Người lao động bị tạm giam, Công ty cần giải quyết như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #602667 19/05/2023

    banhquecute
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam
    Tham gia:29/05/2022
    Tổng số bài viết (304)
    Số điểm: 2840
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 55 lần


    Người lao động bị tạm giam, Công ty cần giải quyết như thế nào?

    Khi bị tạm giam để điều tra vụ án hình sự, người lao động không thể trở lại doanh nghiệp để tiếp tục làm việc. Lúc này, Công ty cần xử lý như thế nào mới đúng quy định của pháp luật?

    Có thể chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động bị tạm giam?

    Căn cứ Điều 34, Điều 36 và Điều 125 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động có thể chấm dứt hợp đồng với người lao động mà không cần sự đồng ý của người lao động trong các trường hợp:

    - Người lao động bị kết án tù mà không được hưởng án treo hoặc không được trả tự, bị tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án;

    - Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án, cơ quan có thẩm quyền;

    - Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết;

    - Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết;

    - Người sử dụng lao động là tổ chức chấm dứt hoạt động hoặc bị Sở Kế hoạch và Đầu tư ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền của người đó;

    - Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải;

    - Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

    - Người sử dụng lao động cho thôi việc do doanh nghiệp thay đổi cơ cấu, công nghệ, lý do kinh tế; chia, tách, sáp nhập, hợp nhất; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình; chuyển nhượng quyền sở hữu, sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;

    - Giấy phép lao động của lao động nước ngoài đã hết hiệu lực.

    Có thể thấy, việc bị tạm giam không phải là căn cứ để chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động. 

    Nếu doanh nghiệp cố tình chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động đang bị tạm giam sẽ bị coi là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.

    Khi người lao động bị tạm giam thì người sử dụng lao động xử lý thế nào?

    Một trong các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động là người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự theo điểm b khoản 1 Điều 30 Bộ luật Lao động 2019

    Trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

    Theo đó, thay vì chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động chỉ có thể tiến hành tạm hoãn hợp đồng lao động đối với người lao động đang bị tạm giam.

    Ngoài ra, trong thời gian tạm hoãn này, người lao động sẽ không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.

    Trong thời gian bị tạm giam, người sử dụng lao động có cần đóng BHXH cho người lao động?

    Đối với việc đóng BHXH, tại điểm a khoản 5 Điều 16 Nghị định 115/2015/NĐ-CP nêu rõ, tạm dừng đóng BHXH đối với người lao động đang tham gia BHXH bắt buộc mà bị tạm giam được thực hiện như sau:

    - Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định này mà bị tạm giam thì người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng BHXH.

    - Sau thời gian tạm giam, nếu được cơ quan có thẩm quyền xác định bị oan, sai thì thực hiện việc đóng bù BHXH cho thời gian bị tạm giam.

    Trường hợp người lao động là cán bộ, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng, công nhân công an và người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu thì người lao động và người sử dụng lao động thực hiện việc đóng bù BHXH.

    Các trường hợp khác thì việc đóng bù thông qua người sử dụng lao động trên cơ sở tiền đóng BHXH do cơ quan có trách nhiệm bồi thường theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đảm bảo.

    - Số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

    - Trường hợp cơ quan có thẩm quyền xác định người lao động là có tội thì không thực hiện việc đóng bù BHXH cho thời gian bị tạm giam.

    Như vậy, người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc mà bị tạm giam thì người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng BHXH.

    Từ tất các các quy định nêu trên, nếu người lao động bị tạm giam thì Công ty có thể thực hiện tạm hoãn hợp đồng lao động và tạm dừng đóng BHXH cho người lao động trong thời gian này.

     
    1921 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận