NGƯỜI VIỆT THÔNG MINH SAO ĐẤT NƯỚC VẪN NGHÈO?

Chủ đề   RSS   
  • #380712 24/04/2015

    honhu
    Top 100
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2015
    Tổng số bài viết (738)
    Số điểm: 33013
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 850 lần


    NGƯỜI VIỆT THÔNG MINH SAO ĐẤT NƯỚC VẪN NGHÈO?

    Lần đầu tham gia vào năm 2013 PISA, Việt Nam với điểm số trung bình về toán học  là 511 trên thang điểm tối đa 1000, xếp vị thứ 17, cao hơn nhiều nước phát triển như Mỹ, Anh, và Úc và không khác biệt đáng kể về mặt thống kê so với các nước Hà Lan, Estonia, Phần Lan, Canada, Ba Lan, Bỉ, Đức. Vậy Việt Nam giỏi, thế sao vẫn nghèo?

     

    1/ Do chương trình đào tạo?

    Hiện nay, chương trình đào tạo của nước ta còn gây nhiều tranh cãi. Việc đưa quá nhiều kiến thức vào giảng dạy nhưng lại ít áp dụng trực tiếp vào thực tiễn. Bên cạnh đó, việc học quá nhiều lý luận nhưng lại thiếu sót về những kĩ năng cũng khiến cho các bạn trẻ mới ra trường làm khó khăn trong việc tìm kiếm và làm việc. Có những bạn đến lúc ra trường không biết gì về tin học, tiếng Anh, làm một cái cv thế nào, đơn xin việc ra sao. Như vậy, làm sao bạn có thể tiếp cận nhà tuyển dụng cũng như những phát triển của thế giới?

     

    2/ Do gia đình?

    Một số gia đình hiện nay có suy nghĩ: “Chỉ học văn hóa giỏi (thậm chí là gò bó vào một số môn nhất định) mới là giỏi” cùng với tâm lý “con mình phải hơn con người ta”. Từ đó bắt ép con em phải học thêm môn này môn kia cho giỏi, mà không để em các tự phát triển những năng khiếu riêng.  Rối đến khi các em thi Đại học cũng bắt phải vào trường danh tiếng để nở mày nở mặt. Việc học đối với các em như một nghĩa vụ, không hứng thú và đam mê.

    3/ Do tâm lý?

    Đó là tâm lý thích an nhàn, dễ hài lòng, ngại rủi ro thử thách. Nhiều người có khả năng nhưng sợ thất bại nên lựa chọn một công việc ổn định, bình bình để sống, không bon chen. Ở một khía cạnh nào đó, đây là một tính tốt. Nhưng con người nếu an phận và thỏa mãn với hiện tại thì sẽ không thể phát triển được.

     

    4/ Do những tiêu cực?

    Thực chất, lý do này không chỉ ở Việt Nam, nhưng có lẽ nước ta khá nhiều. Những người sống ích kỷ, tư lợi bản thân đã gây ảnh hưởng không ít đến sự phát triển của một đất nước nói chung và những doanh nghiệp nói riêng. Chưa kể đến là tâm lý thích giấu nghề, không truyền đạt những kinh nghiệm và kiến thức mình biết được cho thế hệ sau…

     

    Tóm lại thì mình vẫn chưa thể giải thích được lý do vì sao Việt Nam thông minh nhưng lại nghèo. Không biết có quý thành viên DanLuat nào lý giải được vấn đề này hay không?

     
    15936 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #380726   24/04/2015

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    Mình lại nghĩ như thế này, do môi trường tác động cùng với cách thức giáo dục của nước mình chưa thực sự hiệu quả, bởi lẽ hiện nay các bạn trẻ khi ra trường vẫn là những con nai ngơ ngác – kiến thức lý thuyết đầy mình nhưng những kĩ năng sống thực tế thì không có.

    Ở nước ngoài, các bạn trẻ có thời gian học rất ít, ngoài thời gian này còn có thể tham gia các môn ngoại khóa, các môn này rèn luyện thể lực, thông qua đó rèn luyện trí não và tham gia các hoạt động ngoài trời.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #380744   24/04/2015

    Gennuy
    Gennuy

    Male
    Sơ sinh


    Tham gia:05/03/2015
    Tổng số bài viết (46)
    Số điểm: 410
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 15 lần


    Mấy cái bạn nói thì cũng đúng nhưng chưa đầy đủ, mình chỉ cần tóm gọn 1 câu thế này thôi: "Do xã hội còn kém phát triển"

     
    Báo quản trị |  
  • #380757   24/04/2015

    honhu
    honhu
    Top 100
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2015
    Tổng số bài viết (738)
    Số điểm: 33013
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 850 lần


    Gennuy viết:

    Mấy cái bạn nói thì cũng đúng nhưng chưa đầy đủ, mình chỉ cần tóm gọn 1 câu thế này thôi: "Do xã hội còn kém phát triển"

    Vậy lý do vì sao xã hội còn kém phát triển?

    Những ý kiến của các quý thành viên đúng, nhưng mình muốn tìm ra đâu là nguyên nhân cốt lõi. Vì có như vậy mới có định hướng để đất nước thoát nghèo.

     
    Báo quản trị |  
  • #380748   24/04/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn.

    Người Việt chúng ta không đồng lòng và rất sợ người khác (người việt) hơn mình nên không vì cái chung mà là chỉ vì cá nhân.

    Chỉ khi nào cùng đồng lòng, ví dụ chống ngoại xâm thì chúng ta mới tạo được kỳ tích.:'(

     
    Báo quản trị |  
  • #380770   24/04/2015

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Xã hội kém phát triển vì lực lượng lãnh đạo xã hội yếu kém chứ sao. Lực lượng nào thì tự kiểm tra :))

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #380803   24/04/2015

    Có ban đã nói Nghèo do lãnh đạo xã hội yếu kém. Theo mình đó là lý do chủ yêu dẫn đến nghèo. Việt nam nông nghiệp chiếm đa phần, ở các vùng nông thôn cán bộ công chức nhà nước toàn những người có trình độc chắp vá, đi nên theo dây dợ, còn ông cháu cha. trong khi đó người có trình độ thực, được đào tạo bàn bản thị ngôi chơi sơi nước nhìn bọn ngũ lãnh đạo, kiếm chác. 

     

     
    Báo quản trị |  
  • #380819   24/04/2015

    quanghunghn
    quanghunghn

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/02/2015
    Tổng số bài viết (56)
    Số điểm: 535
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 27 lần


    Những người thông minh học giỏi nếu theo con đường nghiên cứu khoa học (toán, hóa, vật lý...) thì cũng chẳng giúp ích gì nhiều cho việc làm giàu xã hội. Nhưng nếu những người đó theo học những chuyên ngành tài chính kế toán, quản trị doanh nghiệp thì đất nước sẽ có một đội ngũ tài năng và điều này đất nước đang rất cần để trở lên giàu có.

    Một đất nước giàu có thì phải có đội ngũ những nhà doanh nghiệp tài năng, xây dựng những công ty, những tập đoàn hùng mạnh, tạo công ăn việc làm cho những người không có khả năng làm chủ và nộp thuế đầy đủ. 

    Hàn Quốc đã đi theo hướng này và người ta có câu nói: một người giàu thì xã hội sẽ giàu, có nhiều ông chủ giàu thì đất nước càng giàu.Thực tế Hàn Quốc sau bao năm là dân tộc đi xin việc thì ngày nay họ là dân tộc đi cho việc (các ông chủ). Con đường đi lên của Hàn quốc như thế nào thì mọi người rõ rồi.

    Rất ước mong những ai có tố chất kinh doanh thì phấn đấu trở thành một nhà doanh nghiệp giỏi để giúp đất nước phát triển.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn quanghunghn vì bài viết hữu ích
    minh247 (25/04/2015)
  • #380849   24/04/2015

    nguoitruongphu
    nguoitruongphu
    Top 75
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2014
    Tổng số bài viết (1087)
    Số điểm: 9134
    Cảm ơn: 87
    Được cảm ơn 301 lần


    NGười Việt Thông Minh ,nhưng có lòng đố kỵ...thấy giàu thì ghét ,thấy nghèo thì khinh....Thấy giõi hơn thì oán thù ,đâm chọt....thấy ngu dốt thì cười chê....

    Ký Hiệp Định paris 27/01/1973, Hòa Bình  ....có sự chứng kiến toàn thế giới....Ngụy đã đầu hàng lúc 10,30 giờ , nhưng phải đợi 11.30 giờ ,ngày 30 /04/75 . xe tăng T54 ủi sập cánh cỗng Dinh Độc Lập  để được Vinh Danh là chiến thắng.....Cho đến 40 năm sau Thù Hận vẫn còn nguyên...đó là Bản chất của người VN.

    Lùi lại lịch sử năm 1802  Vua Gia Long lên ngôi ,đầu tiên hạ lệnh tàn sát nhà Nguyễn Huệ 3 đời ,đào mồ cuốc mả ....Chu vi tam tộc nhà Nguyễn Huệ....Truyền thống người Việt là như thế đó...

    Cho dù em có xem anh là kẻ thù ,anh vẫn xem em là bạn,vì không có em? anh lấy ai đâu để thữ thách?...
    .nguoitruongphu...

    Cập nhật bởi nguoitruongphu ngày 24/04/2015 05:01:36 CH

    Cho dù em có xem anh là kẻ thù !Anh vẫn xem em là bạn ,bởi vì nếu không có em ( tức kẻ thù) ,thì lấy ai đâu ...để anh vượt qua thử thách?

    nguoitruongphu

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguoitruongphu vì bài viết hữu ích
    minh247 (25/04/2015)
  • #380997   25/04/2015

    hoangtrunganh
    hoangtrunganh

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:30/10/2011
    Tổng số bài viết (34)
    Số điểm: 380
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 16 lần


    Người Việt không thông minh bình thường nhé! Đừng có ảo tưởng, lao động đi. 

    Trunganh

    Chăm sóc khách hàng

    CÔNG TY CỔ PHẨN CÔNG NGHỆ WEBBNC VIỆT NAM

    Địa chỉ: Số 51 Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội

    SĐT: 01675982896

    Email: Trunganh.ktqd52@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #381007   25/04/2015

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Nếu giả thiết "người Việt thông minh" hơn các dân tộc khác là đúng thì nguyên nhân kinh tế, xã hội VN vẫn kém các dân tộc khác là do: hạn chế lịch sử và đường lối phát triển kinh tế, xã hội chưa thực sự hợp lý ?

    Thạc sĩ, luật sư: ĐẶNG VĂN CƯỜNG - ĐT: 0977999896 - http://trungtamtuvanphapluat.vn

    Địa chỉ: Văn phòng luật sư Chính Pháp, Số 65b phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội.

    - Điện thoại/Fax:0437.327.407

    -Gmail: LuatsuChinhPhap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - https://www.facebook.com/luatsuchinhphap

    I. DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP:

    Tranh tụng + Tư vấn + Đại diện ngoài tố tụng + Soạn thảo văn bản. Cụ thể như sau:

    1. Luật sư bào chữa, tranh tụng trong các vụ án: Hình sự, Dân sự, Lao động, Hành chính, Kinh doanh, thương mại;

    2. Luật sư thay mặt khách hàng: làm người đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng và Đại diện ngoài tố tụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực pháp lý; Thương thuyết, Đàm phán hợp đồng; Thu hồi các khoản nợ khó đòi...

    3. Luật sư tư vấn pháp luật: Trực tiếp, bằng văn bản hoặc Email cho các tố chức, cá nhân đối với mọi lĩnh vực pháp luật. Tư vấn theo vụ việc hoặc tư vấn pháp luật thường xuyên cho Doanh nghiệp. Tư vấn thường xuyên cho các Báo điện tử trong mục Giải đáp pháp luật và Dịch vụ luật sư riêng.

    4. Luật sư thực hiện thủ tục hành chính trọn gói: Đăng ký kinh doanh; Xin cấp GCN QSD đất lần đầu, Khai nhận di sản thừa kế, Đăng ký sang tên khi mua bán, chuyển nhượng BĐS, Chuyển mục đích sử dụng đất...

    5. Luật sư soạn thảo: Hợp đồng, Di chúc, Đơn thư và các văn bản pháp lý khác theo yêu cầu.

    II. TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ cho mọi đối tượng (Liên hệ ngoài giờ hành chính):

    1. Hình thức tư vấn miễn phí:

    Luật sư Đặng Văn Cường thường xuyên tư vấn pháp luật miễn phí qua 3 hình thức:

    - Điện thoại: 0977.999.896

    - Gmail: Luatsuchinhphap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - Website: http://trungtamtuvanphapluat.vn

    - https://www.facebook.com/cuongluatsuchinhdai

    2. Thời gian tư vấn pháp luật miễn phí: Từ 19h-21h hàng ngày và cả ngày Thứ 7 + Chủ nhật

    III. BÀO CHỮA MIỄN PHÍ:

    Ths. Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội thường xuyên bào chữa miễn phí cho các đối tượng là: Người chưa thành niên; Người nghèo, Thân nhân liệt sĩ và Người có công với cách mạng.

    Văn phòng luật sư Chính Pháp cần tuyển dụng: Luật sư và Cộng tác viên làm việc tại Hà Nội và trưởng Chi nhánh ở các tỉnh Phía Bắc.

     
    Báo quản trị |  
  • #381013   25/04/2015

    BauDuong
    BauDuong

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/04/2015
    Tổng số bài viết (28)
    Số điểm: 374
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 7 lần


    Do gia đình, cái cản trở lớn nhất của tuổi trẻ.

    Người lớn thường sắp đặt, định hướng cho con cái mình theo hướng của họ. Từ đó sinh ra việc các bạn trẻ chọn sai nghề. Không đúng với sở thích của mình. Đã không thích, không đam mê thì học khó lắm

     
    Báo quản trị |  
  • #381096   26/04/2015

    aloxinh123
    aloxinh123

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/03/2015
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    SẾP NHẬT

    Công ty tôi vừa có một tên người Nhật sang làm dự án trong khoảng 3 tháng, và tôi được giao nhiệm vụ lái xe cho hắn. Lâu nay toàn lái xe cho các sếp Việt Nam, giờ lần đầu tiên được lái cho sếp Nhật nên tôi thấy hứng thú lắm! Tôi tức tốc ra vỉa hè mua quyển sách “Tự học tiếng Nhật cấp tốc” về để nghiên cứu. “Mình lái xe cho sếp Nhật thì cũng phải biết vài ba câu giao tiếp tiếng Nhật chứ!”. Từ khi mua sách về, tôi nghiên cứu và tự học rất miệt mài, gần như không lúc nào tôi rời quyển sách (chỉ trừ lúc ăn cơm, lúc tắm, lúc ngủ, lúc xem tivi, lúc đi chơi và đi làm). Bởi thế, hôm gặp sếp Nhật tôi tự tin lắm, chủ động bắt tay rất thân thiện và chào hỏi cực kỳ trôi chảy bằng tiếng Nhật:
    – Mi đua ku ra, ta xoa ku mi!
    Có vẻ như tên Nhật đó không hiểu tôi nói gì thì phải, hắn lắc đầu ngơ ngác rồi hỏi lại:
    – Xoa ku ta chi? Ngu chi cho xoa, xa ku ta ra, xoa ku mi đi!
    Tất nhiên là tôi cũng không hiểu hắn nói gì, vậy nên cuối cùng cả hai quyết định sử dụng tiếng Anh, dù rằng trình độ tiếng Anh của tôi và hắn cũng bập bẹ ngang nhau, nhưng may là vẫn đủ để đoán được ý mà đối phương đang muốn diễn đạt.
    Một điều khá thú vị đó là tên sếp Nhật này lại nói được vài câu tiếng Việt, không phải “xin chào”, “cảm ơn” – như mấy ông ngoại quốc, mấy chị đại sứ nước ngoài nào đó hay nói bọ bẹ trên tivi đâu, mà là những câu dài hẳn hoi, kiểu như: “Cấm ăn cắp vặt, ăn cắp vặt là phạm tội!”, hoặc “Vui lòng ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu, ăn không hết sẽ bị phạt tiền”, rồi cả “Không được dắt chó vào công viên này, nếu chó ị ra phải tự mang phân chó về”… Tôi nghe tên sếp Nhật ấy nói mấy câu đó thì ngạc nhiên và khen hắn giỏi quá! Nhưng hắn chỉ cười mỉm rồi cất giọng đầy khiêm tốn:
    – Giỏi gì đâu! Ở bên Nhật, mấy câu đó viết đầy trong siêu thị, nhà hàng, công viên, nhìn nhiều nên quen, nên nhớ thôi!
    Một cảm giác tự hào chợt dâng trào trong lòng tôi nghẹn ngào. Tự hào là phải, bởi lâu nay người ta luôn coi tiếng Anh, tiếng Trung là hai ngôn ngữ phổ biến và được sử dụng nhiều nhất trên thế giới, nhưng bây giờ, tiếng Việt đang trỗi dậy và nhăm nhe lật đổ sự thống trị của hai thứ tiếng ấy. Giờ, đi ra nước ngoài, không chỉ ở Đông Nam Á, Châu Á, mà cả Phi, Mĩ, Úc, Âu, đâu đâu ta cũng có thể bắt gặp những dòng chữ tiếng Việt thân thương, dù rằng chúng được viết nguệch ngoạc, sai chính tả, thiếu dấu, thiếu vần, trên những tấm ván, tấm bìa nham nhở, lấm lem, nhưng chỉ vậy thôi cũng đủ để chúng ta cảm thấy nao lòng.
    Ban đầu hào hứng bao nhiêu thì sau đó tôi chán nản bấy nhiêu. Người đời dạy rằng: “Thà có một kẻ thù giỏi còn hơn có một ông chủ dở hơi”, quả là không sai. Trước đây, khi lái cho các sếp cũ thì phải 8 rưỡi, 9 giờ sáng tôi mới phải đánh xe đến đón các sếp, rồi chở sếp qua quán phở ăn sáng, xong uống café, đến công ty cũng đã là gần 10 giờ. Sếp làm việc đến 11 giờ thì lại chở sếp đi ăn trưa, uống bia, 3 giờ chiều đưa sếp quay lại công ty rồi 4 rưỡi đón sếp về, thế là xong. Những lúc sếp ăn uống, nhậu nhẹt thì thường là sếp gọi tôi vào ngồi cùng. Nếu hôm nào sếp tiếp khách sang, không được gọi vào, thì tôi lại ra xe ngả ghế xuống ngủ rất thảnh thơi.
    Thế nhưng chỉ sau hai tuần làm lái xe cho thằng sếp Nhật dở hơi, tôi trở nên phờ phạc, bã bời. Đúng 6 rưỡi sáng tôi phải dậy chuẩn bị xe qua đón nó. Theo quy định của công ty thì 7 rưỡi mới là giờ làm việc nhưng chỉ khoảng 7 giờ 15 là nó đã có mặt và chui vào phòng làm việc luôn. Ngày trước đi với các sếp cũ tôi thường xuyên được các sếp cho ăn sáng, ăn trưa, uống bia, gái gú, hát hò, chứ từ ngày lái cho thằng Nhật này tôi toàn phải nhịn đói, vì sáng tôi đến đón nó thì nó đã ăn sáng xong rồi, trưa nó ăn qua quýt ngay tại phòng bằng đồ ăn nhanh rồi lại cắm đầu vào làm việc, tối nào nó cũng ngồi lại công ty đến 7, 8 giờ, vậy nên tôi cũng phải ngồi chờ nó với cái bụng đói meo và khuôn mặt bơ phờ.
    Chưa hết, nhiều lần đang đi, nó bắt tôi dừng xe lại, rồi nó mở cửa xe chạy vụt ra. Tôi tưởng nó đi tè
    nhưng không phải, hóa ra nó nhặt cái vỏ bao cám con cò về để may túi xách.
    Đặc biệt có lần tôi chở nó đi công chuyện, vừa đánh lái ra cổng thì tôi quệt ngay vào cái xe đạp cũ nát của ai đó dựng ở mé đường làm chiếc xe đạp đổ kềnh, cái yên xe gẫy gập và văng ra. Tôi đang định phóng đi thì thằng sếp Nhật bắt tôi dừng lại, rồi nó mở cửa phi ra. Nó dựng cái xe đạp lên ngay ngắn, móc ra tờ 500 nghìn rồi kẹp vào tờ giấy, để vào giỏ cái xe đạp, trên tờ giấy nó nhờ tôi viết hộ rằng: “Tôi vô tình làm gãy yên xe của bạn. Hãy cầm tiền này để sửa xe, và hãy tha lỗi cho tôi”.
    Hôm sau, cũng đúng lúc đánh lái ra cổng, tôi lại quệt vào cái xe đạp cũ nát đó. Lần này thì cái yên không văng ra nữa mà là cái bàn đạp. Thằng Nhật lại nhảy xuống, dựng xe lên, bỏ 500 nghìn vào giỏ xe rồi để lại mảnh giấy: “Tôi vô tình làm gãy bàn đạp của bạn. Hãy cầm tiền này để sửa xe, và hãy tha lỗi cho tôi”.
    Hôm sau nữa, cũng đúng lúc đánh lái ra cổng, tôi lại quệt vào cái xe đạp đó. Lần này thì cái yên và cái bàn đạp không văng ra nữa mà là cái chắn xích. Tuy nhiên, hôm đó không có thằng Nhật đi cùng mà chỉ có mình tôi trên xe, vậy nên tôi phóng thẳng. Đang định nhấn ga lao đi thì từ bên đường, một mụ già lao ra chặn ngay đầu xe tôi, mụ vừa dang hai tay, vừa gào thét:
    – Thằng chó! Dừng lại đền tiền sửa xe cho bà đi chứ! Tại sao hôm nay mày lại bỏ chạy?!
    Tôi nghe vậy thì mở cửa, thò đầu ra bảo:
    – Thôi đi bà ơi! Cái xe của bà bán cho đồng nát chắc được hai chục! Hôm nay có mình tôi thôi, thằng Nhật không đi cùng đâu! Nghỉ sớm đi!
    Rồi một lần khác, đang vội nên tôi vượt đèn đỏ và bị công an tuýt còi. Theo bản năng, tôi nhấn ga vọt lên. Công an thấy tôi chạy thì cũng không đuổi theo nữa. Tưởng là xuôi, ai ngờ thằng Nhật ấy chửi tôi, nó nói rằng vượt đèn đỏ và bỏ chạy là phạm luật. Rồi nó bắt tôi quay xe lại chỗ công an nộp phạt đàng hoàng xong mới đi tiếp. Đúng là thằng dở hơi!
    Lái xe cho thằng Nhật hâm ấy một thời gian thì tôi đã hiểu được tính cách của nó. Đi đường thấy cái vỏ bao cám con cò nào vứt bên đường thì tôi tự giác dừng lại cho nó xuống nhặt; chẳng may có quệt vào xe cộ hay đồ đạc của ai gây hư hỏng thì tôi cũng tự giác dừng lại để nó xuống trả tiền bồi thường; có lỡ quen chân vượt đèn đỏ hay đi ngược chiều thì cũng tự giác vòng xe ra chỗ mấy anh công an để nộp phạt.
    Hôm ấy, thằng sếp Nhật bảo tôi ra sân bay đón một thằng Nhật khác. Cái thằng Nhật này mặt cứ lầm lì, từ lúc lên xe nó không nói với tôi câu nào. Tôi cũng chả quan tâm mà chỉ tập trung vào lái xe. Tập trung là thế, ấy vậy mà qua ngã tư tôi lại quen chân vượt đèn đỏ, và lại bị công an tuýt còi. Tôi đang giảm tốc độc và cho xe chầm chậm táp vào lề bên phải theo hiệu lệnh của anh công an giao thông thì bất chợt thằng Nhật đó hét lên, và nó hét bằng tiếng Việt:
    – Mày dừng lại làm cái gì! Chạy luôn đi! Đường đông thế này công an không đuổi theo đâu!
    – Em tưởng anh là người Nhật? – Tôi hỏi hắn bằng giọng thảng thốt!
    – Tao là người Nhật, nhưng tao sống ở Việt Nam mấy chục năm rồi! Chạy nhanh lên!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn aloxinh123 vì bài viết hữu ích
    vmtuan1982 (28/04/2015) honhu (27/04/2015)
  • #381125   27/04/2015

    thuyvanhlu
    thuyvanhlu

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/04/2015
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 135
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 6 lần


    Thập niên 60, Hàn Quốc là 1 trong những nước nghèo đói nhất châu Á. Năm 1968, người Hàn quyết định thay đổi giáo dục bằng cách bê nguyên sách giáo khoa của người Nhật về dịch sang tiếng Hàn và giảng dạy, ngoại trừ các môn xã hội như địa lý, lịch sử và văn học.

    Lúc đó cũng có nhiều người chỉ trích vì tính sĩ diện của người Hàn Quốc rất cao, lẽ nào lại không tự soạn được một bộ sách giáo khoa. Nhưng họ vẫn quyết tâm thực hiện, vì để có chương trình giáo dục đó, người Nhật đã mất cả trăm năm cải biên từ cách đào tạo của giáo dục phương Tây phù hợp với đặc trưng châu Á, bắt đầu từ thời Minh Trị Thiên Hoàng. Để rút ngắn thời gian, chẳng có cách nào ngoài việc lấy kinh nghiệm của người khác, để còn lo việc khác nữa. Vì Hàn Quốc muốn trở thành một bản sao mới của Nhật, nền kinh tế dựa trên lòng tự hào dân tộc, tính kỷ luật và đạo đức của toàn thể xã hội.

    Đúng 20 năm, đến 1988, Hàn Quốc đăng cai Olympic Seoul, cả thế giới không ai tin vào mắt mình khi thấy kỳ tích bên bờ sông Hàn lại khủng khiếp như thế. Ô-tô, xe máy, dệt nhuộm, hoá chất, đóng tàu, điện tử, bánh kẹo...
    Bên Nhật có cái gì thì bên này có cái đó, dù dân số chỉ bằng 1/3.

    Không ai biết trong 20 năm đó, cả dân tộc Hàn Quốc đã nắm chặt tay với quyết tâm thoát nghèo như thế nào. Trên tivi chỉ có 2 chương trình là "dạy làm người" và "dạy làm ăn", từ cái văn minh nhỏ xíu như nụ cười của một nhân viên bán hàng, đến cách quản lý chi phí của một quán cà phê, đến cách tạo dựng một nhà máy.

    Từ một dân tộc "xin việc", tức các doanh nghiệp nước ngoài đến đặt nhà máy tại Hàn và thuê lao động Hàn, Hàn Quốc bắt đầu khan hiếm lao động và trở thành dân tộc đi "cho việc", tức xây dựng các nhà máy ở nước ngoài và hàng triệu người Trung Quốc, Thái Lan, Philippines đứng xếp hàng xin các ông chủ Hàn Quốc cho họ việc làm. Hàn Quốc đã thành công trong việc tiếp nối Nhật Bản thành dân tộc đi cho việc người khác.

    Năm 1988, pháo hoa thắp sáng 2 bờ sông Hàn, người Hàn Quốc ôm nhau và cười trong nước mắt, hơn 100 quốc gia giàu có nhất trên thế giới miễn visa cho họ, Hàn Quốc giờ đây đã bước chân vào nhóm 24 quốc gia thịnh vượng nhất loài người.

    Nhưng thách thức mới lại xuất hiện, vì bây giờ không phải là Nhật Bản nữa, mà là Hồng Công và Singapore, 2 cực hút nam châm của cả châu Á về tài chính, thương mại và giải trí. Phim Hồng Công tràn ngập thị trường và không có đối thủ.
    Người Hàn tuyển chọn ngay 2000 sinh viên ưu tú nhất, cử sang Holywood, điên cuồng học hành, từ đạo diễn, diễn viên, phục trang đạo cụ ...4 năm sau tốt nghiệp, năm 1992, những bộ phim Hàn Quốc đầu tiên ra đời như Cảm xúc, Mối tình đầu, Hoa cúc..với một thế hệ diễn viên đẹp từng milimet và hợp nhãn người châu Á.
    Ngành làm phim phối hợp với ngành thời trang, mỹ phẩm và hàng tiêu dùng, bắt đầu xâm nhập vào các thị trường. Đại sứ quán Hàn Quốc tại các nước có nhiệm vụ dịch thuật ra tiếng địa phương và tặng không cho các đài truyền hình, tạo ra làn sóng Hanluy nổi tiếng.

    Người Nhật điên cuồng, người Trung Quốc điên đảo, các nước Đông Nam Á thì chỉ biết ụ pa ơi, ụ pa hỡi. Phim Hồng Công bị đá văng ra khỏi thị trường cho thuê băng đĩa.

    Năm 1988, ngoài 2000 người đi Holywood để xây dựng công nghiệp điện ảnh, ngần ấy người được cử đi Milan và Paris để học về thời trang, mỹ phẩm.

    Các tập đoàn như xe Kia, Samsung, Hyundai còn thuê cả ê-kip thiết kế của các hãng xe Đức như Mercedes, BMW làm việc cho họ, với tham vọng xuất khẩu xe sang Mỹ và châu Âu. Muốn bán cho Tây thì bao bì nhãn mác phải có óc thẩm mỹ của Tây, chứ kiểu" tròn tròn xinh xinh" của dân châu Á, tụi Tây không thích, không bán được.

    Có những năm, những mẫu xe của Hyundai bán chạy nhất ở Bắc Mỹ và châu Âu. Người Mỹ bắt đầu nhìn người Hàn với ánh mắt khác, ngưỡng mộ và ngạc nhiên, thích thú.

    Ngoài ra, những sinh viên giỏi toán nhất được hướng theo ngành tài chính ở các đại học lớn ở Mỹ, với tham vọng Seoul thành một London, New York. Các quỹ đầu tư ra đời, tự tìm kiếm các nhà máy mới khởi nghiệp be bé để rót tiền vào, tham gia vào quản trị. Không chỉ trích, chỉ góp sức - góp trí để xây dựng.

    Một người Hàn giàu có là cả dân tộc Hàn giàu. Hệ thống bán lẻ Lotte phải có nghĩa vụ mang hàng hoá Hàn đi khắp nơi.
    Ông lớn Samsung bắt đầu tuyển dụng những sinh viên giỏi nhất châu Á về cho học bổng thạc sĩ miễn phí với điều kiện tốt nghiệp xong phải mấy năm phục vụ cho họ. Họ gom trí tuệ của cả châu Á để chinh phục thị trường điện thoại thông minh và máy tính bảng, cạnh tranh đối đầu với Apple, đối đầu với cả một tập thể trí tuệ Thung lũng Silicone, cứ như Airbus của châu Âu cạnh tranh với Boeing vậy.

    Người Hàn Quốc, dù dân thường hay sếp lớn, tất tần tật mọi thứ họ dùng phải Made in Korea, dù lúc sản phẩm kém cỏi còn xấu xí và đầy lỗi của thập niên bảy mươi hay hiện đại tinh xảo như bây giờ. Nếu người tiêu dùng không ủng hộ sản phẩm nhem nhuốc của thời khởi nghiệp, thì doanh nghiệp còn tồn tại đâu mà có sản phẩm tinh xảo sau này?

    Tony nhớ lần đi Hàn đầu tiên, mùa thu năm 2005, bà chị ở VN cẩn thận ghi tên mấy nhãn hiệu mỹ phẩm ưa thích của chị ấy cho mình mua giùm. Ở cửa hàng mỹ phẩm, cô bán hàng mặc bộ váy veston đen, chạy như bay lấy hết sản phẩm này đến sản phẩm khác cho Tony xem, đều là của Hàn cả. Do tiếng Anh không nói tốt nên cô cứ giải thích bằng tiếng Hàn đến lúc giọng khàn đặc.
    Đến lúc Tony lấy tay chỉ hộp phấn Lancom, thì cô thất vọng oà khóc. Cô khóc vì cô đã không thành công khi tình yêu nước của cô không thuyết phục được khách hàng.

    Tony nhìn cô ấy sững sờ, lẽ nào chỉ là 1 cô gái bán hàng bình thường mà có lòng yêu đất nước mãnh liệt thế sao? Tony bèn mua mấy hộp mỹ phẩm của Hàn, dù chẳng biết có tốt không, vì kính phục quá.
    Lúc Tony bước ra khỏi cửa hàng, ngoái lại vẫn thấy cổ gập đầu cung kính.

    Ngoài phố, gió bắt đầu lạnh, từng tốp học sinh chạy tập thể dục rầm rập trên vỉa hè, những chiếc áo khoác thêu cờ quốc gia ở sau lưng. Và Tony biết, sau lưng của mỗi công dân luôn là tổ quốc.

     
    Báo quản trị |  
  • #381186   27/04/2015

    Bao giờ " giàu mới ra làm quan, chứ ko phải ra làm quan để làm giàu"

     
    Báo quản trị |