Người sử dụng lao động không chịu ký văn bản chấm dứt lao động

Chủ đề   RSS   
  • #540685 07/03/2020

    Người sử dụng lao động không chịu ký văn bản chấm dứt lao động

    Xin chào các luật sư,

    Mình có vướng mắc liên quan đến lao động và phá sản, hi vọng nhận được hỗ trợ từ mọi người. Vụ việc cụ thể như sau:

    Tháng 11/2019, mình có làm việc cho một công ty. Do làm ăn thua lỗ nên đến hiện tại là ngày 07/03/2020 công ty vẫn chưa trả lương cho người lao động. Ngày 21/02/2020, công ty có kêu người lao động lên để tuyên bố giải thể công ty và chấm dứt hợp đồng lao động. Tuy nhiên, người đại diện theo luật của công ty lại không chịu ký vào biên bản xác nhận số lương nợ người lao động. Nay, mình và những người khác định làm đơn yêu cầu phá sản. Tuy nhiên, trong hồ sơ phải đính kèm văn bản xác nhận số tiền lương của người lao động mà công ty chưa trả.

    Do đó câu hỏi của mình là:

    1. Mình có thể nộp hồ sơ yêu cầu phá sản mà không có văn bản xác nhận cố lương bị nợ không?
    2. Nếu bắt buộc phải đính kèm văn bản đó mà người đại diện theo pháp luật của công ty không chịu ký thì phải làm sao? 

    Kính mong nhận được sự giúp đỡ của quý luật sư. Xin trân thành cảm ơn!

     
    1225 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn WilliamEdward vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (07/03/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #540722   08/03/2020

    thanghi.info
    thanghi.info
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2020
    Tổng số bài viết (510)
    Số điểm: 3432
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 98 lần


    Về đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:

    Theo quy định tại Điều 27 Luật Phá sản 2014 thì khi người lao động nộp đơn yêu cầu phá sản doanh nghiệp thì đơn phá sản phải có các nội dung sau:

    - Ngày, tháng, năm;

    - Tên Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết phá sản;

    - Tên, địa chỉ của người làm đơn;

    - Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bị yêu cầu mở thủ tục phá sản;

    - Tổng số tiền lương và các khoản nợ khác đã đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không trả cho người lao động.

    Kèm theo đơn phải có chứng cứ để chứng minh lương và các khoản nợ khác đến hạn.

    Do đó, khi nộp đơn phá sản, người lao động bắt buộc phải có chứng cứ để chứng minh việc doanh nghiệp nợ lương của mình.

    Tuy nhiên, cần lưu ý, người lao động chỉ có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán (theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Luật Phá sản 2014).

    Về việc người đại diện theo pháp luật không chịu ký văn bản xác nhận nợ lương:

    Theo quy định tại Điều 96 Bộ luật Lao động 2012 có quy định về Nguyên tắc trả lương như sau:

    Điều 96. Nguyên tắc trả lương

    Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.

    Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.

    Như vậy, doanh nghiệp đã có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về việc trả lương không đúng hạn theo quy định pháp luật. Trình tự, thủ tục để yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp này, như sau:

    Trước hết, người lao động cần phải xác định được thời điểm quyền lợi của mình bị vi phạm. Để từ đó tính thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp lao động cá nhân về tiền lương giữa người lao động và phía công ty.

    + Người lao động làm đơn kiếu nại lên ban giám đốc để yêu cầu doanh nghiệp thanh toán lương/xác nhận nợ lương. Người lao động tuân theo trình tự sau:

    + Nếu doanh nghiệp không thanh toán hoặc không xác nhận nợ lương thì người lao động có thể gửi đơn khiếu nại về tranh chấp tiền lương đến Chánh thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP.

    + Trường hợp hòa giải không thành, hoặc phía công ty vẫn không thực hiện trách nhiệm của mình sau phiên hòa giải này thì người lao động có thể làm đơn yêu cầu Tòa án cấp quận, huyện nơi công ty đóng trụ sở yêu cầu Tòa giải quyết.

     

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn thanghi.info vì bài viết hữu ích
    minhluan.123 (08/03/2020) WilliamEdward (08/03/2020)