhau? bạn cứ bảo là Mất ...không có tiền trả ..xin trả từ từ....đưa ra tòa chỉ là án dân sự mà nguyên tắc của án dân sự Phải Chấp Nhận sự thỏa thuận....Vì là giao dịch tự nguyện....
http://www.moj.gov.vn/TongCucThiHanhAn/News/Lists/NghienCuuTraoDoi/View_Detail.aspx?ItemID=539
Thỏa thuận trong thi hành án dân sự, lý luận và thực tiễn những vấn đề cần hoàn thiện (sửa đổi)
Ngày 14/11/2008, Quốc hội thông qua Luật thi hành án dân sự và Nghị quyết thi hành Luật này, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2009. Đến nay, sau hơn bốn năm thực hiện cho thấy Luật Thi hành án dân sự đã có nhiều tác động tích cực và hiệu quả đối với đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước, bên cạnh đó Luật Thi hành án dân sự cũng bộc lộ những hạn chế nhất định. Vì vậy cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Luật Thi hành án dân sự để giải quyết những hạn chế, tồn tại và đáp ứng yêu cầu cấp thiết của thực tiễn thi hành án dân sự trong giai đoạn hiện nay. Với bài viết này chúng tôi xin đóng góp thêm một vấn đề trong Dự thảo sửa đổi bổ sung Luật Thi hành án dân sự, đó là thoả thuận trong thi hành án dân sự.
1. Đặt vấn đề:
Nguyên tắc tự do tự nguyện, cam kết, thoả thuận là nguyên tắc đặc trưng của pháp luật dân sự, xuất phát từ tính độc lập về sở hữu, tính tự chủ, tự định đoạt, tự chịu trách nhiệm về tài sản của các chủ thể. Đây là nguyên tắc bao trùm toàn bộ các quan hệ dân sự đã được Bộ Luật dân sự 2005 khẳng định.
Luật Thi hành án dân sự 2008 cũng quy định các biện pháp thi hành án trong đó thoả thuận thi hành án là một trong các biện pháp thi hành án được quy định tại Điều 6: "1.Đương sự có quyền thoả thuận về việc thi hành án, nếu thoả thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Kết quả thi hành án theo thoả thuận được công nhận.Theo yêu cầu của đương sự, Chấp hành viên có trách nhiệm chứng kiến việc thoả thuận về thi hành án.2. Trường hợp đương sự không thực hiện đúng thoả thuận thì có quyền yêu cầu cơ quan Thi hành án dân sự thi hành phần nghĩa vụ chưa được thi hành theo nội dung bản án, quyết định". Tại Dự thảo Luật sửa đổi bổ xung một số điều của Luật Thi hành án dân sự năm 2008, đã được chỉnh lý sau kỳ họp thứ 7 Quốc hội Khoá XIII vẫn được giữ nguyên (sau đây gọi tắc là Dự thảo Luật).
Trong các mối quan hệ dân sự, cũng như trong hoạt động thi hành án dân sự, các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc thi hành án có ý nghĩa rất quan trọng, các bên đương sự sẽ hiểu nhau hơn, hàn gắn được mối quan hệ nhưng trên hết giải quyết vụ việc sẽ đạt hiệu quả: thủ tục nhanh gọn, rút ngắn thời gian, đỡ tốn kém về tiền bạc, công sức và sẽ hạn chế tối đa các khiếu nại tố cáo, quyền và lợi ích của các bên được đảm bảo trọn vẹn, an ninh trật tự của khu vực được giữ vững.
Biện pháp thoả thuận trong thi hành án dân sự cũng như biện pháp tự nguyện thi hành án là một trong các biện pháp cơ bản giữa các bên đương sự và cũng là sự mong muốn của các chấp hành viên được giao giải quyết vụ việc theo thẩm quyền. Tuy nhiên để áp dụng biện pháp này không chỉ đòi hỏi chấp hành viên vững vàng về nghiệp vụ, am hiểu sâu sắc các quy phạm pháp luật liên quan mà còn phải trau dồi các kiến thức khác trong cuộc sống (các kỹ năng mềm: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thuyết trình…)
Qua nghiên cứu và thực tiễn áp dụng trong thời gian qua, chúng tôi muốn đề cập vấn đề này kể cả phương diện lý luận và trên thực tiễn từ đó đề xuất hướng hoàn thiện.
Cho dù em có xem anh là kẻ thù !Anh vẫn xem em là bạn ,bởi vì nếu không có em ( tức kẻ thù) ,thì lấy ai đâu ...để anh vượt qua thử thách?
nguoitruongphu