Nên có điều khoản chi tiết trong việc loại trừ đối tượng áp dụng trong các văn bản pháp luật

Chủ đề   RSS   
  • #413036 12/01/2016

    hasosa
    Top 200
    Male
    Lớp 5

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2010
    Tổng số bài viết (480)
    Số điểm: 6889
    Cảm ơn: 158
    Được cảm ơn 136 lần


    Nên có điều khoản chi tiết trong việc loại trừ đối tượng áp dụng trong các văn bản pháp luật

    Kính gửi thành viên diễn đàn!

    Hôm nay có chút thời gian ngồi viết bài trên diễn đàn cũng là chia sẻ cảm nghĩ của bản thân về vấn đề áp dụng pháp luật.

    Như chúng ta đều biết các văn bản quy phạm pháp luật về cơ bản luôn có các điều khoản quy định về đối tượng cũng như phạm vi áp dụng của văn bản, đây chính là các điều khoản phân định ranh giới để áp dụng văn bản khi được ban hành. Tuy nhiên những nhà soạn thảo các văn bản đó theo nguyên tắc hoặc đại loại về một lý do nào đó thường không thể quy định quá chi tiết mà chỉ phân định một cách tương đối chính xác về đối tượng và phạm vi áp dụng, nhất là các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động của các đối tượng thứ yếu trong xã hội ta như cộng đồng doanh nghiệp chẳng hạn. Đối với các doanh nghiệp liên quan đến cụm từ 'Nhà nước" đôi khi phải áp dụng các văn bản mà không theo ý muốn, ví dụ như một Văn bản X theo các nhà soạn thảo văn bản đó (nhà làm luật) thì không cần phải áp dụng cho doanh nghiệp Y (loại hình doanh nghiệp Y), nhưng trên thực tế doanh nghiệp Y vẫn phải triển khai áp dụng Văn bản X trong hoạt động của mình, điều này là do doanh nghiệp Y  phải áp dụng Văn bản X thông qua yêu cầu (chỉ đạo) của cấp trên của mình. Điều này được hiểu là nếu cấp trên của doanh nghiệp Y mà hiểu sai đối tượng áp dụng của Văn bản X mà chỉ đạo cấp dưới tức là doanh nghiệp Y áp dụng thì lúc này như thể Văn bản X được mở rộng đối tượng áp dụng. Thực tế cụm từ "cấp trên" cũng không phải là ít cơ quan đơn vị có thể từ cơ quan chuyên môn như: Công ty mẹ, Chủ sở hữu hoặc thậm chí từ cơ quan "Đ". Có thể dẫn chứng như Luật Tiếp công dân nếu theo nội dung luật cũng như văn bản hướng dẫn thì chỉ được áp dụng cho các cơ quan nhà nước mà không cần áp dụng cho các doanh nghiệp nhưng hỡi ơi nếu cấp trên của doanh nghiệp Y mà phóng văn bản chỉ đạo phải áp dụng Luật Tiếp công dân trong hoạt động của doanh nghiệp Y thì buộc phải triển khai áp dụng rồi, khi đó phải bố trí cơ sở vật chất, nhân lực để thực hiện...

    Trong đời sống pháp lý doanh nghiệp thỉnh thoảng vẫn xảy ra tranh cãi xem một văn bản X hoặc điều luật Z nào đó có được áp dụng trong doanh nghiệp đó hay không đơn cử như Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định tại điều 108 và 109 liên quan đến công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước. Vậy việc tranh cãi có thể xuất phát từ việc thế nào là doanh nghiệp có vốn nhà nước (doanh nghiệp nhà nước có lẽ đã rõ). Giả xử 1 tập đoàn kinh tế Nhà nước (100% vốn nhà nước - ví dụ như Tập đoàn PVN chẳng hạn) nắm cổ phần chi phối tại công ty cổ phần là công ty con. Vậy phần vốn chi phối tại công ty cổ phần đó có phải là vốn nhà nước hay không. Theo Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh thì có vẻ trường hợp này không phải là "vốn nhà nước" mà chỉ là "vốn của doanh nghiệp" tức là của Tập đoàn PVN. Tuy nhiên thực tế có rất nhiều văn bản dưới luật hoặc thực tế nhiều người đều cho rằng phần vốn chi phối đó là "vốn nhà nước". Câu chuyện về "vốn nhà nước" hay không liên quan đến áp dụng văn bản như đã dẫn. Nếu là vốn nhà nước thì phải công khai thông tin như Điều 108 và 109 của Luật DN 2014, nếu không phải là vốn nhà nước thì chỉ phải công bố thông tin như quy định tại Thông tư 155/2015/TT-BTC về hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán chẳng hạn.

    Trên thực tế còn gặp rất nhiều các trường hợp khác mà không tiện đề cập, doanh nghiệp cấp dưới phải áp dụng Văn bản pháp luật thông qua cấp trên mà đôi khi cấp trên hiểu sai, hiểu chưa đúng đối tượng áp dụng của một văn bản cụ thể nào đó. Chắc chắn thực tế còn có trường hợp qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, doanh nghiệp phải áp dụng văn bản do kiến nghị của cơ quan thanh kiểm tra, việc kiến nghị có thể đúng nhưng cũng có thể chưa đúng, doanh nghiệp được kiến nghị có thể áp dụng văn bản một cách máy móc theo kiến nghị...

    Trong các văn bản pháp luật luôn có quy định về đối tượng áp dụng. Tuy nhiên thiết nghĩ nên tăng cường đề cập các quy định về loại trừ áp dụng văn bản đó càng chi tiết các tốt.

    Xin cảm ơn!

    3 điều làm nên giá trị con người: Siêng năng – Chân thành – Thành đạt

     
    3774 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn hasosa vì bài viết hữu ích
    anhdv352 (14/01/2016) TRUTH (13/01/2016)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #413060   13/01/2016

    TRUTH
    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4694)
    Số điểm: 35125
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1184 lần


     loại trừ mình thấy cũng có nhiều văn bản đã quy địnhđối tượng được loại trừ rồi mà, lúc thì nằm trong điều quy định lúc thì nằm trong điều khoản thi hành. Nhưng không phải lúc nào nhà làm luật cũng có thể kiếm được hết những trường hợp loại trừ nên thôi khỏi quy định....

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TRUTH vì bài viết hữu ích
    hasosa (13/01/2016)
  • #413069   13/01/2016

    tnhthainguyen
    tnhthainguyen
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam --> Thái Nguyên
    Tham gia:29/07/2014
    Tổng số bài viết (250)
    Số điểm: 2575
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 141 lần


    Thật ra bản thân cơ cấu một văn bản quy phạm pháp luật đã có đầy đủ các bộ phận để giải quyết vấn đề, từ phần giả định (ai, trong điều kiên / hoàn cảnh nào), quy định (thì phải làm gì), chế tài (không làm thì bị xử lý như thế nào).

    Nhưng vấn đề ở chỗ các nhà làm luật của chúng ta, hoặc do chuyên môn kém (các ĐBQH không được đào tạo chuyên sâu về luật hoặc không có tư duy logic và khả năng dự đoán); hoặc do cẩu thả / quá tự tin / mặc kệ hậu quả mà đã ban hành các quy phạm chung chung (không xác định giả định cụ thể) hay các quy phạm xung đột (phần quy định không hướng dẫn cụ thể / hướng dẫn sai / hướng dẫn xung đột với quy phạm khác về việc phải làm gì) , hoặc thiếu chế tài (ban hành văn bản nhưng không quy định biện pháp xử lý hoặc ban hành biện pháp xử lý không / khó triển khai trên thực tế) nên dẫn tới tình trạng luật của chúng ta lộn xộn, khó thi hành như hiện nay.

    Bản thân em cũng từng nghiên cứu về vấn đề hiệu lực và văn bản hướng dẫn chi tiết của luật nên khá bức xúc mấy chuyện này.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tnhthainguyen vì bài viết hữu ích
    hasosa (13/01/2016)
  • #413096   13/01/2016

    hasosa
    hasosa
    Top 200
    Male
    Lớp 5

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2010
    Tổng số bài viết (480)
    Số điểm: 6889
    Cảm ơn: 158
    Được cảm ơn 136 lần


    Trong các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhà nước hoặc có nguồn gốc nhà nước nói riêng việc áp dụng văn bản pháp luật thường xuyên dưới hình thức vận dụng, nghĩa là không phải là đối tượng áp dụng trực tiếp của nhiều văn bản mà chỉ là vận dụng theo để áp dụng. Chính vì vậy việc vận dụng có thể nhiều có thể ít theo quan điểm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo của doanh nghiệp. Mình đã chứng kiến tranh cãi gay gắt đối với Luật Tố cáo thì doanh nghiệp có cần phải áp dụng như các cơ quan nhà nước hay không (có phải giải quyết theo trình tự thủ tục như các cơ quan nhà nước hay không,...). Nếu trẻ quy định của Luật thì Luật tố cáo không có đối tượng áp dụng là doanh nghiệp nhà nước (chỉ có đơn vị sự nghiệp công lập thì phải) nhưng Văn bản dưới luật liên quan đến giải quyết tố cáo lại có quy định được hiểu là doanh nghiệp nhà nước phải áp dụng Luật Tố cáo để giải quyết các tố cáo phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp.

    Thỉnh thoảng đi tập huấn nghiệp vụ nghe các giảng viên giảng về luật mà mỗi giảng viên một quan điểm như có câu hỏi đặt ra Nghị định 61/2013/NĐ-CP ngày 25/6/2013 ban hành Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với DN do Nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước có áp dụng cho các Công ty con có cổ phần chi phối của các Tập đoàn kinh tế Nhà nước hay không. Kết quả có giảng viên khẳng định quan điểm doanh nghiệp đó phải áp dụng trực tiếp NĐ61; có giảng viên khẳng định quan điểm doanh nghiệp đó không phải áp dụng NĐ61 vì không thuộc đối tượng và chỉ áp dụng nếu Công ty mẹ (tức Tập đoàn kinh tế Nhà nước có cổ phần chi phối ở doanh nghiệp đó) yêu cầu áp dụng.

    Có quá nhiều văn bản nằm giữa ranh giới áp dụng hay không áp dụng đối với một doanh nghiệp, áp dụng thì ở mức nào vận dụng đơn giản theo chủ quan hay là áp dụng đúng theo tính chất của văn bản.

    ...

    3 điều làm nên giá trị con người: Siêng năng – Chân thành – Thành đạt

     
    Báo quản trị |  
  • #431616   23/07/2016

    hasosa
    hasosa
    Top 200
    Male
    Lớp 5

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2010
    Tổng số bài viết (480)
    Số điểm: 6889
    Cảm ơn: 158
    Được cảm ơn 136 lần


    Hay quá, Nghị định 99/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 về quản lý và sử dụng con dấu có phạm vi điều chỉnh rất rõ ràng. Nếu không có điều khoản loại trừ được quy định tại Khoản 2, Điều 1 thì chắc đâu đó sẽ lại có tranh cãi xem doanh nghiệp (thành lập theo LDN, LĐT) có chịu sự điều chỉnh của Nghị định này hay không đây? vì khoản 1, Điều 1 có nhắc tới "tổ chức kinh tế"...

    Văn bản pháp luật nào cũng phân định được phạm vi và đối tượng áp dụng như Nghị định này thì hay quá.

     

     

     

    Cập nhật bởi hasosa ngày 23/07/2016 03:03:57 CH

    3 điều làm nên giá trị con người: Siêng năng – Chân thành – Thành đạt

     
    Báo quản trị |