Năng lực pháp luật người thành niên

Chủ đề   RSS   
  • #70824 28/11/2010

    kittylively3000

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/11/2010
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 140
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Năng lực pháp luật người thành niên

    Cho mình hỏi :

    1."Năng lực pháp luật của thành niên thì rộng hơn so với người chưa thành niên". Nhận định này là đúng hay sai?

    2."Độ tuổi là căn cứ để xác định năng lực hành vi pháp luật của chủ thể". Nhận định này là đúng hay sai?

    Mình được biết 2 nhận định này đều sai,nhưng không biết vì sao.Rất mong mọi người giúp. Cảm ơn rất nhiều!
     
    27142 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #70829   28/11/2010

    ngochoang1
    ngochoang1



    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/09/2010
    Tổng số bài viết (84)
    Số điểm: 1880
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 3 lần


    1. Theo minh biết, thì nang lực pháp luật có từ khi người đó được sinh ra,keke! Mà đã được sinh ra rùi thì trẻ hay già thì cũng  = nhau.

    2. Đúng( những chưa đủ, còn có : khả năng nhận thức,...)
     
    Báo quản trị |  
  • #70865   29/11/2010

    BeToan89
    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 151 lần


    1  Theo mình thì năng lực pháp luật của một người có từ khi người đó sinh ra và mất đi khi người đó chế đi ,và năng lực pháp luật của mọi người là như nhau,còn về mặt tâm sinh lý mà nói thì thông thường thì những người thành niên sẽ có năng lực hành vi tốt hơn người chưa thành niên (nhưng không phải mọị trường hợp).

    2 Đúng là 
    độ tuổi là căn cứ để xác định năng lực hành vi pháp luật của chủ thể nhưng mà chưa đủ bởi vì năng lực hành vi pháp luật còn được thể hiện ở cái khả năng nhận thức: ví dụ như người này bị bệnh tâm thần thì rõ ràng năng lực hành vi của họ là không có (theo quyết định của tòa án), một người say rượu thì năng năng lực hành vi cũng bị hạn chế.....vì vậy đáp án này là sai vì chưa đủ.

    Betoan1989@yahoo.com

    *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

     
    Báo quản trị |  
  • #71408   02/12/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Theo mình câu 1 là đúng. Điều 17 BLDS quy định: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.

    Như vậy, hiểu rộng ra, năng lực pháp luật là khả năng của đối tượng bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ nhất định trong quan hệ pháp luật mà đối tượng tham gia. Các quy định của pháp luật VN thể hiện rất rõ năng lực pháp luật của cá nhân tăng dần theo độ tuổi của họ.

    Thể hiện ở các quy định về quyền của cá nhân trong các lĩnh vực như giao dịch dân sự, kinh doanh, hay hôn nhân.... Có thể kết luận rằng
    Năng lực pháp luật của thành niên thì rộng hơn so với người chưa thành niên.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #71414   03/12/2010

    hangxinhxan
    hangxinhxan
    Top 500


    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2009
    Tổng số bài viết (187)
    Số điểm: 1783
    Cảm ơn: 23
    Được cảm ơn 27 lần


    Câu 1 là sai:

    Căn cứ theo quy định tại khoản 2 điều 14 BLDS: "mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau"
    Cập nhật bởi hangxinhxan ngày 03/12/2010 12:02:35 AM

    hỏi một câu chỉ dốt chốc lát. nhưng không hỏi sẽ dốt nát cả đời

     
    Báo quản trị |  
  • #71422   03/12/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Nếu câu hỏi là "Năng lực pháp luật dân sự" thì câu 1 là sai vì điều đó được khẳng định tại khoản 2 Điều 14 BLDS.

    Nhưng câu hỏi lại là "Năng lực pháp luật" nên lập luận của
    #ff8c00;">boyluat là đúng. Nhưng không phải suy ra từ Điều 17 BLDS, vì Điều 17 cũng quy định về năng lực pháp luật dân sự.

    Năng lực pháp luật theo nghĩa rộng là khả năng của cá nhân, pháp nhân (tổ chức, cơ quan) hưởng quyền và nghĩa vụ theo luật định. Nó là hiện tượng pháp lí độc lập.

    Trong pháp luật dân sự thì NLPL của cá nhân xuất hiện từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết, mọi cá nhân đều có NLPL như nhau.

    Nhưng trong một số ngành luật khác như luật nhà nước, luật lao động, luật hôn nhân và gia đình... thì NLPL và năng lực hành vi của cá nhân xuất hiện đồng thời ở lứa tuổi nhất định theo quy định của những ngành luật đó.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #71484   03/12/2010

    BeToan89
    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 151 lần


    Bạn boyluat nói vậy là sai rồi : Căn cứ theo quy định tại khoản 2 điều 14 BLDS: "mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau"

    Betoan1989@yahoo.com

    *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

     
    Báo quản trị |  
  • #71591   03/12/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Mình biết rồi, ý của mình cũng là suy luận từ điều 14, nhưng ko hiểu sao lại copy nhầm điều 17 thôi.
    Sáng nay thấy anh Thành nói nên ko sửa nữa. Cảm ơn bạn đã góp ý.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #71609   04/12/2010

    BeToan89
    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 151 lần


    Không sao đâu chỉ là cop nhầm thôi ma đâu phải bạn không hiểu vẫn đề.
    Đúng không.
    Mình cũng có lúc nhầm lẫn vậy đó.
    hihi
    Cập nhật bởi BeToan89 ngày 04/12/2010 06:38:18 AM

    Betoan1989@yahoo.com

    *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

     
    Báo quản trị |  
  • #71765   04/12/2010

    ngochoang1
    ngochoang1



    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/09/2010
    Tổng số bài viết (84)
    Số điểm: 1880
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 3 lần


    theo luật dân sự: đối với cá nhân
    NLPL( sinh ra) khác NL hành vi DS ( từ 6t...)
     
    Báo quản trị |