Chào bạn Maiphuong5,
Điều 137, khoản 1 quy định như sau: "Mọi thành viên hợp danh đều có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Mọi hạn chế đối với thành viên hợp danh trong thực hiện công việc kinh doanh hằng ngày của công ty chỉ có hiệu lực đối với bên thứ ba khi người đó biết được sự hạn chế đó".
Theo tinh thần của quy định trên, rõ ràng mọi thành viên hợp danh đều có quyền đại diện theo pháp luật để tổ chức điều hành và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty chứ.
Theo tôi, tinh thần của điều luật này khá phù hợp với tình hình hoạt động trên thực tế của các công ty hợp danh. Trong công ty hợp danh, thành viên hợp danh thường là người trực tiếp thực hiện hoạt động kinh doanh của công ty.
Nếu thành viên hợp danh trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh mà cứ phải về xin giấy ủy quyền hoặc yêu cầu khách hàng phải đến công ty để ký hợp đồng rồi từ đó mới thực hiện việc kinh doanh thì có vẻ như hơi phiền phức đấy.
Với lại, ngay cả trong trường hợp công ty có quy định cho một người là người đại diện theo pháp luật duy nhất của công ty, thì sự hạn chế này chỉ có hiệu lực với bên thứ ba khi bên thứ ba biết được sự hạn chế đó.
Như vậy nếu bên thứ 3 không biết thì người đó dù là người đại diện hay không phải là người đại diện do công ty quy định đều được pháp luật công nhận quyền đại diện.
Cập nhật bởi admin ngày 17/09/2010 02:23:10 PM