Nhận định của Luật sư Tuấn theo khía cạnh pháp lý Sở hữu trí tuệ: "Hàng Nhái khi vi phạm nhãn mác thương hiệu đồ lót Triumph và hậu quả pháp lý"

Chủ đề   RSS   
  • #362048 10/12/2014

    luatsutraloi3
    Top 200
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2014
    Tổng số bài viết (439)
    Số điểm: 7761
    Cảm ơn: 294
    Được cảm ơn 141 lần


    Nhận định của Luật sư Tuấn theo khía cạnh pháp lý Sở hữu trí tuệ: "Hàng Nhái khi vi phạm nhãn mác thương hiệu đồ lót Triumph và hậu quả pháp lý"

    Một điển hình về hàng “đội lốt” Triumph xuất Nhật.

    Một điển hình về hàng “đội lốt” Triumph xuất Nhật.

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     


    Những quảng cáo rao bán áo ngực chính hãng giá rẻ đang tràn lan trên mạng Internet.

    Những quảng cáo rao bán áo ngực chính hãng giá rẻ đang tràn lan trên mạng Internet.

     

    Với giá chỉ bằng một nửa hàng thật, đồ lót Triumph nhái đội lốt "hàng xuất Nhật" đang tràn ngập thị trường. Đây là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và dưới một số ý kiến pháp lý của chúng tôi về vụ việc nêu trên.

     

    1. Thứ nhất: Hành vi của chủ sở hữu hàng nhái đồ lót Triumph.

     

               Hành vi nhái nhãn hiệu đồ lót Triumph của chủ sở hữu hàng  hóa nhái Triumph là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu.

    Căn cứ theo Luật sở hữu trí tuệ thì:“Nhãn hiệu là dấu hiệu (thể hiện dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh kể cả hình ảnh ba chiều dùng hoặc kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc) để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác nhau. Quyền sở hữu đối với nhãn hiệu được xác lập và bảo hộ dưới hình thức Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu”.

    Trường hợp sản phẩm, hàng hóa có gắn dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt về tổng thể cấu tạo và cách trình bày so với nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại thuộc phạm vi bảo hộ thì bị coi là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu”.

     

              Như vậy, trong trường hợp này hàng nhái đồ lót Triumph được coi là hàng giả mạo, hàng nhái và xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu và phải chịu trách nhiệm pháp lý.

     

    1. Thứ hai: Về hướng xử lý, và hậu quả pháp lý của hành vi hàng hóa xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu trên.

     

    • Về phía chủ sở hữu nhãn hàng đồ lót Triumph

             Hiện nay, phía chủ sở hữu nhãn hàng đồ lót Triumph cũng đưa ra các cách thức phân biệt giữa hàng chính hãng và hàng giả, hàng nhái. Theo chúng tôi đây là biện pháp chỉ mang tính chất tạm thời, ít hiệu quả khi tâm lý của người dân là cùng hãng nhưng rẻ là mua. Trong trường hợp như trên biện pháp hữu hiệu nhất đối với chủ sở hữu đồ lót Triumphcó thể áp dụng các biện phápđó là (Khoản 1 Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ):

    • Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
    • Yêu cầu tổ chức,cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm,xin lỗi,cải chính công khai,bồi thường thiệt hại;
    • Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
    • Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền,lợi ích hợp pháp của mình”

     

    Như vậy, chủ sở hữu nhãn hàng đồ lót Triumph có quyền áp dụng các biện pháp xử lý và tùy theo tích chất và mức độ xâm phạm để đưa ra các biện pháp thích hợp để xử lý. Nhưng vấn đề đầu tiên đặt ra hiện nay là bên đồ lót Triumph tìm ra chủ sở hữu của hàng hóa nhái này, cùng các tài liệu chứng minh để tìm ra để có thể lựa chọn biện pháp xử lý thích hợp.

     

    • Về phía chủ sở hữu hàng nhái nhãn hàng đồ lót Triumph

    Căn cứ theo Khoản 1 Điều 199 Luật SHTT thì: Tổ chức,cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức,cá nhân khác thì tuỳ theo tính chất,mức độ xâm phạm,­­có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự,hành chính hoặc hình sự.”

     

    • Biện pháp hành chính: Các Cơ quan quản lý Hành chính có thẩm quyền ra quyết định xử phạt nếu kết luận là có vi phạm.

     

    • Biện pháp dân sự:  Đại diện của Chủ sở hữu nhãn hiệu có thể yêu cầu tòa án (Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ).

    + Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;

    + Buộc xin lỗi, cải chính công khai;

    + Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;

    + Buộc bồi thường thiệt hại;

    + Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

     

    • Biện pháp hình sự:  Trong trường hợp hành vi của chủ sở hữu hàng nhái nhãn hiệu đồ lót Triumph thỏa mãn Điều 171 Bộ Luật Hình sự thì chủ sở hữu Triumph có thể áp dụng biện pháp hình sự.
    • Về cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

    Theo Điều 200 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Nghị định số 97/2010/NĐ-CP thì những Cơ quan sau có thể thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm  là:

    +    Thanh tra chuyên ngành (Thanh tra Bộ KHCN, Thanh tra Sở KHCN);

    +     Cảnh sát kinh tế;

    +      Quản lý thị trường;

    +     Ủy ban nhân dân (từ cấp huyện).

     

    => Như vậy, với hành vi xâm phạm nhãn hiệu của chủ sở hữu hàng nhái Triumph thì hậu quả pháp lý, mức phạt áp dụng là rất lớn. Mức phạt có thể lên đến 500.000.000 đồng (Năm trăm triệu đồng) và có thể kèm theo: Thu hồi số tiền thu lợi bất hợp pháp, Tiêu huỷ yếu tố vi phạm, hàng hoá giả mạo, đưa vào lưu thông phi thương mại (mục đích nhân đạo....).Vấn đề đặt ra nữa là làm gì để bảo vệ hàng hóa, tránh hàng giả, hàng nhái. Hiện nay biện pháp đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là biện pháp hữu hiệu nhất, đó là cách bảo vệ sản phẩm an toàn nhất cho các cá nhân, doanh nghiệp.

     

    (Luật sư Nguyễn Văn Tuấn - Cty NewVision Law)

     

    Cập nhật bởi luatsutraloi3 ngày 10/12/2014 05:46:54 CH Cập nhật bởi luatsutraloi3 ngày 10/12/2014 05:45:43 CH
     
    5650 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #365093   27/12/2014

    luatsutraloi3
    luatsutraloi3
    Top 200
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2014
    Tổng số bài viết (439)
    Số điểm: 7761
    Cảm ơn: 294
    Được cảm ơn 141 lần


    Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ - Tại sao lại quan trọng ở Việt Nam

    Một trong những vấn đề quan trọng nhất của Hiệp định Thương Mại song phương giữa Mỹ và Việt Nam là cam kết của hai nước về bảo vệ tài sản trí tuệ của các cá nhân và pháp nhân của nhau. Việc bảo vệ một cách đầy đủ quyền sở hữu trí tuệ của các cá nhân và pháp nhân cũng là một yêu cầu cốt lõi cho bất kỳ quốc gia nào muốn gia nhận Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới Thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) nêu ra những tiêu chuẩn pháp lý tối thiểu mà các thành viên WTO cần phải đáp ứng. Trong bản hiệp định song phương giữa nói trên, Việt Nam đã cam kết đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản của Hiệp định TRIPs trong vòng hai năm.
     
     
     
     
    Tuy nhiên, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ không phải không chỉ đơn giả là thứ mà các nước làmchỉ để thực thi nghĩa vụ quốc tế. Thực ra, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ một cách hiệu quả là một yêu cầu quan trọng cho bất cứ quốc gia nào muốn phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao cũng như muốn thúc đẩy sự tân tiến và sáng tạo. Ví dụ, các nước đang phát triển đã nhận ra rằng họ sẽ không thể thu hút đầu tư quốc tế chất lượng cao nếu họ không thể bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Bởi vì, chẳng một công ty lớn nào lại muốn triển khai các hoạt động sản xuất, nghiên cứu hay phát triển mà ở một quốc gia nơi mà các quyền sở hữu trí tuệ có liên quan đến ngành nghề của họ có thể bị xâm hại một cách dễ dàng mà không có một chế tài xử phạt nào. Kinh doanh trong mảng công nghệ thông tin bao gồm việc phát triển phần mềm và sản xuất các linh kiện điện tử chỉ có thể phát triển được ở một môi trường nơi mà quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ khỏi bị ăn cắp một cách tuyệt đối. Thành công mà Mỹ có được ngày nay trong việc trở thành trung tâm phát triển công nghệ, đặc biệt là việc phát triển phần mềm ở các nơi như Thung Lũng Silicon phần lớn là nhờ vào tính hiệu quả của việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở quốc gia này.
     
    Bảo vệ tài sản trí tuệ rất quan trọng nếu như một quốc gia muốn khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới của các cá nhân trong đất nước mình. Ví dụ như trong việc viết phần mềm máy tính, các công ty của Việt Nam có lẽ sẽ không đầu tư thời gian và công sức vào việc này nếu như phần mềm đó bị ăn cắp và bị bán bởi người khác trong phạm vi cả trong nước và thế giới. Cũng như vậy, các công ty Việt Nam sẽ thấy rằng việc đầu tư phát triển các sản phẩm và các thương hiệu là vô ích nếu như những công ty khác có thể dễ dàng đánh cắp sản phẩm của họ bằng các sản phẩm chất lượng thấp, làm mất đi tiếng tăm của thương hiệu. Các nhà soạn nhạc, các nghệ sĩ biểu diễn, các nhà văn, họa sĩ và các nhà sáng tạo nghệ thuật của các tác phẩm nguyên gốc sẽ thấy khó khăn khi làm ăn và hưởng lợi từ lao động của họ nếu như quyền sở hữu trí tuệ của họ không được bảo vệ và thực thi bởi pháp luật. Tóm lại, trộm cắp ý tưởng của người khác hay sản phẩm từ sự lao động của họ cũng là một loại trộm và không khác gì việc ăn cắp tiền bạc. Một nền kinh tế xã hội không đấu tranh lại với loại trộm cắp này, thì sẽ chỉ tạo ra một môi trường thiếu vắng sự tôn trọng pháp luật cũng như tôn trọng tài sản của con người. Với lý do đó, hầu như tất cả các nước đã và đang phát triển đang đều đã coi sự bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là một ưu tiên quan trọng trong trính sách quốc gia.
     
     
    Bên dưới là các liên kết dẫn tới các thông tin khác về chủ đề này. Đó là những thông tin ngày càng quan trọng đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới và tạo nên danh tiếng và sự phát triển nền kinh tế của nó.
     
     
     
    Báo quản trị |