NGƯỜI NHẬT DẠY CON

Chủ đề   RSS   
  • #361312 07/12/2014

    luatsutraloi3
    Top 200
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2014
    Tổng số bài viết (439)
    Số điểm: 7761
    Cảm ơn: 294
    Được cảm ơn 141 lần


    NGƯỜI NHẬT DẠY CON

     

    1. Trẻ em không cần phải quá thông minh. Thông minh, học giỏi không hẳn là một điều tốt, cái chính là cần có nhân cách tốt.

     

    2. Môi trường nuôi dạy con cái là rất quan trọng. Khó có thể dạy dỗ một đứa trẻ nên người trong một gia đình hay xung đột, một trường học nhiều trẻ hư hay một khu phố có tệ nạn.

     

    3. Không bao giờ hình thành cho trẻ một thói quen xấu. Không thỏa hiệp lợi ích ngắn hạn để hình thành thói quen xấu cho con. Ví dụ như: đứa trẻ không ăn, đừng bao giờ bật tivi cho con xem để xúc cơm. Để đạt được mục đích cho con ăn được thêm vài thìa gạo, mẹ sẽ phải đánh đổi bằng một thói quen xấu rất khó bỏ.

     

    4. Tôn trọng trẻ em, biết đồng cảm với trẻ.

     

    5. Luôn nói sự thật với con. Chỉ cần chú ý đến kỹ năng nói và cách nói là được. Không bao giờ tỏ ra “ngoại giao”, nói dối với người khác trước mặt con trẻ.

     

    6. Không bao giờ thỏa hiệp với con dù biết trẻ sẽ mè nheo, phản đối. Thỏa hiệp chỉ khiến kết quả tồi tệ hơn.

     

    7. Chế độ ăn uống cho con phải cân bằng;

     

    8. Trẻ con không bao giờ để mình bị chết đói. Không cần ép con ăn, lo con đói.

     

    9. Bữa ăn phải được diễn ra trong ghế ăn. Không ngồi thì không ăn.

     

    10. Bổ sung canxi cho trẻ nếu không thiếu thì không cần. Chỉ cần cho con chạy nhảy dưới ánh mặt trời, tắm nắng thường xuyên là được.

     

    11. Cho trẻ mặc quần áo nên mặc nhiều lớp. Như vậy khi con nóng có thể cởi bớt, lạnh có thể khoác thêm. Chơi thể thao toát mồ hôi có thể bỏ ra.

     

    12. Xác định con lạnh hay không bằng cách kiểm tra cổ.

     

    13. Cho trẻ ăn trái cây thường xuyên và mỗi ngày.

     

    14. Con có quyền quyết định những việc liên quan đến con.

     

    15. Khi con được 4,5 tuổi, hãy dạy con cách tiêu tiền và cho con tiền tiêu vặt hàng tuần.

     

    16. Ai cũng có thể bị bệnh, bị ốm. Do vậy khi một đứa trẻ bị cảm lạnh, bệnh nhẹ, đừng hoảng sợ. Không cần quá hoang mang.

     

    17. Nếu việc con làm không ảnh hưởng đến sự an toàn của con, đến lợi ích của người khác, thì không được quá can thiệp vào hành vi của con.

     

    18. Để trẻ chơi thoái mái, không giục giã.

     

    19. Không phải cứ cái gì nguy hiểm cũng cấm con không được tiếp cận. Nên cho con biết nguy hiểm là như thế nào, xảy ra ở đâu, làm thế nào để tránh. Cho con tiếp cận với nguy hiểm trong phạm vi kiếm soát.

     

    20. Cần để con có cơ hội tư trải nghiệm càng nhiều càng tốt. Không nên nói trước kết quả với con. Hãy để bé tự khám phá, biết hậu quả, biết cách thành công, biết cả thất bại.

     

    21. Dạy trẻ học cách chờ đợi.

     

    22. Dạy trẻ chịu trách nhiệm về hành động của mình.

     

    23. Dạy trẻ cách cho đi và nhận lại là quá trình hai chiều. Người nhận cũng phải biết ơn.

     

    24. Hiện nay trong xã hội có rất nhiều phương pháp giáo dục sớm. Nếu không thực sự hiểu, không biết làm thế nào thì đừng làm và đừng ép con.

     

    25. Phải đảm bảo mỗi ngày đều có thời gian dành cho con, chơi với con.

     

    26. Luôn có cách khiến con cười ít nhất vài lần một ngày để duy trì tâm trạng tốt.

     

    27. Dạy trẻ cách đối mặt với thất bại. Con có thể không hài lòng, có thể bỏ cuộc, có thể cố gắng làm tiếp một lần nữa. Nhưng dứt khoát không khóc, không được suy sụp.

     

    28. Không bao giờ được đánh, tấn công bạn trước. Trong nhà trẻ, có thể thu hút sự chú ý của cô giáo và các bạn khác bằng cách hét lên.

     

    (Nguồn: Sưu tầm)

    NGƯỜI NHẬT DẠY CON

1. Trẻ em không cần phải quá thông minh. Thông minh, học giỏi không hẳn là một điều tốt, cái chính là cần có nhân cách tốt.

2. Môi trường nuôi dạy con cái là rất quan trọng. Khó có thể dạy dỗ một đứa trẻ nên người trong một gia đình hay xung đột, một trường học nhiều trẻ hư hay một khu phố có tệ nạn.

3. Không bao giờ hình thành cho trẻ một thói quen xấu. Không thỏa hiệp lợi ích ngắn hạn để hình thành thói quen xấu cho con. Ví dụ như: đứa trẻ không ăn, đừng bao giờ bật tivi cho con xem để xúc cơm. Để đạt được mục đích cho con ăn được thêm vài thìa gạo, mẹ sẽ phải đánh đổi bằng một thói quen xấu rất khó bỏ.

4. Tôn trọng trẻ em, biết đồng cảm với trẻ.

5. Luôn nói sự thật với con. Chỉ cần chú ý đến kỹ năng nói và cách nói là được. Không bao giờ tỏ ra “ngoại giao”, nói dối với người khác trước mặt con trẻ.

6. Không bao giờ thỏa hiệp với con dù biết trẻ sẽ mè nheo, phản đối. Thỏa hiệp chỉ khiến kết quả tồi tệ hơn.

7. Chế độ ăn uống cho con phải cân bằng

8. Trẻ con không bao giờ để mình bị chết đói. Không cần ép con ăn, lo con đói.

9. Bữa ăn phải được diễn ra trong ghế ăn. Không ngồi thì không ăn.

10. Bổ sung canxi cho trẻ nếu không thiếu thì không cần. Chỉ cần cho con chạy nhảy dưới ánh mặt trời, tắm nắng thường xuyên là được.

11. Cho trẻ mặc quần áo nên mặc nhiều lớp. Như vậy khi con nóng có thể cởi bớt, lạnh có thể khoác thêm. Chơi thể thao toát mồ hôi có thể bỏ ra.

12. Xác định con lạnh hay không bằng cách kiểm tra cổ.

13. Cho trẻ ăn trái cây thường xuyên và mỗi ngày.

14. Con có quyền quyết định những việc liên quan đến con.

15. Khi con được 4,5 tuổi, hãy dạy con cách tiêu tiền và cho con tiền tiêu vặt hàng tuần.

16. Ai cũng có thể bị bệnh, bị ốm. Do vậy khi một đứa trẻ bị cảm lạnh, bệnh nhẹ, đừng hoảng sợ. Không cần quá hoang mang.

17. Nếu việc con làm không ảnh hưởng đến sự an toàn của con, đến lợi ích của người khác, thì không được quá can thiệp vào hành vi của con.

18. Để trẻ chơi thoái mái, không giục giã.

19. Không phải cứ cái gì nguy hiểm cũng cấm con không được tiếp cận. Nên cho con biết nguy hiểm là như thế nào, xảy ra ở đâu, làm thế nào để tránh. Cho con tiếp cận với nguy hiểm trong phạm vi kiếm soát.

20. Cần để con có cơ hội tư trải nghiệm càng nhiều càng tốt. Không nên nói trước kết quả với con. Hãy để bé tự khám phá, biết hậu quả, biết cách thành công, biết cả thất bại.

21. Dạy trẻ học cách chờ đợi.

22. Dạy trẻ chịu trách nhiệm về hành động của mình.

23. Dạy trẻ cách cho đi và nhận lại là quá trình hai chiều. Người nhận cũng phải biết ơn.

24. Hiện nay trong xã hội có rất nhiều phương pháp giáo dục sớm. Nếu không thực sự hiểu, không biết làm thế nào thì đừng làm và đừng ép con.

25. Phải đảm bảo mỗi ngày đều có thời gian dành cho con, chơi với con.

26. Luôn có cách khiến con cười ít nhất vài lần một ngày để duy trì tâm trạng tốt.

27. Dạy trẻ cách đối mặt với thất bại. Con có thể không hài lòng, có thể bỏ cuộc, có thể cố gắng làm tiếp một lần nữa. Nhưng dứt khoát không khóc, không được suy sụp.

28. Không bao giờ được đánh, tấn công bạn trước. Trong nhà trẻ, có thể thu hút sự chú ý của cô giáo và các bạn khác bằng cách hét lên.

(Nguồn: Sưu tầm)

     

     
    8302 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatsutraloi3 vì bài viết hữu ích
    honhu (11/02/2015)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #483706   29/01/2018

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    Qủa thực trẻ em ở Nhật Bản ngay từ nhỏ đã có nhiều đức tính đáng quý, một trong số đó là kỷ luật và tự lập. Phẩm chất đó được hình thành phần lớn nhờ cách giáo dục của các bà mẹ Nhật. Các mẹ Nhật ít khi quy kết con trẻ như “Con thật lười biếng” hoặc “Sao con lì lợm thế”, bởi họ hiểu việc chỉ trích sai lầm không làm con tốt lên được. Đồng thời họ cũng thường xuyên khen ngợi hành vi mà trẻ đã làm như “Con mẹ tự xúc cơm thật cừ” hay “Ai mà tự thay quần áo giỏi thế nhỉ!”. Khi trẻ được khen về một hành động cụ thể nào đó, chúng sẽ cố gắng làm tốt việc đó ở những lần kế tiếp để lại được cha mẹ hài lòng và khen ngợi. 

     
    Báo quản trị |  
  • #483717   30/01/2018

    thambui94
    thambui94
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/12/2017
    Tổng số bài viết (252)
    Số điểm: 3162
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 35 lần


    Mình rất khâm phục cách sống và cách dạy con của người Nhật, bởi vì cách họ giáo dục rất khác chúng ta nhưng chính cách giáo dục đó lại hình thành cho trẻ tính tự lập từ rất sớm, những người Nhật được giáo dục trong môi trường đó cho nên họ có một nếp sống rất kỉ luật. Tính cách của họ và sự quyết đoán trong công việc mình nghĩ cũng xuất phát từ chính môi trường sinh hoạt như thế.

    Người Việt Nam mình thiết nghĩ nên học tập cách dạy con của người Nhật thay vì cứ la mắng con trẻ.

     
    Báo quản trị |  
  • #490693   30/04/2018

    tieukhanh95
    tieukhanh95
    Top 150
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (597)
    Số điểm: 6012
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 107 lần


    Đây cũng là thành quả của việc nuôi dạy con của người Nhật, họ luôn để cho con cái tự lập, biết ơn người khác, biết nhận lỗi...Đúng là người Nhật từ cách giao tiếp cho tới phong cách làm việc luôn khiến người khác ngưỡng mộ và chúng ta nên học hỏi điều này.

     
    Báo quản trị |  
  • #496707   12/07/2018

    quytan2311
    quytan2311
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2016
    Tổng số bài viết (513)
    Số điểm: 4889
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 157 lần


    Mỗi một quốc gia, một nơi sẽ có một nét văn hóa khác nhau, việc dạy dỗ con cái cũng là một trong những cách thức, một nét văn hóa đặc trưng của từng nơi. Tuy nhiên, điểm chung nhất là cha mẹ nào cũng muốn tốt nhất cho con cái của mình. 

    Nhưng mình thích cách dạy con của người Nhật, day trẻ biết sống tự lập, không ỷ lại vào người khác ngay từ khi con nhỏ, được tự do, thoải mái sống với lứa tuổi của mình, hình thành nên những tính cách tốt đẹp ngay từ khi còn bé

     
    Báo quản trị |  
  • #496960   15/07/2018

    nguyenphuong2804
    nguyenphuong2804
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2018
    Tổng số bài viết (635)
    Số điểm: 4110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 37 lần


    Đó là lí do tại sao người Nhật luôn được biết đến bởi nhân cách và ý thức tốt, đặc biệt là sự trung thực. Những đứa trẻ ngay từ nhỏ đã được dạy về sự trung thực, chính vì vậy khi lớn lên, dường như đức tính này trở thành thói quen của họ. Chính những con người như vậy đã giúp nước Nhật phát triển như bây giờ.

     
    Báo quản trị |  
  • #506115   30/10/2018

    NgocHoLaw
    NgocHoLaw
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2018
    Tổng số bài viết (556)
    Số điểm: 6728
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 298 lần


    Phải công nhận người Nhật có cách dạy con thật tuyệt vời.

    Lấy một ví dụ, trong trường hợp có xung đột giữa 2 đứa trẻ, cha mẹ Việt Nam có xu hướng ngay lập tức can thiệp và điều chỉnh xung đột. Trong khi người Nhật thì khác. Họ có xu hướng để mặc cho 2 đứa trẻ tự mình giải quyết các xung đột.

    Đó chỉ là một ví dụ đơn giản để bạn hiểu cách tiếp cận một vấn đề của các bậc cha mẹ người Nhật Bản.

    Vì thế, trẻ em Nhật Bản thường có xu hướng tự lập hơn nhiều so với trẻ em Việt Nam. Người Nhật khuyến khích con em của họ tự mình giải quyết những vấn đề của riêng chúng và không can thiệp khi còn có thể.

    Bên cạnh đó, trẻ em Nhật Bản cũng được dạy về tính kỷ luật ngay từ thuở bé nhưng không phải thông qua những hình phạt hay lời trách mắng.

    Ví dụ: Tại một siêu thị có phát bánh kẹo miễn phí. Thường thì trẻ em người Việt sẵn sàng chen lấn xô đẩy để tìm cách đạt được trước. Trong khi trẻ em Nhật Bản sẽ tự kiềm chế và biết cách xếp hàng chờ đến lượt.

    Khi theo dõi nhiều video đang tải trên mạng nói về đức tính tuyệt vời của những trẻ em ở đất nước Nhật Bản nhiều người trầm trồ thán phục và ngợi khen. Đó cũng là kết quả cho sự thành công của người Nhật trong việc dạy dỗ và giáo dục con cái.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn NgocHoLaw vì bài viết hữu ích
    doanthikieuloan (07/11/2018)
  • #506736   05/11/2018

    thuytrangak
    thuytrangak
    Top 75
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 7780
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 175 lần


    Nói về cách dạy con hiện nay mình thấy bố mẹ đang hướng con cái theo kiểu làm việc và được trả công. Tức là đứa trẻ muốn có được 1 quyền lợi nào đó thì phải làm việc và được chính bố mẹ của mình trả tiền công để sử dụng cho việc mà đứa trẻ muốn có. Ví dụ: như muốn chơi ipad thì phải trả 5 ngàn đồng, 5 ngàn đồng này các bé được trả khi tự dọn đồ chơi của mình, phụ bố mẹ rửa chén... Mình thấy cách này cũng khá hay

     
    Báo quản trị |  
  • #506891   07/11/2018

    nguyenquachcongminh
    nguyenquachcongminh

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/10/2018
    Tổng số bài viết (83)
    Số điểm: 550
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 18 lần


    Về cách dạy con. Mình có đọc cuốn sách mang tên: Vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương.
    Nội dung sách nói về cách dạy con của người mẹ người Trung Quốc gốc Do Thái. Dạy 3 người con trở thành tỷ phú tại Trung Quốc.
    Các bạn có thể xem sách tại đây: https://tiki.vn/vo-cung-tan-nhan-vo-cung-yeu-thuong-tai-ban-2017-p915426.html

     
    Báo quản trị |  
  • #506902   07/11/2018

    vinhle91107
    vinhle91107

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2018
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 155
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Cũng khó. Nếu bạn ở cùng bố mẹ thì dạy con còn phải phụ thuộc vào bố mẹ mình nữa. Có đơn giản muốn là làm được đâu. Chưa kể mới đọc bài viết này thì áp dụng tốt. Vài hôm là quên ngay ấy mà ^^

     
    Báo quản trị |  
  • #506903   07/11/2018

    nguyentienanh888
    nguyentienanh888

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:18/09/2015
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Bạn nói phải. Muốn dạy con được như người Nhật thì bản thân phải làm được đã. Không thì không nói được đâu.

     
    Báo quản trị |  
  • #507744   15/11/2018

    vyvy2409
    vyvy2409
    Top 75
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2017
    Tổng số bài viết (925)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 177 lần


    Đúng là người Nhật luôn có những cách dạy con rất đáng ngưỡng mộ. Đó cũng chính là lý do vì sao dân trí của họ luôn đứng đầu và được thế giới nể phục. Trẻ em Nhật thường có đặc điểm chung là rất khiêm tốn, sống có nguyên tắc, luôn có tinh thần cố gắng và tinh thần đoàn kết cao.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #507886   17/11/2018

    buigiathang
    buigiathang

    Mầm

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:23/10/2016
    Tổng số bài viết (31)
    Số điểm: 534
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 21 lần


    MÌnh đã từng xem một video về trẻ em Nhật ăn trưa, và đúng như tiêu đề của video đó, chúng ta thua ngay từ vạch xuất phát. Mình nghĩ một trong những nguyên nhân khiến Việt Nam mình cứ nghèo mãi chính là do văn hóa nuôi dạy con trẻ này. Chúng ta là một quốc gia có rất nhiều vấn đề về ý thức. Mọi người cùng xem video và suy nghẫm để hiểu vì sao chúng ta thua ngay từ vạch xuất phát nhé. Cám ơn tác giả về bài viết.

    https://www.youtube.com/watch?v=WJ4oqxKEOLU

    BÙI GIA THẮNGEMAIL: BUIGIATHANG365@GMAIL.COM

     
    Báo quản trị |  
  • #519153   27/05/2019

    levy94
    levy94

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/05/2019
    Tổng số bài viết (80)
    Số điểm: 425
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 11 lần


    Cảm ơn anh về bài viết. Thực ra người Nhật có rất nhiều phương pháp rèn luyện cũng như những đức tính mà mình nên học hỏi. Từ hồi trước xem trên ti vi đã có các chương trình trẻ con Nhật Bản tự đi mua đồ ăn phụ bố mẹ, họ nuôi dạy, rèn luyện nhân cách cho trẻ em từ nhỏ, tính độc lập, tự chịu trách nhiệm. Như vậy khi lớn lên mới khó bị lệch lạc.

     
    Báo quản trị |