Người lao động được ứng lương khi nào?

Chủ đề   RSS   
  • #433620 16/08/2016

    BachHoLS
    Top 150
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2016
    Tổng số bài viết (493)
    Số điểm: 18818
    Cảm ơn: 70
    Được cảm ơn 708 lần
    SMod

    Người lao động được ứng lương khi nào?

    Trong quá trình làm việc, Người lao động sẽ có lắm lúc rơi vào tình thế chưa hết tháng nhưng lương đã bay xa. Mà từ đó đến lúc lãnh lương là quãng thời gian dài dằng dặc. Như vậy, giải quyết tình cảnh này như thế nào?

    Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp vẫn cho phép NLĐ ứng lương để chi trả sớm một số hoạt động thiết yếu như tiền thuê nhà, điện nước trong tháng. Vậy khi nào thì được ứng lương, và được ứng bao nhiêu?

    Bộ luật lao động 2012 quy định như sau:

    Điều 95. Kỳ hạn trả lương
     
    1. Người lao động hưởng lương giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thoả thuận, nhưng ít nhất 15 ngày phải được trả gộp một lần.
     
    2. Người lao động hưởng lương tháng được trả lương tháng một lần hoặc nửa tháng một lần.
     
    3. Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thoả thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.
     
    Như vậy, nếu NLĐ làm việc hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì sẽ được ứng lương theo sản phẩm đã làm. Vậy những người làm theo lương ngày, tháng thì sao?
     
    Luật cũng như các văn bản khác cũng không quy định trường hợp này, nên theo quy định chung chỉ cần giữa NSDLĐ và NLĐ có sự thỏa thuận về vấn đề này, không trái quy định với pháp luật lao động là được. Nhiều doanh nghiệp thường có quy định từ sau ngày 15 hàng tháng NLĐ sẽ được tạm ứng bao nhiêu % lương của tháng.
     
    Điều 100. Tạm ứng tiền lương
     
    1. Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thoả thuận.
     
    2. Người sử dụng lao động phải tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng lương và phải hoàn lại số tiền đã tạm ứng trừ trường hợp thực hiện nghĩa vụ quân sự.
     
    Riêng trong trường hợp NLĐ phải tạm nghỉ để thực hiện nghĩa vụ công dân hoặc tạm đình chỉ để thực hiện điều tra việc vi phạm.
     
    Điều 129. Tạm đình chỉ công việc
     
    1. Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp, nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
     
    2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt cũng không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.
     
    Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.
     
    3. Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng.
     
    4. Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.

    Tôi yêu Việt Nam! "Từ bao lâu tôi đã yêu nụ cười của bạn Từ bao lâu tôi đã yêu quê hương Việt Nam Những con đường nên thơ và những dòng sông ước mơ Từ trái tim xin 1 lời Tôi yêu Việt Nam"

     
    22289 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #433973   19/08/2016

    Chào bạn!

    Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin được trả lời như sau:

    Tạm ứng tiền lương theo quy định của pháp luật lao động. Người lao động được tạm ứng tiền lương trong trường hợp nào?

    Theo quy định tại Bộ luật lao động:

    Điều 100. Tạm ứng tiền lương

    1. Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thoả thuận.

    2. Người sử dụng lao động phải tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng lương và phải hoàn lại số tiền đã tạm ứng trừ trường hợp thực hiện nghĩa vụ quân sự.

    Điều 129. Tạm đình chỉ công việc

    1. Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp, nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

    2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt cũng không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.

    Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.

    3. Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng.

    4. Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.

    Việc tạm ứng tiền lương cho người lao động được thực hiện trên cơ sở kết quả thỏa thuận của người sử dụng lao động và người lao động hoặc phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

    Thứ nhất, việc tạm ứng tiền lương cho người lao động thực hiện theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại Điều 100 và Điều 129 Bộ luật lao động thì người sử dụng lao động phải tạm ứng tiền lương cho người lao động trong hai trường hợp sau:

    - Trường hợp 1: khi người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên. Mức tiền lương tạm ứng cho người lao động trong trường hợp này căn cứ vào số ngày thực tế người lao động phải nghỉ việc nhưng tối đa không quá 1 tháng lương của người lao động. Người lao động có nghĩa vụ hoàn lại số tiền lương đã được tạm ứng cho người sử dụng lao động.

    Ở trường hợp này có thể cho rằng người sử dụng lao động chỉ phải tạm ứng tiền lương cho người lao động trong trường hợp người lao động tạm thời nghỉ việc để đi thực hiện nghĩa vụ công dân mà không phải tạm ứng tiền lương cho người lao động trong thời gian đi thực hiện nghĩa vụ quân sự, bởi vì, thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự dài, không có tính chất tạm thời và người lao động đã được đảm bảo các chế độ từ ngân sách nhà nước.

     

    Hà Hằng

    Công ty Luật Hải Nguyễn và Cộng sự

    Công Ty Luật Hải Nguyễn và cộng sự - Hotline: 0973.509.636

    Website: www.lamchuphapluat.vn - Email: luathainguyen@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #434014   19/08/2016

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3494
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    Không lẽ bạn hainguyenlaw nghĩ rằng ở chủ đề này có 1 người hỏi và cần câu trả lời hay sao ???

     
    Báo quản trị |