chaulevan viết:Sau khi hoàn tất thủ tục thì các chủ nợ của công ty A mới phát hiện ra những hợp đồng chuyển nhượng này
Tôi đã hiểu thủ tục ở đây là
thủ tục chuyển nhượng tài sản nhằm tẩn tán tài sản.
Nếu
chứng minh được
có những giao dịch thỏa mãn quy định tại ĐIều 44,
những chủ nợ chưa được thanh toán đủ có quyền
yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu ( thời hiệu là 2 năm kể từ ngày giao dịch đó được xác lập). Lúc này, việc khởi kiện sẽ giống như một vụ án dân sự, bị đơn là người có trách nhiệm đã
xác lập hợp đồng đó nhằm tẩu tán tài sản. chaulevan viết:Thứ hai, nếu đã áp dụng được các biện pháp bảo toàn tài sản nói trên thì đâu còn gì để bàn nữa. Ý mình muốn trao đổi là, liệu trong trường hợp cơ quan thi hành án chưa kịp ra quyết định áp dụng các biện pháp đảm bảo thi hành án nói trên nhưng chủ nhà đã bán thì người được thi hành án liệu có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố những giao dịch nói trên là vô hiệu hay không?
Câu trả lời của tôi không thay đổi, giao dịch đó vẫn có hiệu lực nếu đã hoàn thành mọi thủ tục cần thiết
trước khi
quyết định áp dụng các biện pháp bảo đảm của cơ quan thi hành án có hiệu lực. Do vậy, không có lý do gì bạn đưa giao dịch đó vào trường hợp vô hiệu (trừ khi tài sản đó được sử dụng là một biện pháp bảo đảm cho khoản nợ), bởi cho đến trước khi có quyết định áp dụng các biện pháp bảo đảm thì việc
giao dịch với tài sản đó là hợp pháp - nói một cách khác,
pháp luật không cấm.
Bạn cần hiểu rằng,
vi phạm điều cấm của pháp luật tức là
vấn đề đó được quy định rõ ràng là "cấm" trong một văn bản QPPL, có lẽ kiến thức tôi hạn hẹp,
bạn có thể chỉ giúp tôi ở khoản nào, Điều nào, văn bản QPPL nào quy định rõ ràng điều cấm này !
chaulevan viết:Có cơ chế nào để đảm bảo quyền cho người được thi hành án trong trường hợp này hay không? vì thực tế, đôi khi các hợp đồng chuyển nhượng này là giả tạo để người thi hành án trốn nghĩa vụ trả nợ mà.
Nếu bạn chứng minh được sự giảo tạo của nó, bạn có quyền yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu để buộc người có nghĩa vụ thực hiện việc trả nợ. Trong việc này cũng có một phần lỗi của bên cho vay, bởi trong
hợp đồng vay tài sản luôn tiềm ẩn những rủi ro, vì thế cần phải lường trước những rủi ro để có những biện pháp phù hợp. Việc có đòi lại được quyền lợi hợp pháp của mình hay không còn tủy thuộc vào các trường hợp cụ thể khác nhau, nếu cần, bạn có thể đưa ra một ví dụ cụ thể để thảo luận !
Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 02/05/2011 10:45:38 CH
Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử
Dịch nghĩa:
Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.