Vấn đề của bạn tôi
xin được trả lời như sau:
Theo quy định của pháp luật. Bộ Luật dân sự, Luật doanh nghiệp, Luật Hải
quan.. Và các văn bản pháp luật có liên quan thì.
Người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp là người thực hiện các công
việc đại diện pháp lý cho doanh nghiệp hoặc uỷ quyền cho người khác
thực hiện các công việc của Doanh nghiệp.
Nếu nhân viên,...trưởng phòng, ban.. thay mặt doanh nghiệp phải có giấy uỷ
quyền, hoặc quyết định của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
cử , để thực hiện các công việc nhất định theo phạm vi của giấy uỷ
quyền, quyết định.. mới có giá trị pháp lý.
Bạn có thể tham khảo các văn bản sau đây để thực hiện các công việc
của mình cho đúng quy định pháp luật. Nếu có gì ko rõ bạn có thể liên
hệ trực tiếp cho tôi theo số điện thoại:0989596743.
Chúc bạn thực hiện tốt công việc của mình.
Trân trọng kính chào.
Luật sư Nguyễn Văn Quynh
Một số văn bản.
BỘ TÀI CHÍNH
Số: 30/2008/QĐ-BTC
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà
Nội, ngày 21 tháng 05 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành tờ khai trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu
và hướng dẫn khai báo
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn
cứ Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Hải quan số 42/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm
2005;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/07/2003 của Chính phủ quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 03 năm 2007 của Chính phủ về
việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
Căn cứ Thông tư số 40/2008/TT-BTC ngày 21 tháng 05 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng
dẫn Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 03 năm 2007 của Chính phủ;
Theo
đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành
kèm theo Quyết định này tờ khai trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu và hướng
dẫn khai báo trị giá tính thuế trên tờ khai trị giá.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng
công báo, áp dụng cho các tờ khai hàng hóa nhập khẩu đăng ký với cơ quan hải
quan./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng và các Phó
Thủ tướng;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng TW Đảng;
- VP Quốc hội, VP Chủ tịch nước;
- Viện Kiểm sát NDTC, Tòa án NDTC;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp), Công báo;
- Website Chính phủ, Bộ Tài chính;
- Cục Hải quan các tỉnh, liên tỉnh, thành phố;
- Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu VT, TCHQ (3b).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Hoàng Anh Tuấn
|
|
|
BỘ TÀI CHÍNH CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
|
|
|
|
HƯỚNG DẪN
KHAI BÁO TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ TRÊN TỜ KHAI TRỊ GIÁ
(Ban hành kèm theo
Quyết định số 30/2008/QĐ-BTC
ngày 21 tháng 05 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
I. QUY ĐỊNH CHUNG.
1. Đối tượng áp dụng.
Hàng hoá nhập khẩu
thuộc đối tượng xác định trị giá tính thuế theo quy định tại Thông tư hướng dẫn
Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định về
việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải khai
báo trị giá tính thuế trên tờ khai trị giá tính thuế hoặc mẫu khai báo trị giá
tính thuế (sau đây gọi chung là tờ khai trị giá tính thuế).
Tờ khai trị giá tính thuế bao gồm các loại sau đây:
a) Tờ khai trị giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu ký hiệu HQ/2008-TGTT và phụ lục
tờ khai trị giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu ký hiệu HQ/2008-PLTG, áp dụng cho
phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu.
b) Các mẫu khai báo trị giá tính thuế.
- Mẫu PP2 áp dụng cho phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao
dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt.
- Mẫu PP3 áp dụng cho phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao
dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự.
- Mẫu PP4 áp dụng cho phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá khấu
trừ.
- Mẫu PP5 áp dụng cho phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá tính
toán.
- Mẫu PP6 áp dụng cho phương pháp xác định trị giá tính thuế theo phương pháp
suy luận.
2. Quy định về khai báo.
a) Trị giá tính
thuế khai báo trên tờ khai trị giá tính thuế là trị giá tính thuế của một
đơn vị hàng hoá nhập khẩu.
b) Người khai hải quan có nghĩa vụ kê khai đầy đủ, chính xác các nội dung trong
tờ khai trị giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu và chịu trách nhiệm pháp lý về các
nội dung đã kê khai.
c) Trường hợp xác định trị giá tính thuế theo phương pháp trị giá giao dịch của
hàng hoá nhập khẩu, người khai hải quan phải khai báo trên Tờ khai trị giá tính
thuế hàng hoá nhập khẩu HQ/2008-TGTT và Phụ lục tờ khai trị giá HQ/2008-PLTG.
d) Trường hợp xác định trị giá tính thuế theo phương pháp khác, người khai hải quan
sử dụng mẫu khai báo trị giá tính thuế phù hợp theo từng phương pháp để khai
báo. Người khai hải quan có thể tự thiết kế mẫu khai báo trị giá tính thuế cho
phù hợp với hồ sơ nhập khẩu nhưng phải đảm bảo đầy đủ các nội dung được quy
định trong mẫu khai báo trị giá tính thuế đó.
đ) Để đảm bảo tính thống nhất giữa tờ khai trị giá với tờ khai hàng hoá nhập
khẩu (HQ/2002-NK), các mặt hàng khai báo trên tờ khai HQ/2002-NK phải được đánh
số liên tục.
Ví dụ: Phụ lục 1 tờ khai HQ/2002-NK: số thứ tự các mặt hàng: 1 - 9; Phụ lục 2
tờ khai HQ/2002-NK: số thứ tự phải đánh tiếp theo là 10.
3. Tính pháp lý của tờ
khai trị giá
a) Tờ khai trị giá
là bộ phận không tách rời của tờ khai hàng hoá nhập khẩu (HQ/2002-NK) và được
nộp kèm theo tờ khai HQ/2002-NK khi làm thủ tục hải quan.
b) Tờ khai trị giá phải lập thành 02 bản, một bản lưu cơ quan hải quan, một bản
lưu chủ hàng.
c) Tờ khai trị giá được lưu trữ cùng với tờ khai hàng hoá nhập khẩu theo quy
định của pháp luật.
II. HƯỚNG DẪN KHAI BÁO TRÊN TỜ KHAI TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
HQ/2008-TGTT VÀ PHỤ LỤC TỜ KHAI TRỊ GIÁ HQ/2008-PLTG.
1. Hình thức, kích thước tờ khai trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu
a) Tờ khai trị giá được in trên 2 mặt giấy khổ A4, chữ đen, nền màu vàng có
biểu tượng hải quan in chìm.
b) Ngôn ngữ sử dụng: tiếng Việt.
2. Kết cấu tờ khai trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu
a) Mặt trước của tờ khai:
Phần tiêu đề của tờ khai trị giá (Kèm theo tờ khai hàng hoá nhập khẩu
HQ/2002-NK số……/NK/…../…..ngày…../…./200..), dành riêng cho công chức hải
quan ghi chép.
Tiêu thức 1 đến tiêu thức 24 là phần khai báo của người khai hải quan.
b) Mặt sau của tờ khai:
- Từ tiêu thức 6 đến tiêu thức 25 là phần khai báo của người khai hải quan.
- Tiêu thức 26, tiêu thức 27 dành riêng cho công chức hải quan ghi chép.
3. Hướng dẫn khai báo tờ khai trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu.
- Tờ khai trị giá được sử dụng để khai báo cho tối đa 08 mặt hàng. Các mặt hàng
có các tiêu thức từ tiêu thức 1 đến tiêu thức 5 giống nhau được khai báo trên
cùng một tờ khai trị giá. Nếu trong lô hàng nhập khẩu có nhiều mặt hàng có các
tiêu thức từ tiêu thức 1 đến tiêu thức 5 không giống nhau thì phải khai báo
trên nhiều tờ khai trị giá.
- Trường hợp hàng hoá nhập khẩu có trên 08 mặt hàng:
+ Người khai hải quan tự lập phụ lục tờ khai trị giá, đảm bảo đầy đủ các nội
dung quy định tại mẫu HQ/2008-PLTG.
+ Trên tờ khai trị giá HQ/2008-TGTT: người khai hải quan không khai báo các
tiêu thức từ tiêu thức 6 đến tiêu thức 24, các tiêu thức còn lại khai báo như
hướng dẫn.
- Nguyên tắc phân bổ để kê khai:
Trường hợp có các chi phí liên quan đến nhiều mặt hàng khác nhau nhưng các chứng
từ liên quan không quy định cụ thể chi phí cho từng mặt hàng thì người khai hải
quan phân bổ các chi phí đó theo tỷ lệ trị giá của từng mặt hàng trên tổng trị
giá của lô hàng, trừ các khoản chi phí vận tải, bảo hiểm đã được quy định cách
phân bổ tại Thông tư hướng dẫn Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm
2007 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu.
- Phần khai báo trên tờ khai:
PHẦN KHAI BÁO CỦA NGƯỜI KHAI HẢI QUAN
Tờ số ... /...tờ
(Phụ lục số../..tờ)
|
Ghi
số thứ tự từng tờ khai trị giá (phụ lục tờ khai trị giá)/ tổng số tờ khai trị
giá (phụ lục tờ khai trị giá).
Ví
dụ: Lô hàng nhập khẩu có 13 mặt hàng và khai báo trên 03 tờ khai trị giá:
Tờ số ..1../..3..tờ; Tờ số ..2../..3..tờ; Tờ số ..3../..3..tờ.
|
Số lượng phụ lục tờ
khai trị giá
|
Ghi
số lượng phụ lục tờ khai trị giá đi kèm mỗi tờ khai trị giá.
|
Tiêu thức 1
|
Ghi
ngày phát hành vận đơn.
|
ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG
TRỊ GIÁ GIAO DỊCH
|
Tiêu thức 2
|
Khai
báo CÓ nếu người mua có đầy đủ quyền định đoạt, quyền sử dụng hàng hoá sau
khi nhập khẩu.
Khai
báo KHÔNG nếu người mua không có đầy đủ quyền định đoạt, quyền sử dụng hàng
hoá sau khi nhập khẩu.
|
Tiêu thức 3
|
Khai
báo CÓ nếu việc bán hàng hay giá cả hàng hoá có phụ thuộc vào một số điều
kiện dẫn đến việc không xác định được trị giá của hàng hoá cần xác định trị
giá tính thuế.
Ví dụ: Vở
và bút được đóng gói chung để bán lẻ. Người mua và người bán thoả thuận đơn
giá cho từng gói hàng để bán lẻ, vì vậy không thể xác định được đơn giá của
từng mặt hàng bút, vở.
Khai
báo KHÔNG nếu việc bán hàng hay giá cả của hàng hoá không phụ thuộc vào bất
kỳ điều kiện nào.
|
Tiêu thức 4
|
Khai
báo CÓ nếu sau khi bán lại, chuyển nhượng hoặc sử dụng hàng hoá người mua
phải trả thêm khoản tiền từ số tiền thu được do việc định đoạt hàng hoá nhập
khẩu mang lại.
Nếu
trên đây đã khai báo CÓ thì khai báo tiếp khoản tiền đó có phải là khoản tiền
nêu tại tiêu thức 15 hay không:
Khai
báo KHÔNG, người khai hải quan sử dụng phương pháp khác để xác định trị giá
tính thuế.
Khai
báo CÓ, người khai hải quan tiếp tục khai báo trên tờ khai này.
|
Tiêu thức 5
|
Khai
báo CÓ nếu mối quan hệ đặc biệt giữa người mua và người bán thuộc một trong
các trường hợp quy định tại khoản 12 Điều 2 Nghị định 40/2007/NĐ-CP.
Khai
báo mối quan hệ đó có ảnh hưởng đến trị giá giao dịch hay không.
Khai
báo KHÔNG nếu mối quan hệ giữa người mua và người bán không thuộc một trong
các trường hợp quy định tại khoản 12 Điều 2 Nghị định 40/2007/NĐ-CP.
Trường
hợp mối quan hệ đặc biệt ảnh hưởng đến giá cả, người khai hải quan sử dụng
phương pháp tiếp theo để xác định trị giá tính thuế.
|
PHẦN XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ
|
Tiêu thức 6
|
Không
khai báo chi tiết tên hàng mà chỉ ghi số thứ tự của từng mặt hàng theo số thứ
tự đã khai báo tại tiêu thức 17 tờ khai hàng hoá nhập khẩu (HQ/2002-NK) hoặc
phụ lục tờ khai hàng hoá nhập khẩu.
|
I. TRỊ GIÁ GIAO DỊCH
|
Tiêu thức 7
|
Khai
báo đơn giá nguyên tệ.
Ví
dụ 1: Hoá đơn thương mại thể hiện:
-
Giá hoá đơn: 1000 USD/bộ CIF Hà nội, khai báo tại tiêu thức 7.
-
Phí giấy phép: 20 USD/bộ, khai báo tại tiêu thức 14.
Ví
dụ 2: Hoá đơn thương mại thể hiện
- Giá hoá đơn: 1000 USD/ bộ FOB Hà nội, khai báo tại tiêu thức 7
- Chi phí vận chuyển (F) 100 USD/ bộ, khai báo tại tiêu thức 16.
- Chi phí bảo hiểm (I) 7 USD/bộ, khai báo tại tiêu thức 17.
*
Trong ví dụ 1 giá ghi trên hoá đơn thương mại bao gồm cả phí vận chuyển, phí
bảo hiểm thì không cần tách riêng các chi phí này ra để khai báo vào các tiêu
thức 16 và tiêu thức 17.
|
Tiêu thức 8
|
-
Khai báo các khoản thanh toán gián tiếp quy định tại điểm c khoản 2
Mục I Phần II Thông tư hướng dẫn Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 3
năm 2007 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nếu như chúng chưa bao gồm trong giá mua ghi
trên hoá đơn thương mại (tiêu thức 7).
-
Trường hợp việc mua bán hàng hoá hay giá cả của hàng hoá phụ thuộc vào
một hay một số điều kiện đã khai báo tại tiêu thức 3, nhưng người mua có tài liệu
khách quan, hợp lệ để xác định mức ảnh hưởng bằng tiền của sự phụ thuộc đó,
thì người khai hải quan khai báo khoản tiền được giảm do sự ảnh hưởng đó tại
tiêu thức này.
|
|
Ví dụ: Người xuất khẩu thoả thuận bán cho người nhập khẩu hàng
hoá A với mức giá giảm 1.000 USD/tổng trị giá lô hàng nếu người nhập khẩu
chấp nhận mua kèm hàng hoá B, 1000 USD sẽ phải khai báo tại tiêu thức 8 tương
ứng với hàng hoá A, sau khi đã phân bổ đều cho lượng hàng hoá nhập khẩu A.
|
Tiêu thức 9
|
Khai
báo các khoản trả trước, ứng trước, đặt cọc liên quan đến việc mua hàng hoá
nhập khẩu, nếu chúng chưa bao gồm trong giá mua ghi trên hoá đơn thương mại
(tiêu thức 7).
|
II. CÁC KHOẢN PHẢI CỘNG
|
Tiêu thức 10 đến
tiêu thức 17
|
Người
khai hải quan đối chiếu với quy định tại khoản 1, khoản 2 Mục VII Phần II
Thông tư hướng dẫn Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2007 của Chính
phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu để kê khai.
Chỉ
khai báo các khoản điều chỉnh cộng do người mua phải trả, liên quan đến hàng
hoá nhập khẩu và chúng chưa bao gồm trong giá mua ghi trên hoá đơn (tiêu thức
7).
|
Tiêu thức 14
|
Trường
hợp tại thời điểm kê khai hải quan không xác định được tiền bản quyền, phí
giấy phép để kê khai thì ghi vào ô tương ứng "Khai báo sau".
|
III. CÁC KHOẢN ĐƯỢC TRỪ
|
Tiêu thức 18 đến
tiêu thức 22
|
Người
khai hải quan đối chiếu với quy định tại khoản 1, khoản 3 Mục VII Phần II
Thông tư hướng dẫn Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2007 của Chính
phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu để kê khai.
Chỉ
khai báo các khoản điều chỉnh trừ nếu chúng đã bao gồm trong trị giá giao
dịch (tiêu thức 7, tiêu thức 8, tiêu thức 9).
|
Tiêu thức 22
|
Khoản
giảm giá được phép khấu trừ phải được thực hiện trước khi xếp hàng lên phương
tiện vận chuyển ở nước xuất khẩu hàng hoá và được lập thành văn bản nộp cùng
với tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu.
Người
khai hải quan có trách nhiệm khai báo khoản giảm giá trên tờ khai trị giá.
|
Tiêu thức 23
|
Được
xác định bằng tổng các tiêu thức từ 7 đến 17 và trừ đi các tiêu thức từ 18
đến 22.
|
Tiêu thức 24
|
Trị
giá tính thuế của một đơn vị hàng hoá bằng đơn vị tiền Việt Nam được xác
định bằng phép nhân giữa tiêu thức 23 trên tờ khai trị giá và tỷ giá tính
thuế tại tiêu thức 15 tờ khai HQ/2002-NK.
|
Tiêu thức 25
|
Người
khai hải quan ghi rõ ngày, tháng, năm khai báo; ký và ghi rõ họ tên, chức
danh, đóng dấu đơn vị.
|
PHẦN DÀNH CHO CÔNG CHỨC HẢI QUAN
|
Tiêu đề của tờ khai
trị giá
|
Công
chức hải quan tiếp nhận, đăng ký tờ khai trị giá ghi số, ngày đăng ký tờ khai
hàng hoá nhập khẩu (HQ/2002-NK) của lô hàng đang được khai báo trị giá.
|
Tiêu thức 26
|
Công
chức hải quan tiếp nhận tờ khai trị giá ghi chép các thông tin liên quan đến
việc xác định trị giá vào bản lưu tại cơ quan hải quan để chuyển đến các khâu
nghiệp vụ sau và ký, ghi rõ họ tên.
Bản
trả cho người khai hải quan, công chức hải quan tiếp nhận tờ khai trị giá chỉ
ký và ghi rõ họ tên.
*
Trường hợp người khai hải quan khai báo trên phụ lục tờ khai trị giá, công
chức hải quan tiếp nhận tờ khai trị giá vẫn ghi chép đầy đủ vào tiêu thức này.
|
Tiêu thức 27
|
Công
chức hải quan kiểm tra, xác định trị giá tính thuế ghi chép ý kiến về nội
dung xác định trị giá tính thuế của người khai hải quan và ký, ghi rõ họ tên
vào bản lưu tại cơ quan Hải quan, không ghi vào bản trả cho người khai hải
quan.
-
Chấp nhận kết quả xác định trị giá tính thuế.
-
Không chấp nhận trị giá khai báo, xác định lại trị giá tính thuế, ghi
rõ phương pháp được sử dụng.
-
Yêu cầu tham vấn.
-
Yêu cầu kiểm tra sau thông quan, lý do.
-
Các nội dung phải tiếp tục kiểm tra.
-
Ghi chép nghiệp vụ khác.
*
Trường hợp người khai hải quan khai báo trên phụ lục tờ khai trị giá, công
chức hải quan kiểm tra, xác định trị giá tính thuế vẫn ghi chép đầy đủ vào
tiêu thức này.
|
|
|
|
III. HƯỚNG DẪN KHAI BÁO
TRÊN CÁC MẪU PP2, PP3, PP4, PP5, PP6
a) Phần dành cho
công chức hải quan
- Gồm các tiêu thức:
+ Tiêu đề của tờ khai trị giá: Kèm theo tờ khai hàng hoá nhập khẩu
số.....ngày....tháng... năm...
+ Ghi chép của công chức hải quan tiếp nhận tờ khai trị giá ký, ghi rõ họ tên.
+ Ghi chép của công chức hải quan kiểm tra, xác định trị giá tính thuế.
- Công chức hải quan căn cứ hướng dẫn khai báo tại điểm a hướng dẫn này (Phần
dành cho công chức hải quan) để ghi chép.
b) Phần dành cho người khai hải quan
b.1) Khai báo trên mẫu PP2 (phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập
khẩu giống hệt), mẫu PP3 (phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu
tương tự):
- Tờ số.../...tờ: Người khai hải quan ghi số thứ tự của từng tờ
khai trị giá/tổng số tờ khai trị giá.
- Tên hàng hoá cần xác định trị giá tính thuế: Người khai hải quan ghi
rõ tên hàng, quy cách, phẩm chất của hàng hoá theo hợp đồng thương mại.
- Tên hàng hoá nhập khẩu giống hệt/Tên hàng hoá nhập khẩu tương tự: người
khai hải quan khai báo theo kết quả kiểm hoá của hàng hoá nhập khẩu giống
hệt/hàng hoá nhập khẩu tương tự.
- Ngày xuất khẩu: Ghi ngày phát hành vận đơn của lô hàng đó.
- Xác định trị giá tính thuế và giải trình: Người khai hải quan căn cứ
mục II, mục III Phần II Thông tư hướng dẫn Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16
tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối
với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để khai báo và xác định trị giá tính thuế
nguyên tệ của mặt hàng đang cần xác định trị giá.
- Các khoản điều chỉnh:
Trong trường hợp hàng hoá nhập khẩu giống hệt/hàng hoá nhập khẩu tương tự không
có cùng điều kiện mua bán với lô hàng đang xác định trị giá tính thuế thì người
khai hải quan phải xác định từng khoản điều chỉnh tương ứng, nếu là điều chỉnh
tăng thì đánh dấu cộng (+), nếu là điều chỉnh giảm thì đánh dấu trừ (-) trước
khoản điều chỉnh đó và ghi vào cột “nguyên tệ”.
- Giải trình các khoản điều chỉnh: Người khai hải quan giải trình cụ thể
cách xác định từng khoản điều chỉnh.
- Chứng từ kèm theo:
+ Liệt kê các chứng từ quy định tại Thông tư hướng dẫn Nghị định số 40/2007/NĐ-CP
ngày 16 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải
quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
+ Ghi các số liệu, chứng từ đã sử dụng để xác định các khoản điều chỉnh.
- Phần cam đoan của người khai hải quan: Người khai hải quan ghi ngày,
tháng, năm khai báo và ký xác nhận, ghi rõ họ tên, chức danh, đóng dấu đơn vị
trên tờ khai trị giá.
b.2) Khai báo trên mẫu PP4 (phương pháp trị giá khấu trừ)
- Tờ số.../...tờ: Người khai hải quan ghi số thứ tự của từng tờ
khai trị giá/ tổng số tờ khai trị giá.
- Tên hàng hoá cần xác định trị giá tính thuế: Người khai hải quan ghi
rõ tên hàng, quy cách, phẩm chất của hàng hoá theo hợp đồng thương mại.
- Tên hàng hoá nhập khẩu đã bán lại trong nước được lựa chọn để khấu trừ:
người khai hải quan khai báo theo kết quả kiểm hoá.
- Xác định trị giá tính thuế và giải trình:
+ Đơn giá bán trên thị trường Việt Nam: Trường hợp đơn giá bán được lựa
chọn để khấu trừ được tính trên đơn vị hàng hoá khác với đơn vị hàng hoá của lô
hàng nhập khẩu đang xác định trị giá tính thuế thì phải điều chỉnh đơn giá phù
hợp với đơn vị hàng hoá của lô hàng đang xác định trị giá tính thuế trước khi
tiến hành khấu trừ.
+ Các khoản được khấu trừ tính trên một đơn vị hàng hoá: Người
khai hải quan đối chiếu với quy định tại khoản 3 Mục IV Phần II Thông tư hướng
dẫn Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định
về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để khai
báo.
Riêng đối với “Khoản lợi nhuận và chi phí quản lý chung” người khai hải quan phải
tính toán tỷ lệ phần trăm so với đơn giá bán và khai báo vào cột “tỷ lệ phần
trăm so với giá bán”.
- Giải trình các khoản được khấu trừ: Người khai hải quan ghi rõ:
+ Căn cứ tính toán (nguồn số liệu,…).
+ Phương pháp tính toán số học.
- Chứng từ kèm theo:
Người khai hải quan kê khai tên các loại chứng từ đã sử dụng để xác định
trị giá tính thuế và được nộp cùng tờ khai trị giá tính thuế.
- Phần cam đoan của người khai hải quan: Người khai hải quan ghi
ngày/tháng/năm khai báo và ký xác nhận, ghi rõ họ tên, chức danh, đóng dấu đơn
vị trên tờ khai trị giá.
b.3) Khai báo trên mẫu PP5 (phương pháp trị giá tính toán)
- Tờ số.../...tờ: Người khai hải quan ghi số thứ tự của từng tờ
khai trị giá/ tổng số tờ khai trị giá.
- Tên hàng hoá cần xác định trị giá tính thuế: Người khai hải quan ghi
rõ tên hàng, quy cách, phẩm chất của hàng hoá theo hợp đồng thương mại.
- Tên, địa chỉ đơn vị cung cấp số liệu về chi phí sản xuất: Người khai
hải quan khai báo rõ tên, địa chỉ của người sản xuất hay đại diện của người sản
xuất, đã cung cấp thông tin để xác định trị giá tính toán
- Xác định trị giá tính thuế và giải trình:
Người khai hải quan căn cứ các quy định tại Mục V Phần II Thông tư hướng
dẫn Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định
về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để khai
báo.
- Phương pháp kế toán đã áp dụng và chứng từ đã sử dụng: Người khai hải
quan khai báo rõ phương pháp kế toán, chứng từ, tài liệu đã sử dụng để xác định
trị giá tính toán.
- Phần cam đoan của người khai hải quan: Người khai hải quan ghi
ngày/tháng/năm khai báo và ký xác nhận, ghi rõ họ tên, chức danh, đóng dấu đơn
vị trên tờ khai trị giá.
b.4) Khai báo trên mẫu PP6 (phương pháp suy luận)
- Tờ số.../...tờ: Người khai hải quan ghi số thứ tự của từng tờ
khai trị giá/ tổng số tờ khai trị giá.
- Tên hàng hoá cần xác định trị giá tính thuế: Người khai hải quan ghi
rõ tên hàng, quy cách, phẩm chất của hàng hoá theo hợp đồng thương mại.
- Các thông tin được sử dụng để xác định trị giá tính thuế: Khai báo chi
tiết nguồn thông tin được khai thác để xác định trị giá tính thuế (số ngày đăng
ký tờ khai hàng hoá nhập khẩu giống hệt/tương tự; số, ngày hoá đơn bán
lại hàng hoá nhập khẩu trên thị trường Việt Nam; thông tin thu được từ người
sản xuất;…).
- Xác định trị giá tính thuế: Người khai hải quan căn cứ quy định
tại Mục VI Phần II Thông tư hướng dẫn Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng
3 năm 2007 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để khai báo cách xác định trị giá tính thuế.
- Giải trình: Người khai hải quan giải trình cụ thể về cách thức xác
định trị giá tính thuế.
TỔNG CỤC HẢI QUAN
******
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số: 928/2006/QĐ-TCHQ
|
Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm
2006
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY TRÌNH THỦ TỤC
HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU TẠI CHỖ
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
Căn cứ Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29/6/2001; Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan số 42/2005/QH11 ngày 14/6/2005;
Căn cứ Nghị định số 96/2002/NĐ-CP ngày 19/11/2002 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan;
Căn cứ Nghị định số 154/2005/NĐ-QP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi
tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải
quan;
Căn cứ Thông tư số 112/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn
về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giám sát quản lý về Hải quan,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình thủ tục hải quan đối với
hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và các biểu mẫu kèm theo gồm:
- Sơ đồ tổng quát thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất
khẩu, nhập khẩu tại chỗ;
- Hướng dẫn khai trên mẫu tờ khai hàng há xuất khẩu - nhập
khẩu tại chỗ, ký hiệu HQ/2002-TC;
- Thông báo về việc hoàn thành thủ tục nhập khẩu tại chỗ
(Mẫu MB/2006).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/6/2006.
Điều 3. Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị
thuộc cơ quan Tổng cục Hâi quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Tài chính (để b/c);
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Cục Thuế các tỉnh, thành phố (để
phối hợp);
- Lưu VT, GSQL (10).
|
KT.TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Đặng Thị Bình An
|
QUY TRÌNH
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ
XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU TẠI CHỖ
( Ban hành kèm theo Quyết định số 928 /QĐ-TCHQ ngày 25/05 /2006 của Tổng cục
trưởng Tổng cục Hải quan)
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1- Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ áp dụng trong Quy
trình này là hàng hoá do thương nhân Việt Nam (bao gồm cả doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài; doanh nghiệp chế xuất) xuất khẩu cho thương nhân nước ngoài
nhưng theo chỉ định của thương nhân nước ngoài hàng hoá đó được giao tại Việt
Nam cho thương nhân Việt Nam khác.
Người xuất khẩu tại chỗ (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp
xuất khẩu): Là người được thương nhân nước ngoài chỉ định giao hàng tại Việt Nam.
Người nhập khẩu tại chỗ (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp
nhập khẩu): là người mua hàng của thương nhân nước ngoài nhưng được thương nhân
nước ngoài chỉ định nhận hàng tại Việt Nam từ người xuất khẩu tại chỗ.
2- Hàng hoá được làm thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ theo quy
trình này gồm:
a- Hàng hoá do doanh nghiệp xuất khẩu sản xuất bán cho
thương nhân nước ngoài nhưng giao hàng cho doanh nghiệp khác tại Việt Nam (theo chỉ
định của thương nhân nước ngoài) để làm nguyên liệu sản xuất hàng hoá xuất khẩu
(kể cả làm nguyên liệu để gia công cho thương nhân nước ngoài);
b- Hàng hoá được làm thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ của
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Thương mại;
c- Sản phẩm gia công được nhập khẩu tại chỗ để làm nguyên
liệu sản xuất;
d- Các trường hợp khác được Bộ Thương mại có văn bản cho
phép thực hiện theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ.
3- Quy trình này chỉ quy định trình tự các bước thực hiện
khi tiến hành làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu tại chỗ. Hồ
sơ hải quan và các quy định khác về xuất, nhập khẩu tại chỗ được quy định tại
Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ, Thông tư số 112/2005/TT-BTC
ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính và các văn bản khác có liên quan. Vì vậy, khi
làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ phải kết hợp
Quy trình này với các văn bản nêu trên. Việc kiểm tra thực tế hàng hoá không áp
dụng theo Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan; những trường hợp phải kiểm
tra thực tế hàng hoá được quy định tại bước 2, mục II Quy trình này, Chi cục
trưởng Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ quyết định cụ thể lô hàng
nào phải kiểm tra.
4- Tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ sử dụng mẫu
HQ/2002- TC.
5- Thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ được thực
hiện tại một Chi cục Hải quan thuận tiện nhất do doanh nghiệp lựa chọn, trừ các
trường hợp sau:
a- Sản phẩm gia công nhập khẩu tại chỗ để làm nguyên liệu
sản xuất sản phẩm tiêu thụ nội địa thì thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu
tại chỗ thực hiện tại Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công có sản phẩm
xuất khẩu tại chỗ;
b- Sản phẩm (trừ sản phẩm gia công) nhập khẩu tại chỗ để làm
nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu thì thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu
tại chỗ thực hiện tại Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu
để sản xuất hàng xuất khẩu.
c- Sản phẩm gia công nhập khẩu tại chỗ để làm nguyên liệu
sản xuất hàng xuất khẩu, nếu hợp đồng gia công và hợp đồng nhập khẩu nguyên
liệu để sản hàng xuất khẩu do cùng một Chi cục Hải quan quản lý thì thủ tục hải
quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện tại Chi cục Hải quan này; trường
hợp 02 hợp đồng do 02 Chi cục Hải quan quản lý thì thủ tục xuất khẩu tại chỗ
thực hiện tại Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công, thủ tục nhập khẩu tại
chỗ thực hiện tại Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu để sản
xuất hàng xuất khẩu.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Bước 1 : Doanh nghiệp xuất khẩu khai hải quan:
- Trên cơ sở hợp đồng ký với thương nhân nước ngoài có chỉ
định giao hàng tại Việt Nam,
kê khai đầy đủ các tiêu chí giành cho doanh nghiệp xuất khẩu trên cả 04 tờ
khai. Giám đốc doanh nghiệp hoặc người được giám đốc doanh nghiệp uỷ quyền ký
tên, đóng dấu;
- Giao 04 tờ khai hải quan và hoá đơn giá trị gia tăng (liên
giao khách hàng) cho doanh nghiệp nhập khẩu.
Bước 2 : Làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ:
a- Doanh nghiệp nhập khẩu:
- Sau khi đã nhận đủ 04 tờ khai hải quan (đã được doanh
nghiệp xuất khẩu kê khai, xác nhận, ký, đóng dấu) và hoá đơn giá trị gia tăng
(liên giao khách hàng) trên hoá đơn này ghi rõ tên thương nhân nước ngoài, tên
doanh nghiệp nhập khẩu, địa điểm giao hàng tại Việt Nam, doanh nghiệp nhập khẩu
khai đầy đủ các tiêu chí giành cho doanh nghiệp này trên cả 04 tờ khai hải quan;
- Nộp hồ sơ hải quan và mẫu hàng hoá nhập khẩu tại chỗ (đối
với hàng nhập khẩu tại chỗ làm nguyên liệu để gia công, sản xuất xuất khẩu) cho
Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu để đăng ký làm thủ tục
nhập khẩu tại chỗ theo quy định, phù hợp với từng loại hình (ví dụ: nếu hàng
nhập khẩu tại chỗ để làm nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu thì làm thủ tục
nhập khẩu theo loại hình sản xuất xuất khẩu; nếu hàng nhập khẩu tại chỗ để làm
nguyên liệu gia công thì làm thủ tục theo loại hình gia công);
- Sau khi làm xong thủ tục nhập khẩu tại chỗ, doanh nghiệp
nhập khẩu lưu 01 tờ khai; 02 tờ khai còn lại chuyển cho doanh nghiệp xuất khẩu.
b- Hải quan làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ:
- Tiếp nhận 04 tờ khai xuất khẩu - nhập khẩu tại chỗ và các
chứng từ khác của hồ sơ hải quan nhập khẩu tại chỗ; tiến hành các bước đăng ký
tờ khai theo quy định phù hợp với từng loại hình, kiểm tra tính thuế (đối với
hàng có thuế) theo quy định hiện hành đối với hàng nhập khẩu. Trị giá tính thuế
hàng nhập khẩu tại chỗ là giá bán thực tế ghi trên hoá đơn thương mại của
thương nhân nước ngoài phát hành cho doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ ở Việt nam.
Niêm phong mẫu (nếu có) giao doanh nghiệp tự bảo quản để xuất trình cho cơ quan
Hải quan khi có yêu cầu.
- Tiến hành kiểm tra hàng hoá hoặc chứng từ nhập kho hàng
hoá của doanh nghiệp nhập khẩu khi có nghi vấn việc giao nhận hàng hoá không
đúng khai báo, giao nhận khống. Lập biên bản kiểm tra; tiến hành xử lý theo quy
định pháp luật nếu phát hiện doanh nghiệp vi phạm.
- Xác nhận đã làm thủ tục hải quan, ký tên và đóng dấu công
chức vào cả 04 tờ khai.
- Lưu 01 tờ khai và chứng từ doanh nghiệp phải nộp, trả lại
cho doanh nghiệp nhập khẩu 03 tờ khai và các chứng từ doanh nghiệp xuất trình.
- Có văn bản thông báo cho Cục thuế địa phương nơi theo dõi
thuế của doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ biết để theo dõi (mẫu TB/2006 kèm theo)
hoặc thông báo gửi qua mạng máy tính nếu giữa Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập
khẩu và Cục Thuế địa phương đã nối mạng.
Bước 3: Làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ:
a- Doanh nghiệp xuất khẩu:
Sau khi nhận được 02 tờ khai xuất khẩu - nhập khẩu tại chỗ
đã có đủ khai báo, chữ ký, đóng dấu của doanh nghiệp nhập khẩu và Hải quan làm
thủ tục nhập khẩu, doanh nghiệp xuất khẩu nộp hồ sơ hải quan cho Chi cục Hải
quan làm thủ tục xuất khẩu cho doanh nghiệp để làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ.
b- Hải quan làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ:
- Tiếp nhận 02 tờ khai hải quan (đã có đầy đủ khai báo, xác
nhận, ký tên, đóng dấu của doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp nhập khẩu và
Hải quan làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ) và các chứng từ khác của hồ sơ hải quan
xuất khẩu tại chỗ.
- Tiến hành các bước đăng ký tờ khai theo quy định, phù hợp
từng loại hình xuất khẩu, nhập khẩu, kiểm tra tính thuế (nếu có). Xác nhận hoàn
thành thủ tục hải quan, ký, đóng dấu công chức vào tờ khai hải quan .
- Lưu 01 tờ khai cùng các chứng từ doanh nghiệp nộp, trả
doanh nghiệp 01 tờ khai và các chứng từ do doanh nghiệp xuất trình./.