Người lao động nước ngoài là giám đốc được bổ nhiệm tại công ty có ký HĐLĐ không?

Chủ đề   RSS   
  • #613509 29/06/2024

    lamtuyet9366
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:04/05/2024
    Tổng số bài viết (265)
    Số điểm: 3374
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 142 lần


    Người lao động nước ngoài là giám đốc được bổ nhiệm tại công ty có ký HĐLĐ không?

    Vấn đề sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam, đặc biệt là trong vai trò giám đốc doanh nghiệp, luôn là một chủ đề nóng hổi. Một trong những câu hỏi thường gặp là liệu người lao động nước ngoài là giám đốc được bổ nhiệm tại công ty có  ký HĐLĐ không? 

    Việc bổ nhiệm người lao động nước ngoài làm giám đốc tại công ty không loại trừ yêu cầu ký kết HĐLĐ. Điều này đảm bảo rằng mọi quyền lợi và nghĩa vụ của cả hai bên đều được pháp luật bảo vệ và điều chỉnh.

    (1) Người lao động nước ngoài là giám đốc được bổ nhiệm tại công ty có  ký HĐLĐ không? 

    Căn cứ khoản 3 Điều 11 Nghị định 152/2020/NĐ-CP đề cập đến trình tự cấp giấy phép lao động:

    Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, sau khi người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động thì người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam trước ngày dự kiến làm việc cho người sử dụng lao động.

    Người sử dụng lao động phải gửi hợp đồng lao động đã ký kết theo yêu cầu tới cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép lao động đó. Hợp đồng lao động là bản gốc hoặc bản sao có chứng thực.

    Theo đó, tại điểm a và điểm i Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định như sau:

    Lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam (sau đây viết tắt là người lao động nước ngoài theo các hình thức sau đây:

    + Thực hiện hợp đồng lao động.

    + Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật.

    Như vậy, người lao động nước ngoài là giám đốc được bổ nhiệm tại công ty sẽ phải ký hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam trước ngày dự kiến làm việc cho người sử dụng lao động.

     

    (2) Điều kiện để người nước ngoài trở thành giám đốc công ty Việt Nam

    Người nước ngoài làm giám đốc được coi là lao động nước ngoài và phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 151 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

    - Đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

    - Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

    - Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam.

    - Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp quy định tại Điều 154 Bộ luật Lao động 2019.

    + Thời hạn của hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không được vượt quá thời hạn của Giấy phép lao động

    Khi sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.

    + Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật lao động Việt Nam và được pháp luật Việt Nam bảo vệ, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

     Bên cạnh đó, người lao động nước ngoài phải đáp ứng tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc, Tổng giám đốc theo Điều 64 Luật Doanh nghiệp năm 2020 như sau:

    - Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật Doanh nghiệp năm 2020 

    - Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty và điều kiện khác do Điều lệ công ty quy định.

    - Đối với doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật Doanh nghiệp năm 2020 và công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật Doanh nghiệp năm 2020, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 64 và không được là người có quan hệ gia đình của người quản lý công ty, Kiểm soát viên của công ty và của công ty mẹ; người đại diện phần vốn của doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty và công ty mẹ.

    Tóm lại, người lao động nước ngoài là giám đốc được bổ nhiệm tại công ty sẽ phải ký hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam trước ngày dự kiến làm việc cho người sử dụng lao động.

    Người lao động nước ngoài muốn trở thành giám đốc công ty phải đáp ứng các điều kiện về chủ thể cũng như tiêu chuẩn về điều kiện làm Giám đốc, Tổng giám đốc.

     
    362 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lamtuyet9366 vì bài viết hữu ích
    admin (17/09/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận