Người chỉ huy quân đội vi phạm quyền hạn bị phạt thế nào năm 2024

Chủ đề   RSS   
  • #608191 16/01/2024

    beryahh

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/12/2023
    Tổng số bài viết (40)
    Số điểm: 230
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Người chỉ huy quân đội vi phạm quyền hạn bị phạt thế nào năm 2024

    Người chỉ huy quân đội là người đứng đầu trong cơ quan, đơn vị, gồm: Chỉ huy trưởng quân sự, Chính ủy, Chính trị viên và cấp phó của người đứng đầu. Vậy hành vi vi phạm quyền hạn của người chỉ huy quân đội được quy định như thế nào, hãy cùng tìm hiểu bào viết dưới đây để làm rõ quy định trên.

    Người chỉ huy quân đội vi phạm quyền hạn bị phạt thế nào

    Căn cứ Điều 14 Thông tư 143/2023/TT-BQP hành vi vi phạm quyền hạn của người chỉ huy được quy định như sau:

    - Người chỉ huy nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm sai nguyên tắc, quy định hoặc ra mệnh lệnh vượt quá quyền hạn thì bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo.

    - Nếu vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ hạ bậc lương, giáng chức, cách chức đến giáng cấp bậc quân hàm

    - Sử dụng các phương tiện, trang bị của Quân đội để thực hiện hành vi vi phạm;

    - Đã được can ngăn, nhắc nhở nhưng vẫn cố tình vi phạm;

    - Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;

    - Gây hậu quả nghiêm trọng

    Theo đó người chỉ huy quân đội vi phạm các hành vi trên sẽ bị xử lý theo hình thức kỷ luật từ khiển trách, cảnh cáo cho đến hạ bậc lương, giáng chức, cách chức hoặc giáng cấp bậc quân hàm tùy theo mức độ vi phạm của người chỉ huy quân đội.

    Thủ tục xử lý kỷ luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam

    Căn cứ Điều 47 Thông tư 143/2023/TT-BQP quy định về thủ tục xử lý kỷ luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam

    - Tổ chức sinh hoạt (họp) kiểm điểm: Người có hành vi vi phạm trình bày bản tường trình, tự kiểm điểm, trong đó nêu rõ hành vi vi phạm và tự nhận hình thức kỷ luật

    - Xác minh, kết luận về hành vi vi phạm kỷ luật: Cấp có thẩm quyền xác minh, hồ sơ vi phạm để kết luận về hành vi vi phạm, hình thức kỷ luật đối với người vi phạm

    - Báo cáo cấp ủy (chi bộ) đảng có thẩm quyền xem xét, thông qua:

    + Hành vi vi phạm, tính chất, nguyên nhân và hậu quả của hành vi vi phạm.

    + Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.

    + Trách nhiệm của người có hành vi vi phạm.

    + Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật theo quy định.

    + Đề nghị về việc xử lý kỷ luật; hình thức kỷ luật (nếu có).

    - Ra quyết định kỷ luật hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định theo quyền hạn phân cấp.

    - Công bố quyết định kỷ luật, báo cáo lên trên và lưu trữ hồ sơ ở đơn vị: Sau khi có quyết định kỷ luật, người chỉ huy tập hợp đơn vị hay chỉ riêng cán bộ công bố quyết định hoặc gửi thông báo cho cơ quan, đơn vị liên quan và quy định phạm vi phổ biến

    Như vậy, đối với người chỉ huy có hành vi vi phạm về quyền hạn được quy định tại Điều 14 Thông tư 143/2023/TT-BQP sẽ bị xử lý kỷ luật theo trình tự thủ tục trên.

    Hiệu lực của quyết định kỷ luật đối với người chỉ huy quân đội vi phạm quyền hạn

    Dựa vào Khoản 2 Điều 51 Thông tư 143/2023/TT-BQP quy định về hiệu lực của quyết định kỷ luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam:

    - Quyết định kỷ luật có hiệu lực 12 tháng đối với các hình thức khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, giáng cấp bậc quân hàm.

    - Quyết định kỷ luật có hiệu lực vĩnh viễn đối với hình thức tước quân hàm sĩ quan, tước danh hiệu quân nhân (việc chấm dứt hiệu lực trong từng trường hợp cụ thể do cấp có thẩm quyền xem xét quyết định).

    - Trong thời gian có hiệu lực của quyết định kỷ luật

     + Nếu người bị kỷ luật không tiếp tục có hành vi vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì khi hết thời gian của hiệu lực, quyết định kỷ luật đương nhiên chấm dứt hiệu lực, người vi phạm được công nhận tiến bộ mà không cần phải có văn bản về việc chấm dứt hiệu lực hay công nhận tiến bộ;

     + Nếu người bị kỷ luật tiếp tục có hành vi vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì quyết định kỷ luật đang thi hành chấm dứt hiệu lực kể từ thời điểm quyết định kỷ luật đối với hành vi vi phạm mới có hiệu lực.

    Lưu ý: Khi quyết định kỷ luật đã hết hiệu lực mà người đã bị kỷ luật lại có vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì khi xem xét xử lý kỷ luật được coi là hành vi vi phạm mới.

    Như vậy hiệu lực của quyết định kỷ luật được căn cứ dựa trên hình thức bị xử lý kỷ luật của người chỉ huy. Nếu hết thời gian bị xử lý kỷ luật mà người chỉ huy lại tiếp tục vi phạm hành vi bị xử lý kỷ khác mới thì được coi là hành vi vi phạm mới.

    Trên đây là một số quy định về hành vi vi phạm quyền hạn của người chỉ huy quân đội theo Thông tư 143/2023/TT-BQP quy định xử lý kỷ luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam có hiệu lực từ ngày 15/02/2024 và thay thế cho Thông tư 16/2020/TT-BQP.

     
    66 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận