Người lao động tự ý đình công có đúng luật?

Chủ đề   RSS   
  • #591081 17/09/2022

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Người lao động tự ý đình công có đúng luật?

    Đình công thường là giải pháp thường xuyên được áp dụng ở các cơ sở lao động khi tập thể người lao động (NLĐ) xảy ra bất đồng ý kiến về tiền lương, quy định và chính sách với phía doanh nghiệp. 
     
    Tình trạng đình không hiếm gặp hiện nay, tuy nhiên đây vẫn là vấn đề gây “đau đầu” cho các doanh nghiệp khi NLĐ đình công sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. 
     
    nguoi-lao-dong-tu-y-dinh-cong-co-dung-luat
     
    Vừa qua một doanh nghiệp lớn vừa vi phạm các quy định về lao động đối với NLĐ, tranh chấp tiền lương cũng như một số quy định khác với hơn 1000 lao động. Sau đó, tập thể lao động tại đây đã quyết định đình công làm gián đoạn sản xuất, vậy trường hợp NLĐ đình công như sự việc trên có đúng luật?
     
    Đình công là gì?
     
    Đình công là một trong những quyền cơ bản của NLĐ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ, như đã thỏa thuận và được ghi rõ trong thỏa ước tập thể của công đoàn. Cụ thể, Điều 198 Bộ luật Lao động 2019 giải thích thuật ngữ đình công như sau:
     
    Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của người lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và do tổ chức đại diện NLĐ có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo.
     
    Theo quy định trên, thì khi xảy ra tranh chấp và không đạt được thỏa thuận thì NLĐ mới quyết định đình công. 
     
    Đình công đúng quy định pháp luật
     
    Việc tập thể NLĐ quyết định đình công phải thực hiện đúng các quy định pháp luật về lao động cũng như thực hiện theo các thủ tục đã thỏa thuận. Trường hợp người lao động có quyền đình công căn cứ theo Điều 199 Bộ luật Lao động 2019.
     
    Tổ chức đại diện NLĐ là bên tranh chấp lao động tập thể về lợi ích có quyền tiến hành thủ tục đình công theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 để đình công trong trường hợp sau đây:
     
    Thứ nhất, hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019 mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải;
     
    Thứ hai, ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc thành lập nhưng không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc người sử dụng lao động là bên tranh chấp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động.
     
    *Lưu ý: Để tiến hành đình công đúng quy định pháp luật thì NLĐ phải tuân theo các quy định sau:
     
    (1) Trình tự đình công
     
    Đầu tiên,  đại diện tập thể NLĐ (công đoàn) lấy ý kiến đình công của tập thể NLĐ theo quy định, theo ý kiến đại đa số thì đại diện tập thể sẽ ra quyết định đình công cũng như cung cấp thời điểm đình công vào biên bản đình công.
     
    (2) Lấy ý kiến đình công 
     
    Nội dung lấy ý kiến bao gồm: Đồng ý hay không đồng ý đình công, việc lấy ý kiến được thực hiện trực tiếp bằng hình thức lấy phiếu hoặc chữ ký hoặc hình thức khác.
     
    Khi lấy ý kiến, ghi rõ thời gian, địa điểm và cách thức tiến hành lấy ý kiến về đình công do tổ chức đại diện NLĐ quyết định và phải thông báo cho NSDLĐ biết trước ít nhất 01 ngày. 
     
    Việc lấy ý kiến không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của doanh nghiệp.
     
    (3) quyết định và thời điểm bắt đầu đình công
     
    Khi có trên 50% số người được lấy ý kiến đồng ý với nội dung lấy ý kiến đình công thì tổ chức đại diện NLĐ ra quyết định đình công bằng văn bản.
     
    Ít nhất là 05 ngày làm việc trước ngày bắt đầu đình công, tổ chức đại diện NLĐ tổ chức và lãnh đạo đình công phải gửi văn bản về việc quyết định đình công cho NSDLĐ, UBND cấp huyện và cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp tỉnh.
     
    Đến thời điểm bắt đầu đình công, nếu người sử dụng lao động vẫn không chấp nhận giải quyết yêu cầu của người lao động thì tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công.
     
    Tập thể NLĐ và người đại diện NLĐ cần phải thông qua các thủ tục trên mới được ra quyết định đình công. Trường hợp thực hiện thủ tục đình công không đúng quy định sẽ được xem là vi phạm pháp luật.
     
    Đình công không đúng quy định pháp luật
     
    Bên cạnh việc không tuân thủ các quy định về định công mà tập thể người lao động còn có những hành vi sau đây cũng được xem là trái quy định pháp luật:
     
    Không được đình công ở nơi sử dụng lao động mà việc đình công có thể đe dọa đến quốc phòng, an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe của con người.
     
    Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của cơ quan có thẩm quyền thì không được tiếp tục đình công.
     
    Khi có sự việc đình công trái quy định pháp luật, TAND cấp tỉnh sẽ ra quyết định tuyên bố đình công bất hợp pháp theo yêu cầu của tập thể lao động, NSDLĐ hoặc các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Khi có quyết định của toà án về cuộc đình công là bất hợp pháp, tập thể người lao động phải ngừng đình công. 
     
    Như vậy, để đảm bảo đình công của NLĐ được diễn ra hợp pháp và đúng quy định pháp luật thì phía đại diện NLĐ cần phải nắm rõ các thủ tục về đình công để phổ biến cho NLĐ ở nơi này. Bên cạnh đó việc tổ chức đình công không đúng quy định pháp luật có thể sẽ phải bồi thường cho doanh nghiệp cũng như chịu trách nhiệm trước pháp luật.
     
    619 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (20/09/2022) nguyenhoangvy15 (18/09/2022) ThanhLongLS (17/09/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #591095   18/09/2022

    nguyenhoangvy15
    nguyenhoangvy15
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:30/08/2022
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 3398
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 59 lần


    Người lao động tự ý đình công có đúng luật?

    Cảm ơn thông tin bạn đã chia sẻ. Đối với Người lao động, đình công là một biện pháp hữu hiệu để tranh chấp lợi ích. tuy nhiên nếu lợi dụng đình công để thực hiện mục đích không chính đáng hoặc không tuân theo quy định của pháp luật thì đình công có thể đem lại hệ lụy cho chính những người tham gia đình công và những người có quyền và lợi ích liên quan.

     
    Báo quản trị |  
  • #591100   18/09/2022

    nguyenhoaibao12061999
    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Cảm ơn bạn đã có những chia sẽ, đình công vừa có mặt lợi nhưng mặt hại mà đình công không đúng thủ tục có thể ảnh hưởng đến người lao động cũng như người sử dụng lao động. Việc đình công cần có sự góp mặt và hòa giải của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở địa phương như UBND cấp xã để có cái nhìn khách quan hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #596390   30/12/2022

    banhquecute
    banhquecute
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam
    Tham gia:29/05/2022
    Tổng số bài viết (304)
    Số điểm: 2840
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 55 lần


    Người lao động tự ý đình công có đúng luật?

    Để phản đối các chính sách lương, thưởng của doanh nghiệp, tập thể người lao động thường lựa chọn cách thức đình công. Cảm ơn những thông tin hữu ích mà tác giả đã chia sẻ để người lao động biết cách thực hiện đình công một cách hợp pháp. Ngoài ra, mình xin bổ sung thêm thông tin là tại Điều 204 Bộ luật Lao động 2019 cũng có quy định về các trường hợp đình công bất hợp pháp bao gồm:

    1. Không thuộc trường hợp được đình công quy định tại Điều 199 của Bộ luật này.

    2. Không do tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công.

    3. Vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục tiến hành đình công theo quy định của Bộ luật này.

    4. Khi tranh chấp lao động tập thể đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Bộ luật này.

    5. Tiến hành đình công trong trường hợp không được đình công quy định tại Điều 209 của Bộ luật này.

    6. Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 210 của Bộ luật này.

     
    Báo quản trị |